Phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái sinh áp dụng cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 69)

2.5. Khảo sát việc vận dụng chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán

2.5.3. Phương pháp thực hiện

2.5.3.1. Công cụ thu thập dữ liệu

Người viết sử dụng công cụ thu thập dữ liệu là Bảng câu hỏi để tiến hành khảo sát. Bảng câu hỏi gồm 2 phần chính (Phụ lục 1)

Phần 1: Khảo sát việc áp dụng Thông tư 210 trên Báo cáo tài chính tại các doanh

nghiệp Việt Nam

− Các doanh nghiệp áp dụng Thơng tư 210 có đúng hay không; và

− Các quy định nào trong Thơng tư 210 cịn chưa rõ ràng hoặc khó áp dụng trong thực tế.

Phần 2: Khảo sát khả năng áp dụng quy định về ghi nhận và đo lường CCTC PS

theo IFRS 09 tại các doanh nghiệp Việt Nam

− Có nên áp dụng IFRS 09 cho các doanh nghiệp Việt Nam;

− Những khó khăn nào sẽ phát sinh trong quá trình áp dụng IFRS 09 cho các doanh nghiệp Việt Nam;

− Nguyên nhân nào gây ra những khó khăn trong q trình áp dụng IFRS 09 cho các doanh nghiệp Việt Nam; và

− Những vấn đề nào cần giải quyết trong quá trình áp dụng IFRS 09 cho các doanh nghiệp Việt Nam.

2.5.3.2. Thành phần được khảo sát

Thành phần khảo sát là những người làm trong ngành kiểm tốn tại các cơng ty kiểm tốn (KPMG, EY, PWC và Deloitte), bao gồm những người có kinh nghiệm trong cơng việc kiểm tốn từ 1 năm đến 10 năm. Đồng thời người viết cũng thu thập và tổng hợp ý kiến của các chuyên gia về vấn đề có liên quan đã được đăng trên báo.

2.5.3.3. Dạng phỏng vấn

Đối với những kiểm toán viên cấp cao (từ chức vụ trưởng phòng trở lên, tương đương 6 năm kinh nghiệm trở lên): phỏng vấn trực tiếp ý kiến

Đối với những nhân viên kiểm toán khác (từ chức vụ trợ lý đến phó phịng, tương đương từ 1 năm đến 5 năm kinh nghiệm): gửi bảng khảo sát qua email.

2.5.4. Kết quả khảo sát

Cuộc khảo sát được tiến hành từ ngày 20/09/2013 đến ngày 26/09/2013, với số lượng bảng câu hỏi như sau:

− Người viết đã gửi bảng câu hỏi cho 107 nhân viên kiểm tốn trong các cơng ty Big Four, sau đó nhận được 79 câu trả lời, trong đó, có 76 câu trả lời hợp lệ (câu trả lời đầy đủ và hợp lý);

− Người viết tiến hành phỏng vấn được các kiểm tốn viên cấp cao từ các cơng ty kiểm tốn và thu thập ý kiến của các chuyên gia từ các bài báo có liên quan. Danh sách cụ thể những người tham gia khảo sát được trình bày trong Phụ lục 1. Dựa trên những câu trả lời và phỏng vấn, người viết tiến hành tổng hợp, phân tích thơng tin kết quả như sau:

2.5.4.1. Việc áp dụng Thông tư 210 trên Báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam Nam

Theo quan điểm của các nhân viên kiểm toán, từ năm 2011, các doanh nghiệp có áp dụng Thơng tư 210 khi lập Báo cáo tài chính, tuy nhiên vẫn có một số doanh nghiệp khơng trình bày và thuyết minh CCTC theo quy định trên Báo cáo tài chính. Trong số những doanh nghiệp áp dụng Thông tư 210, đa số là có áp dụng nhưng chưa đúng theo quy định.

Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát việc áp dụng Thông tư 210 tại các doanh

nghiệp Việt Nam

Nguyên nhân dẫn đến việc các doanh nghiệp Việt Nam không áp dụng hoặc áp

dụng sai Thông thư 210 là do các quy định trong thông tư này cịn khá mới, đồng thời các quy định cũng khơng quy định rõ ràng cách thức áp dụng như thế nào, nên rất khó áp dụng vào thực tế khi lập Báo cáo tài chính. Theo kết quả khảo sát, các định nghĩa liên quan đến CCTC và CCTC PS cịn mới và khó hiểu. Bên cạnh đó, đối với giá trị

hợp lý của các CCTC và CCTCPS, Thông tư 210 không quy định cách xác định giá trị hợp lý như thế nào. Do không thể xác định được giá trị hợp lý nên việc việc áp dụng Thông tư 210 không thực sự mang lại ý nghĩa như mục đích ban đầu của nó.

