Các bước thực hiện chuẩn mực kế toán CCTCPS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái sinh áp dụng cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 92 - 93)

3.2.2.2. Thực hiện áp dụng chuẩn mực kế toán CCTCPS được ban hành tại Việt

3.2.2.2.3. Các bước thực hiện chuẩn mực kế toán CCTCPS

Trách nhiệm quản lý và kiểm tra việc thực hiện chuẩn mực kế toán CCTC PS

được ban hành tại Việt Nam là của các cơ quan quản lý ban ngành có liên quan. Để tổ

chức thực hiện các chuẩn mực, quy định này, có thể sắp xếp theo các bước sau:

Bước 1 – Các cơ quan quản lý, tổ chức nghề nghiệp kế toán tổ chức những buổi

hội thảo giới thiệu nội dung ban hành của các chuẩn mực quy định này. Bên cạnh đó, tiến hành đẩy mạnh tuyên truyền hướng dẫn các chuẩn mực này thơng qua những bảng tóm tắt nội dung để những người làm cơng tác kế tốn hiểu rõ hơn. Các tổ chức nghề nghiệp và trường học có thể tổ chức những khóa học nghiệp vụ để hướng dẫn những chuẩn mực, quy định mới này.

Bước 2 – Khi các chuẩn mực này có hiệu lực và được áp dụng, các cơ quan quản

lý phải đóng vai trị hỗ trợ hiệu quả, giải đáp những vướng mắc trong quá trình áp dụng của những người làm cơng tác kế tốn. Bên cạnh đó, ghi nhận những điểm cần hoàn thiện của chuẩn mực phát sinh trong thực tế áp dụng để trình lên yêu cầu sửa đổi bổ

sung cho hợp lý. Đồng thời, các cơ quan quản lý, đặc biệt là cơ quan thuế, có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện những chuẩn mực về CCTC PS này.

Bước 2 – Định kỳ theo thời hạn nhất định, các cơ quan ban ngành có liên quan

báo cáo tổng kết việc thực hiện trong thời gian đó. Đồng thời, cần tổng kết những điểm còn vướng mắt, những điểm quy định chưa rõ ràng, những điểm không phù hợp với

thực tiễn áp dụng để có kế hoạch sửa đổi bổ sung kịp thời các chuẩn mực này.

Trong khi áp dụng chuẩn mực này, các doanh nghiệp sẽ phải thực hiện một số thay đổi đơn giản, như là bổ sung một vài tài khoản trong hệ thống tài chính từ đó có

thể thu thập dữ liệu hiện có theo một cách khác. Ngồi ra, doanh nghiệp có thể đối mặt với một số thay đổi khó khăn hơn như việc cần phải đổi mới một số quy trình kinh

doanh, trong một số trường hợp phải thiết kế lại tồn bộ hoặc từng phần hệ thống tài chính.

Vì các doanh nghiệp có thể khơng biết chính xác những thay đổi nào cần thiết cho

đến khi họ bắt đầu q trình áp dụng, do đó biến động trong khoảng thời gian đầu là

điều không thể tránh khỏi. Thậm chí những thay đổi đơn giản cũng có thể tạo nên ảnh

hưởng lớn đến hệ thống và quy trình tài chính. Tuy nhiên, một khi doanh nghiệp đã

vượt qua được những biến động đó và hồn thành báo cáo tài chính theo chuẩn mực

quốc tế đầu tiên, những khó khăn ban đầu sẽ có thể giảm bớt.

Sau đây là một số bước doanh nghiệp cần thực hiện để quá trình chuyển đổi trở

nên dễ dàng hơn:

1.Phân tích những yêu cầu của chuẩn mực kỹ càng để áp dụng vào doanh nghiệp và cách thức thực hiện (nếu có thể).

2.Phân tích các quy trình và hệ thống hiện tại của doanh nghiệp để xác định

những lỗ hổng trong các hoạt động hiện tại.

3.Sử dụng những thông tin trên để thiết lập một ngân sách có tính thực tế

4.Thiết lập đội ngũ nhân viên đa ngành để quản lý, giám sát quá trình chuyển đổi chuẩn mực.

5.Thiết lập lộ trình rõ ràng bao gồm các bước mà doanh nghiệp sẽ tiến hành. 6.Truyền đạt lộ trình đến những người đưa ra quyết định điều hành chính và các nhóm nhân viên rộng hơn (nếu thích hợp).

7.Truyền đạt tiến trình đến các nhà điều hành và nhân viên, và khi nào phù hợp,

đến các đối tượng chủ chốt ngoài doanh nghiệp như các nhà đầu tư, các giám đốc ngoài

doanh nghiệp, đối tác, nhà cung cấp và những người ảnh hưởng chủ chốt trong ngành công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái sinh áp dụng cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)