3 60,1 507 0012 Nại 8,0 Ninh Thuận
5.1. Tài nguyên phi sinh vật
Tài nguyên nói chung đ−ợc phân loại theo nhiều cách khác nhau - theo hợp phần lãnh thổ (tài nguyên đất, n−ớc, rừng, biển, v.v.), theo nguồn gốc (tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn), theo giá trị sử dụng (sử dụng trực tiếp, gián tiếp, không sử dụng), theo tính chất tồn tại (tài nguyên tái tạo, không tái tạo), v.v., nh−ng phân loại theo nguồn gốc đ−ợc sử dụng rộng rãi để kiểm kê, đánh giá tiềm năng tài nguyên và đ−ợc sử dụng trong báo cáo này.
Theo nguồn gốc, tài nguyên đ−ợc chia thành tài nguyên thiên nhiên (do các quá trình tự nhiên tạo ra) và tài nguyên nhân văn (human resources - do con ng−ời tạo ra, và không đ−ợc đề cập tới trong báo cáo này). Tài nguyên thiên nhiên (natural resources) đ−ợc nhóm thành tài nguyên phi sinh vật (abiotic/non - living resources) và tài nguyên sinh vật (biotic/living resources).
Tài nguyên phi sinh vật hệ thống đầm phá ven bờ miền Trung Việt Nam rất đa dạng và có tiềm năng to lớn nh−ng ch−a thể đánh giá chi tiết do mức độ điều tra hạn chế. Tuy nhiên, chúng đ−ợc đánh giá sơ bộ nh− sau:
(1). Giá trị to lớn về tự nhiên học của một hệ tự nhiên cấu thành vùng bờ biển, cụ thể là các giá trị địa chất học, địa mạo học, hệ sinh thái của một lgun ven bờ, điển hình là đầm Lăng Cô với giá trị bảo tồn di tích lịch sử tự nhiên.
(2). Khu vực đầm phá là nơi sinh c−, đồng thời cung cấp các điều kiện sinh c− thuận lợi cho cộng đồng dân c− vùng bờ biển, mà nhiều nơi quân c−
tập trung thành tiểu đô thị làng nghề, điển hình là thuỷ sản, du lịch. Đây là một trong những dạng tài nguyên quý ở vùng bờ biển vốn có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và nghèo kiệt tài nguyên.
(3). Khoáng sản liên quan tới đầm phá không lớn, th−ờng có sa khoáng (tital, zircon) và cát xây dựng ở đê cát chắn nh−ng tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội lớn hơn nhiều, trong đó có tiềm năng phát triển cảng - giao thông thủy, thủy sản và du lịch nh− đã đ−ợc đề cập ở phần 4.