Theo ý kiến của một số kiểm toán viên cấp cao, việc áp dụng Thông tư 210 không thành công là do Thông tư 210 không quy định đầy đủ các hướng dẫn, đặc biệt là

8%

24%

62% 6%

Không áp dụng Áp dụng sai hoàn toàn Áp dụng đúng một phần Áp dụng đúng hoàn toàn

hướng dẫn về cách xác định giá trị hợp lý của CCTC, để có thể trình bày và thuyết minh CCTC theo quy định. Do đó, dù áp dụng Thơng tư 210 trong q trình lập Báo cáo tài chính nhưng những thơng tin về CCTC nói chung và CCTC PS nói riêng vẫn khơng được trình bày theo giá trị hợp lý của nó.

Do đó, để áp Thơng tư 210 được áp dụng hiệu quả thì Việt Nam cần có quy định về ghi nhận và đo lường CCTC PS theo giá trị hợp lý. Có như vậy, việc áp dụng mới các quy định này mới đồng bộ và có hiệu quả.

2.5.4.2. Khả năng xây dựng chuẩn mực kế toán CCTC PS theo IFRS 09/IAS 39 cho các doanh nghiệp Việt Nam

2.5.4.2.1. Ý kiến của các chuyên gia

Gần đây, để thực hiện kế hoạch nghiên cứu, soạn thảo và ban hành Chuẩn mực kế toán áp dụng cho thị trường vốn, thị trường tiền tệ, Vụ Chế độ Kế toán và kiểm toán, Bộ Tài chính phối hợp với Ủy ban Chứng khốn Nhà nước, Trung tâm Nghiên cứu

khoa học và Đào tạo chứng khoán tổ chức Hội thảo “Xây dựng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam cho thị trường vốn đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu thị trường chứng khoán Việt

Nam trong giai đoạn hiện nay”.

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, bà Lê Thị Hịa, Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế tốn - Bộ Tài chính cho biết, việc nghiên cứu các Chuẩn mực Kế toán quốc tế và áp dụng tại thị trường vốn Việt Nam (bao gồm kế toán CCTC PS) hiện nay là rất cần thiết nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, quan trọng hơn nữa, nhằm chuẩn hóa các quy định về kế toán trên thị trường vốn, đáp ứng các quy định và thơng lệ quốc tế.

Q trình nghiên cứu các Chuẩn mực kế toán quốc tế đã nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các tổ chức quốc tế (ADB, WB), các Ngân hàng thương mại nước ngoài, chi nhánh Ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam và các cơng ty kiểm tốn quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài.

Theo ý kiến của ơng William Yeo Boon Chong1, Trưởng phịng cao cấp Bộ phận Kiểm tốn của cơng ty TNHH KPMG Việt Nam, việc áp dụng các quy định kế toán CCTC PS theo chuẩn mực quốc tế (IFRS 09) là rất cần thiết, vì nó giúp Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam có thể so sánh được với Báo cáo tài chính của các nước khác đang áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, qua đó gia tăng khả năng thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với kế tốn CCTC PS, ơng cho rằng thị trường Việt Nam đã phát triển nhưng vẫn chưa đủ để áp dụng hoàn toàn chuẩn mực

quốc tế. Và khi tiến hành áp dụng chuẩn mực quốc tế này, Việt Nam cần có giai đoạn chuyển tiếp áp dụng như các nước khác trong khu vực (Singapore, Trung Quốc, Phillippine, …).

Ơng David Anderson, Giám đốc điều hành cơng ty TNHH Deloitte Việt Nam,

cũng có cùng quan điểm ủng hộ việc áp dụng chuẩn mực quốc tế cho kế toán CCTC PS tại các doanh nghiệp Việt Nam. Ông cho rằng VAS sử dụng nguyên tắc chi phí để phân tích các nghiệp vụ kế tốn và kết quả tài chính, trong khi IFRS sử dụng giá trị hợp lý (IFRS 09/IAS 39). Do vậy, doanh nghiệp sẽ phải chạy song song để đáp ứng yêu cầu của việc lập 2 báo cáo nói trên. Tuy đây là một quá trình khơng hề đơn giản, nhưng để thu hút được nguồn vốn lớn từ thị trường quốc tế thì các doanh nghiệp cần sớm đáp ứng được những yêu cầu này.

Theo ông Ian Lydall, Tổng Giám Đốc Công ty TNHH PWC Việt Nam, việc áp dụng các IFRS là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Khi áp dụng các chuẩn mực quốc tế cho kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam, thách thực đầu tiên là xây dựng một đội ngũ nhân viên kế tốn và tài chính có năng lực. Thách thức thứ hai là việc xây dựng các hệ thống nhân viên kế tốn đủ năng lực, có thể lưu trữ tồn bộ dữ liệu liên quan của các giao dịch, đảm bảo việc xử lý giao dịch đầy đủ, chính xác và đưa ra được các phân tích tài chính chi tiết.

