2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
2.1.3 Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, ở Việt Nam các DNNVV ln đóng vai trị rất quan trọng trong việc thúc đNy sự phát triển kinh tế và có vai trị quan trọng trong mạng sản xuất toàn cầu và chuỗi cung ứng hàng hoá và dịch vụ. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì các DNNVV có những vai trị chủ yếu sau (Phạm Văn Hồng, 2007):
Góp phần tạo ra GDP cho nền kinh tế: Với số lượng ngày càng tăng và hoạt
động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, các DNNVV góp phần đáng kể vào việc tạo thêm GDP cho nền kinh tế.
Thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư: Vốn đầu tư là một nhân tố cần thiết để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn là nguồn lực để doanh nghiệp đổi mới hệ thống máy móc, thiết bị, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động và nâng cao trình độ của nhà quản lý. Trong khi nhiều doanh nghiệp hiện nay đang thiếu vốn thì trong dân cư lại có một lượng vốn nhàn rỗi khá lớn. Điều này cho thấy các cơ chế chính sách của nhà nước chưa đủ hấp dẫn để thu hút số vốn này. Tuy nhiên các DNNVV hiện nay đã tiếp cận và huy động được nguồn vốn này một phần là do họ tự bỏ vốn để đầu tư kinh doanh, một phần thông qua các mối quan hệ gia đình, bạn bè để vay vốn.
Giúp nền kinh tế phát triển ổn định và hiệu quả: Trong hoạt động sản xuất
kinh doanh hiện nay có rất nhiều DNNVV giữ vai trò là người cung cấp nguyên liệu đầu vào, linh kiện, bán thành phNm cho các doanh nghiệp lớn giúp các doanh nghiệp lớn có nguồn cung ổn định. Các DNNVV thường kinh doanh sản xuất đa dạng nhiều sản phầm, dịch vụ và có thể thâm nhập vào phần thị trường mà doanh nghiệp lớn ít quan tâm hoặc khó có thể đến để phân phối. Như vậy các DNNVV cùng với các doanh nghiệp lớn đã khai thác được tồn bộ nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế giúp nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời việc hỗ trợ của DNNVV với doanh nghiệp lớn tạo thành chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục giúp nền kinh tế phát triển ổn định hơn.
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Các DNNVV đã góp phần vào việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở cả ba mặt thành phần kinh tế, ngành kinh tế và vùng kinh tế. Với số lượng ngày càng tăng các DNNVV đã thúc đNy quá trình thay đổi thành phần kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng các doanh nghiệp tư nhân và có vốn đầu tư nước ngồi. Để có thể xâm nhập vào tất cả các ngõ ngách của thị trường thì các DNNVV đã chủ động kinh doanh sản xuất nhiều ngành nghề khác nhau, tạo sự đa dạng ngành nghề của nền kinh tế, cũng nhờ có các DNNVV mà các ngành truyền thống được bảo tồn và phát triển. Các DNNVV ra đời được phân bổ rộng khắp cả ở thành thị và nông thôn. Tại các vùng nông thơn tình trạng độc canh và thuần nơng
dần được xóa, thay vào đó là sự xuất hiện của nhiều ngành khác như dịch vụ, công nghiệp.
Tạo cơ sở để hình thành các doanh nghiệp lớn: Tại Việt Nam phần lớn các doanh nghiệp khi mới thành lập đều chọn quy mô nhỏ và vừa do doanh nghiệp chưa có vị thế và nhiều kinh nghiệm thực tế trên thương trường. Sau một thời gian hoạt động khi có đủ vốn, kinh nghiệm và hiểu biết đầy đủ về thị trường các DNNVV mới tiến hành đầu tư, mở rộng sản xuất để trở thành các doanh nghiệp có quy mơ lớn hơn. Điều này cho thấy các DNNVV là cơ sở để hình thành lên các doanh nghiệp lớn.
DNNVV là nơi đào tạo lao động cho doanh nghiệp lớn: Người lao động có
khuynh hướng khơng làm việc lâu dài tại các DNNVV mà chỉ làm một thời gian khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm thì người lao động sẽ xin làm việc tại các công ty lớn để được hưởng mức lương cao hơn. Như vậy có thể nói DNNVV là nơi đào tạo ra nhân viên cho doanh nghiệp lớn. Nhờ thế, các doanh nghiệp lớn tiết kiệm được nhiều chi phí cho khâu đào tạo sau tuyển dụng.
Tạo môi trường cạnh tranh giúp nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ: Với
số lượng doanh nghiệp nhiều và ngày càng tăng nên các DNNVV phải cạnh tranh lẫn nhau về chất lượng các hàng hóa, dịch vụ để doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường và tạo niềm tin cho khách hàng.
Tạo việc làm và giảm tỉ lệ thất nghiệp: Các DNNVV có số lượng đơng đảo
và hoạt động nhiều trong các ngành truyền thống sử dụng nhiều lao động vì vậy nó cung ứng một khối lượng việc làm đáng kể cho người lao động và góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp cho nền kinh tế.
Nâng cao thu nhập cho người dân và cải thiện chất lượng cuộc sống: Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế đi lên từ nền nơng nghiệp và đang trong q trình thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố để hồ nhập và bắt kịp với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Vì vậy thu nhập của dân cư nhìn chung cịn thấp so với mặt bằng của thế giới, nhất là bộ phận dân cư đang sinh sống tại nông thôn. Mở rộng và phát triển các DNNVV cả ở nông thôn và thành thị là một trong những biện pháp
giúp nâng cao thu nhập cho dân cư, đặc biệt là dân cư nông thôn được thu hút vào làm việc tại các doanh nghiệp. Khi thu nhập được cải thiện thì đời sống của người dân ổn định hơn và mức sống cao hơn.