Các quy định pháp lý liên quan đến kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin vào kế toán và kiểm soát tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam (Trang 54 - 57)

Vit Nam

2.2.1 Lut kế toán

Quốc hội đã ban hành Luật kế toán số 03/2003/QH11, ngày 17 tháng 06 năm 2003. Đây là văn bản pháp lý cao nhất cho kế tốn doanh nghiệp Việt Nam khơng phân biệt quy mơ loại hình doanh nghiệp. Luật này đưa ra các quy định về kế toán nhằm thống nhất việc quản lý kế toán, bảo đảm kế tốn là cơng cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thơng tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.

Luật này bao gồm các quy định chung về kế tốn, các nội dung cơng tác kế toán, việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán, các hoạt động nghề nghiệp kế toán và quản lý nhà nước về kế toán.

Việc thực hiện luật kế toán tốt sẽ giúp đạt được các mục tiêu như tạo ra một khung pháp lý toàn bộ, cơ bản cao nhất và toàn diện nhất cho hệ thống kế toán ở Việt Nam, góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện mở rộng hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên tồn thế giới; đồng thời góp phần tăng cường quản lý kinh tế - tài chính của các cấp, các ngành; thực hiện việc kiểm kê, kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế và cuối cùng là đáp ứng và phục vụ tốt yêu cầu cơ chế quản lý kinh tế, bảo đảm những thông tin bằng số liệu đầy đủ, kịp thời, chính xác và thống nhất ở mỗi cấp, mỗi ngành và trong cả nước.

Luật kế tốn khơng có chương mục riêng về DNNVV, nhưng có những quy định tính đến khả năng áp dụng cho DNNVV như hướng dẫn tổ chức công tác kế tốn, nội dung cơng tác kế tốn, điều kiện kế toán trưởng, các quy định khen thưởng và xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp, ...

2.2.2 H thng chun mc kế toán

ChuNn mực kế toán bao gồm những nguyên tắc và phương pháp kế tốn cơ bản giúp người làm cơng tác kế tốn có cơ sở để ghi sổ kế tốn và lập báo cáo tài

chính. Trên cơ sở chuNn mực kế toán quốc tế, Bộ tài chính đã nghiên cứu và ban hành 26 chuNn mực kế toán trong thời gian từ ngày 31 tháng 12 năm 2001 đến ngày 28 tháng 12 năm 2005.

Trong khi các doanh nghiệp lớn áp dụng đầy đủ 26 chuNn mực kế tốn thì các DNNVV chỉ áp dụng đầy đủ 7 chuNn mực kế tốn thơng dụng, áp dụng không đầy đủ 12 chuNn mực và không áp dụng 7 chuNn mực.

2.2.3 Chếđộ kế toán

Ngày 14 tháng 09 năm 2006, Bộ trưởng Bộ tài chính đã ký Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC về việc ban hành Chế độ kế toán DNNVV với mục tiêu nhằm giảm độ phức tạp của các nghiệp vụ kế toán, báo cáo tài chính cho phù hợp với các DNNVV. Quyết định này thay thế quyết định số 1177/TC/QĐ/CĐKT ngày 23 tháng 12 năm 1996 và quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001. Việc thực hiện chế độ kế toán này được mong đợi sẽ giảm bớt khá nhiều thời gian, công sức cho doanh nghiệp mà vẫn bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ yêu cầu quản lý cho doanh nghiệp và nhà nước.

Nhìn chung các quy định của Quyết định 48 đã đáp ứng được yêu cầu về kế toán của phần lớn các DNNVV, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Quyết định 48 giúp doanh nghiệp đơn giản hố cơng việc kế toán và giảm bớt sự cồng kềnh của bộ máy kế toán nhưng vẫn đảm bảo cung cấp thơng tin hữu ích phục vụ cho quản lý, điều hành doanh nghiệp.

Bên cạnh đó để hỗ trợ tốt hơn cơng tác kế toán của các DNNVV, cũng như khắc phục các nhược điểm của chế độ kế toán theo quyết định 48, Bộ tài chính đã ban hành thơng tư số 138/2011/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán DNNVV theo quyết định 48. Thơng tư này chính thức áp dụng từ ngày 01/01/2012 với các nội dung bổ sung, sửa đổi chủ yếu gồm:

- Sử dụng khái niệm về DNNVV theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP: Việc phân loại DNNVV không chỉ dựa trên vốn và lao động mà còn phân loại dựa trên lĩnh vực kinh doanh (Nông, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp và xây dựng; Thương mại và dịch vụ) và quy định rõ thế nào là

một doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Cách phân loại này phù hợp với yêu cầu thực tế hơn so với việc phân loại theo quyết định 48 là chỉ dựa vào quy mô vốn và lao động.

- Sửa đổi, bổ sung các nội dung mới linh động và phù hợp hơn theo tình hình thực tế của các DNNVV như: DNNVV có thể sử dụng một loại ngoại tệ để ghi sổ kế tốn, lập và trình bày báo cáo tài chính; bổ sung thêm một số tài khoản mới; giải thích rõ ràng, cụ thể nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép các tài khoản kế toán; hướng dẫn cách trình bày báo cáo tài chính khi chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp; ...

Tuy nhiên thực tế cho thấy các doanh nghiệp có quy mơ vừa, đang có xu hướng phát triển mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ngày càng nhiều và phức tạp nhưng lại áp dụng Chế độ kế toán theo Quyết định 48 và thông tư 138/2011/TT-BTC. Điều này rất dễ gây ra những sai sót trong q trình hạch tốn vì người làm cơng tác kế tốn thường thực hiện theo sự hiểu biết và nhận định cá nhân trong trường hợp có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mới, phức tạp xảy ra mà lại không được quy định, hướng dẫn thực hiện trong Chế độ kế toán áp dụng.

Mặt khác khi các DNNVV phát triển thành doanh nghiệp lớn, nếu doanh nghiệp đang áp dụng chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC thì phải đổi sang áp dụng chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC. Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển đổi số liệu, sổ sách vì việc chuyển đổi chưa được hướng dẫn một cách cụ thể, rõ ràng. Khi thực hiện, các doanh nghiệp chủ yếu căn cứ vào quy định chung của Luật doanh nghiệp, Luật kế toán để thực hiện. Tuy nhiên, do các quy định của Luật mới chỉ là các quy định khung nên quá trình triển khai thực hiện phát sinh nhiều tình huống, mỗi doanh nghiệp hiểu và vận dụng theo một cách khác nhau, dẫn đến khơng thống nhất, thậm chí phát sinh các mâu thuẫn giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nước.

2.2.4 Các văn bn pháp quy v thuế

Tùy theo loại hình doanh nghiệp và nội dung kinh doanh mà doanh nghiệp phải nộp các loại thuế khác nhau như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khNu và các loại thuế khác. Mỗi thời điểm các loại thuế này sẽ có các văn bản, nghị định và thông tư hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp áp dụng và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Các quy định trong các văn bản thuế cũng ảnh hưởng đến cơng tác kế tốn, vì vậy doanh nghiệp phải tổ chức kế toán sao cho có thơng tin để tính thuế nhanh nhất và chính xác nhất.

2.3 Kho sát tình hình ng dng cơng ngh thơng tin vào cơng tác kế tốn và kim soát ti các doanh nghip nh và va Vit Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin vào kế toán và kiểm soát tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)