                                                             1

Ông Đặng Quốc Tuấn, Giám đốc bộ phận Dịch vụ Thị Trường Vốn và Tư vấn Kế Tốn, Cơng ty TNHH PWC Việt Nam, Việt Nam cũng có cùng quan điểm về những thách thức trong quá trình áp dụng các chuẩn mực quốc tế (bao gồm IFRS 09) như thiếu đội ngũ nhận viên kế tốn có năng lực, Chi phí để lập báo cáo IFRS có thể vượt lợi ích (do doanh nghiệp phải thay đổi hệ thống hoặc phải triển khai hệ thống song song với VAS), IFRS được cập nhật thường xuyên nên doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn với việc cập nhật hằng năm; Thị trường Việt Nam chưa đủ phát triển để thực hiện một số yêu cầu của IFRS, ví dụ như giá trị hợp lý …

Đối với những khó khăn có thể gặp phải trong q trình áp dụng IFRS 09 vào các

doanh nghiệp Việt Nam, các chuyên gia khác cũng có cùng ý kiến như trên. Bên cạnh

đó, các quy định của IFRS rất phức tạp và khó hiểu. Hơn nữa, IFRS 09 có một số quy định trái với các quy định và VAS hiện hành. Để áp dụng thành công IFRS 09 cho các

doanh nghiệp Việt Nam thì cần phải có lộ trình và kế hoạch phù hợp.

2.5.4.2.2. Kết quả khảo sát về khả năng xây dựng chuẩn mực kế toán CCTC PS dựa trên IFRS 09/IAS39 cho các doanh nghiệp Việt Nam

Theo kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi đối với các nhân viên kiểm toán, hầu hết

đều đồng ý với việc nên áp dụng IFRS 09 cho kế toán CCTC PS tại các doanh nghiệp

Việt Nam.

Bảng 2.5. Bảng kết quả khảo sát về những khó khăn và nguyên nhân của những khó khăn áp dụng IFRS 09/IAS 39 tại các doanh nghiệp Việt Nam

Yếu tố khảo sát Kết quả khảo sát (*) Tổng cộng Kết quả khảo sát bình quân 1 2 3 4 5

Những khó khăn khi áp dụng IFRS 09/IAS 39 tại các doanh nghiệp Việt Nam

Các quy định của IFRS 09/IAS 39 quá phức tạp và khó áp dụng

4 5 15 42 10 76 3.6447

Yếu tố khảo sát Kết quả khảo sát (*) Tổng cộng Kết quả khảo sát bình quân 1 2 3 4 5

các quy định hiện tại của kế tốn Việt Nam Chi phí phát sinh khi áp dụng IFRS 09/IAS 39 (đào tạo nhân viên, nâng cấp phần mềm, …)

3 3 18 47 5 76 3.6316

Khác (rào cản ngoại ngữ, chuẩn mực quốc tế thay đổi thường xuyên, …)

1 2 29 39 5 76 3.5921

Nguyên nhân gây ra những khó khăn khi áp dụng IFRS 09/IAS 39 tại các doanh nghiệp Việt Nam

Thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển cao (không đáp ứng được các yêu cầu của

IFRS 09)

2 11 19 42 2 76 3.4079

Hệ thống quy định về kế tốn Việt Nam cịn mang tính bảo thủ

4 8 27 29 8 76 3.3816

Nhân lực trong ngành kế tốn, kiểm tốn chưa có trình độ cao

1 9 20 43 3 76 3.5000

Công nghệ kế toán (các phần mềm) chưa đáp ứng được yêu cầu áp dụng

2 8 25 35 6 76 3.4605

Nguyên nhân khác (tâm lý bảo thủ, cơ quan quản lý chưa thực sự hiệu quả, …)

5 12 35 20 4 76 3.0789

(*) Câu trả lời theo 5 mức độ gồm Hồn tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý

Biểu đồ 2.2. Kết quả đánh giá những khó khăn khi áp dụng IFRS 09/IAS 39 tại các doanh nghiệp Việt Nam

Biểu đồ 2.3. Kết quả đánh giá nguyên nhân của những khó khăn khi áp dụng IFRS 09/IAS 39 tại các doanh nghiệp Việt Nam

Bảng 2.6. Bảng kế quả khảo sát về khả năng xây dựng chuẩn mực kế toán CCTC PS dựa trên IFRS 09/IAS 39 cho các doanh nghiệp Việt Nam và những giải pháp cần thiết Yếu tố khảo sát Kết quả khảo sát (*) Tổng cộng Kết quả khảo sát bình quân 1 2 3 4 5

Nên áp dụng các quy định quy định về ghi 3 5 11 48 9 76 3.7237 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5

