Đầm N−ớc Ngọt (Degi)

Một phần của tài liệu Tổng quan môi trường đầm phá ven bờ miền Trung Việt Nam (Trang 76 - 77)

3 60,1 507 0012 Nại 8,0 Ninh Thuận

5.2.4. Đầm N−ớc Ngọt (Degi)

- Thành phần khu hệ

Theo kiểm kê của Nguyễn Văn Lục và nnk (2004), đầm N−ớc Ngọt có 695 loài, gồm thực vật phù du (185 loài), rong, thực vật bậc cao (136), động vật phù du (64), động vật đáy (181), tôm (14), và cá (116 loài, trong đó có 25 loài cá kinh tế).

- Tiềm năng nguồn lợi

Sản l−ợng thủy sản đánh bắt tự nhiên vào khoảng 300 - 500 tấn/năm, gồm tôm, cua, ghẹ (30 - 35 tấn), cá Cơm (40 - 70), cá Mai (30 - 40), cá Măng (40 - 50), cá Đối (40 - 60), cá Dìa (10 - 30), cá tạp (80 - 150) và các loại khác (30 - 50). Riêng cá, trữ l−ợng tiềm năng đ−ợc đánh giá vào khoảng 1 300 - 1 500 tấn và trữ l−ợng có khả năng khai thác vào khoảng 600 - 700 tấn.

5.2.5. Đầm Thị Nại

- Thành phần khu hệ

Theo kiểm kê của Bùi Hồng Long và nnk (2005), đầm Thị Nại có 707 loài, gồm thực vật phù du (185 loài), rong và thực vật thuỷ sinh bậc cao (136), động vật phù (64), động vật đáy (181 loài, trong đó có 100 loài Thân mềm) và Giáp xác (16).

- Tiềm năng nguồn lợi

Sản l−ợng tôm (của 3 loài chủ yếu) hiện nay đạt 65 - 70 tấn/năm. Trữ l−ợng tự nhiên của cá đ−ợc đánh giá vào khoảng 4 000 - 5 000 tấn và trữ l−ợng có khả năng khai thác vào khoảng 1 200 - 1 500 tấn.

5.2.6. Đầm Cù Mông

- Thành phần khu hệ

Do mức độ điều tra còn thấp, thành phần khu hệ sinh vật khu vực đầm Cù Mông - vụng Xuân Đài còn ít đ−ợc biết tới, gồm cá (45 loài), rong (28), thân mềm (21), giáp xác (35) và da gai (7), cỏ biển (7), mang tính chất khu hệ biển điển hình do ít ảnh h−ởng của n−ớc ngọt.

- Tiềm năng nguồn lợi

Tr−ớc đây, ng− tr−ờng tôm (chủ yếu là tôm Dăm Đỏ) bắc Sông Cầu đ−ợc khai thác với sản l−ợng 200 - 250 tấn/năm, nh−ng nay chỉ còn 100 - 150 tấn/năm. Sinh vật đáy có giá trị kinh tế trong đầm Cù Mông - vụng Xuân Đài

vào khoảng 60 - 90 tấn/năm ở đầm Cù Mông và 40 - 60 tấn ở vụng Xuân Đài.

5.2.7. Đầm Ô Loan

- Thành phần khu hệ

Mức độ điều tra hiện nay ghi nhận có 356 loài, gồm thực vật phù du (100 loài), rong và thực vật thủy sinh bậc cao (33), động vật phù du (58), động vật đáy (70) và cá (71).

- Tiềm năng nguồn lợi

Sản l−ợng thủy sản (chủ yếu là cá) khai thác tự nhiên hiện nay đ−ợc đánh giá vào khoảng 100 - 200 tấn/năm. Diện tích nuôi thả tự nhiên khoảng 100 - 150 ha, nuôi lồng, bè, đăng sáo trên diện tích khoảng 150 - 200 ha, nuôi đầm có đê bao khoảng 400 - 500 ha.

Một phần của tài liệu Tổng quan môi trường đầm phá ven bờ miền Trung Việt Nam (Trang 76 - 77)