Vùng duyên hải Trung và Nam Trung bộ

Một phần của tài liệu Tổng quan môi trường đầm phá ven bờ miền Trung Việt Nam (Trang 59 - 63)

- Bức xạ và nhiệt độ không khí

L−ợng bức xạ thực tế trung bình năm đạt 156 Kcal/cm2, tăng dần về phía nam từ Đà Nẵng (147 Kcal/cm2). Đây là vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo và điển hình với tất cả các yếu tố đánh giá.

Nhiệt độ không khí trung bình năm trong khoảng 25,7 - 27,0oC, tăng dần về phía nam từ Đà Nẵng (25,7oC), Quảng Ngãi (25,9oC), Quy Nhơn (26,9oC) tới Cam Ranh (27oC). Vào các tháng 5 - 9, nhiệt độ không khí cao hơn đáng kể so với trung bình năm.

Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình trong khoảng 29,8 - 31oC và thấp

nhất trung bình trong khoảng 22,8 - 24,0oC. Nhiệt độ tối cao trong khoảng 38,7 - 40,9oC và tối thấp trong khoảng 9,2 - 15,4oC. Các giá trị này tăng dần về

phía nam tới Tuy Hòa và cao nhất vào các tháng 5 - 8 tùy nơi. - Mây và nắng

Vùng này có mây ít hơn vùng Bắc Trung bộ và Đông bắc Bắc bộ và l−ợng mây giảm dần về phía nam. L−ợng mây tổng quan trung bình năm trong khoảng (5,5 - 7,0)/10 bầu trời, giảm dần từ Đà Nẵng (7,0/10), Tam Kỳ (6,9/10), Quảng Ngãi (5,9/10), Quy Nhơn (5,8/10), Cam Ranh (5,8/10) tới Phan Thiết (5,5/10). T−ơng tự, l−ợng mây d−ới trong khoảng (3,8 - 5,5)/10 bầu trời, giảm dần từ Đà Nẵng (5,5/10), Quy Nhơn (5,3/10), Tuy Hòa (4,9/10), Nha Trang (5,0/10), Cam Ranh (4,6/10) tới Phan Thiết (3,8/10). Mây nhiều vào các tháng 1 - 3 và 11 - 12.

Số giờ nắng trong khu vực trên 2 000 giờ/năm, trong khoảng 2 182,6 - 2 860,9 giờ/năm, tăng dần về phía nam từ Đà Nẵng (2 182,6 giờ), Tam Kỳ (2 205,4 giờ), Quảng Ngãi (2 249,3 giờ), Quy Nhơn (2 458,2 giờ), Tuy Hòa (2 462,1 giờ), Nha Trang (2 542,1 giờ), Cam Ranh (2 670,1 giờ) tới Phan Thiết

(2 860,9 giờ). Khu vực Quy Nhơn - Phan Thiết nhiều nắng nhất n−ớc ta. - M−a, ẩm và bay hơi

Về phía nam, số ngày m−a và l−ợng m−a giảm dần nh−ng l−ợng bay hơi tăng dần, thậm chí v−ợt quá l−ợng m−a (từ Nha Trang tới Phan Thiết).

Tổng số ngày m−a trung bình năm trong khoảng 85,8 - 154,7 ngày, trong đó, ở Đà Nẵng có - 139,9 ngày, Tam Kỳ - 143,9 ngày, Quảng Ngãi - 154,7 ngày, giảm dần tới Quy Nhơn - 137,1 ngày, Tuy Hòa - 131,3 ngày, Nha Trang - 118,6 ngày, Cam Ranh - 100,8 ngày, Nha Hố (Phan Rang) - 85,8 ngày và tới Phan Thiết - 108,9 ngày.

Dự án 14EE5. Chuyên đề Tổng quan môi tr−ờng đầm phá ven bờ miền Trung Việt Nam 2005

Viện Tài nguyên và Môi tr−ờng biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) 56

Tổng l−ợng m−a trung bình năm trong khoảng 728,8 - 2 709,9 mm. ở Đà Nẵng, l−ợng m−a đạt 2 127,4 mm/năm, ở Tam Kỳ 2 709,9 mm/năm rồi giảm dần

về phía nam tới Quảng Ngãi 2 344,4 mm, Quy Nhơn 1 752 mm, Tuy Hòa 1 795,6 mm, Nha Trang 1 352 mm, Cam Ranh 1 220,2 mm, Phan Rang 728 mm

và Phan Thiết 1 126,2 mm.

L−ợng m−a ngày lớn nhất trong khoảng 122,8 - 628,9 mm vào các tháng 10 - 12.