Khó khăn khác Chi phí phát sinh khi áp dụng IFRS 09/IAS 39 IFRS 09/IAS 39 trái với các quy định hiện tại của

kế tốn VN

IFRS 09/IAS 39 q phức tạp và khó áp dụng

1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 Nguyên nhân khác Cơng nghệ Nhân lực Hệ thống kế tốn VN bảo thủ Thị trường tài chính VN

Yếu tố khảo sát Kết quả khảo sát (*) Tổng cộng Kết quả khảo sát bình quân 1 2 3 4 5

nhận và đo lường CCTC phái sinh IFRS 09/IAS 39 cho các doanh nghiệp Việt Nam Nên áp dụng toàn bộ các quy định về ghi nhận và đo lường CCTC phái sinh IFRS 09/IAS 39 cho các doanh nghiệp Việt Nam

2 12 23 36 3 76 3.3421

Nên ban hành VAS riêng về ghi nhận và đo lường CCTC (phái sinh) dựa trên IFRS 09/IAS 39 cho các doanh nghiệp Việt Nam

0 4 17 51 4 76 3.7237

Nên chỉnh sửa các VAS/quy định kế toán hiện tại theo các IAS/IFRS

1 11 24 39 1 76 3.3684 Nên cho các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn

áp dụng giữa VAS hoặc/và IAS/IFRS 3 15 13 41 4 76 3.3684 Nên tăng cường đào tạo, cập nhật người làm

công tác kế tốn, kiểm tốn khi có các VAS/quy định kế toán mới

0 2 12 52 10 76 3.9211

Các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cấp phần mềm kế tốn khi có các VAS mới được ban hành

1 5 24 43 3 76 3.5526

(*) Câu trả lời theo 5 mức độ gồm Hồn tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý

2.5.4.2.3. Đánh giá kết quả khảo sát về khả năng xây dựng chuẩn mực kế toán

CCTC PS dựa trên IFRS 09/IAS 39 cho các doanh nghiệp Việt Nam

Theo ý kiến của các chuyên gia và kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi thì việc áp dụng các quy định về kế toán CCTC PS theo IFRS 09/IAS 39 là cần thiết. Kết quả khảo sát trung bình đạt 3.7237 điểm. Tuy nhiên, việc áp dụng như thế nào còn cần nhiều xem xét đến nhiều vấn đề.

Trong quá trình áp dụng, việc gặp phải những khó khăn là khơng tránh khỏi. Theo kết quả khảo sát, những khó khăn thách thức có thể gặp phải như sau:

(1) Các quy định của IFRS 09/IAS 39 quá phức tạp và khó hiểu;

(2) Các quy định trong IFRS 09/IAS 39 trái với các quy định hiện tại của kế toán Việt Nam;

(3) Chi phí phát sinh khi áp dụng IFRS 09/IAS 39 (đào tạo nhân viên, nâng cấp phần mềm, …); và

(4) Khác (rào cản ngoại ngữ, chuẩn mực quốc tế thay đổi thường xuyên, …). Trong các khó khăn này, thì khó thứ (2) có vẻ là đáng lo ngại nhất đối với những người được khảo sát.

Kết quả khảo sát cũng cho biết những nguyên nhân chính gây trở ngại cho việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế cho kế toán CCTC PS tại các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm:

(1) Thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển cao (khơng đáp ứng được các yêu cầu của IFRS 09);

(2) Hệ thống quy định về kế toán Việt Nam cịn mang tính bảo thủ; (3) Nhân lực trong ngành kế tốn, kiểm tốn chưa có trình độ cao;

(4) Cơng nghệ kế tốn (các phần mềm) chưa đáp ứng được yêu cầu áp dụng; và (5) Nguyên nhân khác (tâm lý bảo thủ, cơ quan quản lý chưa thực sự hiệu quả, …).

Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân thứ (1) Thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển cao là nguyên nhân được nhiều sự đồng ý nhất trong cuộc khảo sát. Kế

đến là nguyên nhân thứ (3) về nhân lực trong ngành kế toán chưa có trình độ cao. Sau đó là các ngun nhân về cơng nghệ và hệ thống kế tốn bảo thủ.

Để giải quyết những khó khăn trong quá trình áp dụng IFRS 09/IAS 39 cho kế

tốn CCTC PS tại các doanh nghiệp Việt Nam, những người được khảo sát phần lớn đều đồng ý với các giải pháp sau:

(i) Nên ban hành VAS riêng về ghi nhận và đo lường CCTC (phái sinh) dựa trên IFRS 09/IAS 39 cho các doanh nghiệp Việt Nam;

(ii) Nên chỉnh sửa các VAS/quy định kế toán hiện tại theo các IAS/IFRS;

(iii) Nên cho các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn áp dụng giữa VAS hoặc/và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái sinh áp dụng cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)