Đặc điểm thủy văn vùng bờ biển trung và nam Trung bộ

Một phần của tài liệu Tổng quan môi trường đầm phá ven bờ miền Trung Việt Nam (Trang 64 - 65)

- Thủy văn sông

Vùng bờ biển trung và nam Trung bộ ít có sông lớn nh−ng đáng kể có sông Thu Bồn (Quảng Nam), sông Trà Khúc (Quảng Ngãi), sông Ba (Tuy Hòa), ngoài ra còn có sông Hàn (Đà Nẵng), sông Trà Bồng (Quảng Ngãi), sông Kôn (Bình Định), sông Cái (Nha Trang), sông Cái (Phan Rang), v.v. Các sông này đều ngắn và dốc, nhỏ về l−u vực, tải l−ợng phù sa và thủy l−ợng. Hàng năm, hệ thống sông Thu Bồn cung cấp thủy l−ợng khoảng 19,3 x 109m3, sông Trà Khúc khoảng 6,6 x 109m3 và sông Ba khoảng 10,4 x109m3. Đổ trực tiếp vào đầm phá đáng kể có sông Kôn (đổ vào đầm Thị Nại ở Bình Định), bắt nguồn từ độ cao 925m, chiều dài cơ bản 171 km, diện tích l−u vực 2 980 km2, độ cao bình quân của l−u vực 567m, độ dốc trung bình 15,8, chiều rộng sông trung bình toàn l−u vực 20,8m, mật độ l−ới sông 0,65 km/km2, hệ số uốn khúc 1,54. Tính đến trạm Bình T−ờng, diện tích l−u vực 1 510 km2, l−ợng m−a năm 1 482 mm, tổng thủy l−ợng năm 2,24 x109m3, l−u l−ợng bình quân năm 71,0 m3/s, modun bình quân 47 l/skm2, mùa lũ vào tháng 10 - 12 với l−u l−ợng 198 m3/s, tổng thủy l−ợng 1,58 x 109m3

26,2 m /s, tổng thủy l−ợng kiệt 0,66 x 10 m và modun kiệt 17,4 l/skm . L−u l−ợng bùn cát lơ lửng trung bình năm đạt 10,7 kg/s và tổng l−ợng bùn cát trung bình năm đạt 0,34 x 106 tấn, trong khi đó, tổng l−ợng bùn cát của sông Thu Bồn

(trạm Thành Mỹ) đạt 1,63 x 106 tấn, sông Trà Khúc (trạm Sơn Giang) đạt 1,26 x 106 tấn, sông Ba (trạm Củng Sơn) đạt 2,24 x 106 tấn/năm.

Đặc điểm thủy văn sông là một trong những yếu tố động lực quan trọng quyết định đặc tr−ng khối n−ớc đầm phá và kiểu loại.

- Hải văn

Tính chất triều và mực n−ớc ở vùng bờ biển trung và nam Trung bộ thay đổi phức tạp từ bán nhật triều không đều (Đà Nẵng - Quảng Nam) với độ lớn triều cực đại 1,0m, mực n−ớc trung bình 0,9m tại Đà Nẵng, tới nhật triều đều không đều (Quảng Ngãi - Khánh Hòa) với độ lớn triều cực đại 1,8m, mực n−ớc cực đại 2,2m và mực n−ớc trung bình 1,25m tại Quy Nhơn. Vùng bờ biển từ Ninh Thuận trở vào có chế độ triều bán nhật không đều, độ lớn triều tăng dần và tới Vũng Tầu, độ lớn triều cực đại đạt 4,3m, mực n−ớc lớn nhất 4,6m và mực n−ớc trung bình 2,42m.

T−ơng tự vùng bờ biển bắc Trung bộ, vùng bờ biển trung và nam Trung bộ cũng hầu nh− không có đảo chắn lớn trừ Quảng Nam và Nha Trang, nh−ng sóng tây nam hoạt động mạnh hơn. Vào mùa hè, các tháng 5 - 9, sóng tây nam thịnh

hành với độ cao trung bình trong khoảng 0,85 - 0,95m, cực đại trong khoảng 3,0 - 3,5m. Vào các tháng 1 - 4 và 10 - 12 sóng đông bắc và đông thịnh hành với

độ cao trung bình trong khoảng 0,85 - 1,0m và cực đại trong khoảng 3,3 - 3,5m. Hợp với sóng gió (wind - generated wave), dòng chảy ven bờ h−ớng bắc trong thời gian các tháng 5 - 8 với tốc độ trong khoảng 0,2 - 0,75 m/s. Dòng chảy ven bờ h−ớng nam vào các tháng 1 - 4 và 9 - 12 với tốc độ trong khoảng 0,15 - 1,25 m/s, nhỏ nhất vào tháng 4 (0,15 - 0,60 m/s) và lớn nhất vào tháng 12 (0,05 - 1,25 m/s). Tuy nhiên, dòng chảy trong đầm phá rất khác nhau, phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động của triều và sông đổ vào.

Theo kết quả quan trắc của hệ thống trạm quốc gia ven biển trong thời gian 1995 - 1998, nhiệt độ n−ớc biển ven bờ Việt Nam tăng xấp xỉ 2oC, thay đổi trong khoảng 17 - 32oC ở miền Bắc, 22 - 32,5oC ở miền Trung và 26 - 32oC ở miền Nam. Tuy vậy, trong các đầm phá ven bờ, nhiệt độ n−ớc thay đổi trong khoảng rộng hơn, đặc biệt là độ muối, từ nhạt, lợ (đầm Tr−ờng Giang, đầm Thị Nại, v.v.) tới siêu mặn (đầm Ô Loan).

Một phần của tài liệu Tổng quan môi trường đầm phá ven bờ miền Trung Việt Nam (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)