ở Quảng Nam và Phan Thiết, mùa m−a vào các tháng 5 - 10 trong khi khu vực Đà Nẵng và Quảng Ngãi - Ninh Thuận, mùa m−a vào các tháng 9 - 11.

L−ợng bay hơi trong khoảng 875 - 1 934,6 mm, giảm dần từ Đà Nẵng tới Quảng Ngãi, Lý Sơn, rồi tăng dần về phía nam (bảng 9).

Bảng 9. So sánh l−ợng m−a và l−ợng bay hơi trung bình năm (mm) tại một số trạm ven biển Trung và Nam Trung bộ

Trạm L−ợng m−a L−ợng bay hơi Đà Nẵng 2 127,4 1 094,9 Tam Kỳ 2 709,9 1 125,0 Lý Sơn 875,0 Quảng Ngãi 2 344,4 977,9 Quy Nhơn 1 752,0 1 198,1 Tuy Hòa 1 795,6 1 352,4 Nha Trang 1 352,0 1 372,8 Cam Ranh 1 220,2 1 934,6

Nha Hố (Phan Rang) 728,0

Phan Thiết 1 126,2 1 345,3

Căn cứ vào l−ợng m−a, số ngày m−a, l−ợng m−a trung bình lớn nhất, phân bố m−a theo thời gian và l−ợng bay hơi, có thể thấy vùng Nam Trung bộ có tiền đề sinh hạn cao.

Độ ẩm t−ơng đối của không khí trung bình năm của khu vực trong khoảng 76 - 85%, tăng dần từ Đà Nẵng (82%), Tam Kỳ (83%) tới Quảng Ngãi (85%), rồi giảm dần tới Quy Nhơn (79%), Tuy Hòa (81%), Nha Trang (80%), Cam Ranh (76%) và Phan Thiết (80%). ở khu vực Đà Nẵng - Tuy Hòa, độ ẩm cao vào các tháng 1 - 3 và 10 - 12 nh−ng ở khu vực Nha Trang - Phan Thiết, độ ẩm cao vào các tháng 9 - 11.

Độ ẩm không khí thấp nhất trung bình năm trong khoảng 61 - 77%, giảm dần về phía nam từ Đà Nẵng (65%), Tam Kỳ (65%), Quảng Ngãi (64%), Quy Nhơn (64%), tới Cam Ranh (61%) và Phan Thiết (62%).

Độ ẩm tối thấp trong khoảng 14 - 33%, cũng giảm dần về phía nam từ Tam Kỳ (30%), Quy Nhơn (28%), Tuy Hòa (21%), Nha Trang (17%) tới Cam Ranh (14%).

Qua đó có thể thấy khu vực Cam Ranh - Ninh Thuận là khô nhất. - Gió

Tốc độ gió trung bình năm có xu h−ớng tăng dần về phía nam từ Đà Nẵng tới Phan Thiết nh−ng tốc độ gió lớn nhất tăng dần tới Quy Nhơn rồi giảm mạnh tới Phan Thiết.

Tốc độ gió trung bình năm trong khoảng 1,2 - 4,4 m/s, tăng dần về phía nam từ Đà Nẵng (1,5 m/s), Tam Kỳ (1,7 m/s), Quy Nhơn (1,9 m/s), Tuy Hòa (2,3 m/s), Nha Trang (2,4 m/s), Cam Ranh (2,8 m/s), tới Phan Thiết (3,2 m/s), tăng dần về phía biển từ Quảng Ngãi (1,2 m/s) tới Lý Sơn (4,4 m/s).

Tốc độ gió lớn nhất trong khoảng 25 - 59 m/s, tăng dần về từ Tam Kỳ (28 m/s), Lý Sơn (34 m/s), Quảng Ngãi (40 m/s) tới Quy Nhơn (59 m/s), rồi giảm mạnh tới Tuy Hòa (44 m/s), Nha Trang (30 m/s), Cam Ranh (28 m/s), tới Phan Thiết (25 m/s).

H−ớng thịnh hành (với tần suất trên 10%), tốc độ gió và phân bố thời gian khác nhau rõ rệt giữa các trạm (bảng 10).

- Các hiện t−ợng thời tiết đặc biệt

Gió Tây khô nóng xuất hiện trong thời gian tháng 3 - 9, chủ yếu vào các tháng 5 - 7, với tổng số ngày trung bình năm đạt 48 ngày. Tuy nhiên, thời tiết khô nóng ở đây không cực đoan nh− ở vùng Bắc Trung bộ.

Trong thời gian 1884 - 1977, có tới 403 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển Việt Nam, trong đó có 24% số cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển Đà Nẵng - Phú Yên và 8% - từ Khánh Hòa trở vào (Nguyễn Văn Viết, 1985). Trong thời gian 1956 - 1995, mật độ bão ở khu vực Quảng Trị - Quảng Ngãi đạt 0,37 cơn/1o vĩ, riêng Đà Nẵng - Quảng Nam có mật độ 0,39 cơn/1ovĩ, khu vực Bình Định - Ninh Thuận có mật độ 0,44 cơn/1ovĩ và khu vực Bình Thuận - Cà Mau có mật độ bão 0,07 cơn/1ovĩ (Lê Văn Thảo, 2001). T−ơng tự với khu vực Bình - Trị - Thiên, bão chủ yếu vào tháng 9 - 10, kèm theo m−a lớn dài ngày trên diện rộng, sinh lũ và gây ngập lụt đồng bằng ven biển và các vùng cửa sông.

Số ngày dông ở vùng này ít hơn vùng Bắc Trung bộ và Bắc bộ. Số ngày dông trong khoảng 35,3 - 77,5 ngày/năm, giảm dần về phía nam từ Đà Nẵng (74,2 ngày), Tam Kỳ (77,5 ngày), Quảng Ngãi (73,3 ngày), Quy Nhơn (51,9 ngày), Tuy Hòa (41,5 ngày), tới Nha Trang (35,3 ngày) hay Cam Ranh

Dự án 14EE5. Chuyên đề Tổng quan môi tr−ờng đầm phá ven bờ miền Trung Việt Nam 2005

Viện Tài nguyên và Môi tr−ờng biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) 58

(40,5 ngày). Đặc biệt, s−ơng mù và m−a phùn không đáng kể và từ Quy Nhơn trở vào gần nh− không xuất hiện.

Bảng 10. So sánh sự khác nhau về gió thịnh hành giữa các trạm trong khu vực Trạm quan trắc Đà Nẵng Quảng Ngái Tuy Hòa Nha Trang Phan Thiết

Tần suất lặng (%) 34,7 - 49,0 30,3 - 53,2 25,2 - 45,1 8,1 - 37,2 3,7 - 14,0 Tần suất P (%) 11,1 - 19,9 13,7 - 21,8 15 1 - 47,5 14,8 - 34,6 10,1 - 17,6 Tốc độ V (m/s) 3,1 - 4,5 2,5 - 2,8 3,3 - 4,4 5,7 - 6,5 1,4 - 1,7 B Thời gian T (tháng) 1 - 4; 9 - 12 1 - 2;10 - 12 1- 3;10 - 12 1 - 2;11 - 12 1;3-5;10-12 P 16,5 12,3 13,0 - 31,9 11,9 - 24,0 11,5 - 20,3 V 3,9 3,1 3,6 - 4,9 4,5 - 5,9 2,1 - 5,0 ĐB T 11 11 1 - 4;10 - 12 1 - 4;10 - 12 1 - 4;11 - 12 P 10,1 - 19,6 10,5 - 23,3 15,9 - 21,8 10,2 - 44,0 V 3,3 - 3,8 2,8 - 3,5 3,7 - 4,0 4,0 - 5,4 Đ T 1 - 7;10 - 11 2 - 9 3 - 5 1 - 5;10 - 12 P 14,2 - 15,2 10,2 - 11,8 14,7 - 29,0 10,7 - 17,9 V 3,5 - 3,8 3,6 - 3,8 3,8 - 4,9 3,6 - 6,0 ĐN T 3 - 4 4 - 5 3 - 9 1 - 4;10 - 11 P 10,0 - 13,9 V 3,3 - 4,4 N T 4 - 5; 7 P 12,2 - 12,1 13,8 - 20,0 10,4 - 15,1 V 2,4 - 2,6 3,0 - 3,9 2,2 - 3,6 TN T 6 - 8 6 - 9 6 - 9 P 17,1 - 47,0 10,0 - 16,0 17,0 - 67,8 V 1,3 - 4,6 1,4 - 1,8 2,7 - 3,6 T T 6 - 9 1-2;5;7;9-12 5 - 10 P 10,6 - 19,8 15,2 - 27,7 13,9 - 28,1 10,3 - 12,7 V 2,4 - 3,2 2,2 - 2,7 1,8 - 3,0 1,4 - 3,1 TB T 1- 3; 10 - 12 1 - 2; 9 - 12 1 - 12 6 - 10

Một phần của tài liệu Tổng quan môi trường đầm phá ven bờ miền Trung Việt Nam (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)