Xác định các mục tiêu cho từng phương diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng bảng cân bằng điểm tại công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 61 - 63)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢNG CÂN BẰNG ĐIỂM

3.1. THIẾT KẾ BẢNG CÂN BẰNG ĐIỂM

3.1.1. Xác định các mục tiêu cho từng phương diện

Các mục tiêu xuất phát từ tầm nhìn và chiến lược mà cơng ty đã tun bố. Theo phân tích ở mục 2.3.4, chiến lược cạnh tranh được chọn lựa cho công ty trong giai đoạn hiện nay là chiến lược dẫn đầu về chi phí.

Với chiến lược này công ty sẽ thu được lợi nhuận chủ yếu bằng việc tăng hiệu quả hoạt động (tăng năng suất), bên cạnh đó cịn phải đạt được lợi nhuận từ việc tăng trưởng về thị phần, các mục tiêu của bảng Cân bằng điểm được triển khai như sau:

Phương diện tài chính có 2 mục tiêu: Tăng lợi nhuận hoạt động do tăng trưởng và tăng lợi nhuận hoạt động do tăng năng suất. Trong 2 mục tiêu này, mục tiêu tăng lợi nhuận hoạt động do tăng năng suất là quan trọng, nó thúc đẩy cải thiện hoạt động của công ty.

Phương diện khách hàng: Nhằm gia tăng thị phần và thị phần khách

hàng mục tiêu, phương diện khách hàng có 2 mục tiêu chính: Thu hút khách hàng và giữ chân khách hàng, trong đó chủ yếu là thu hút khách hàng mục tiêu. Khách hàng mục tiêu của công ty gồm có khách hàng VIP và khách hàng doanh nghiệp. Khách hàng VIP đem đến lợi nhuận cao hơn, nhưng khách hàng doanh nghiệp đem đến lợi nhuận lâu bền hơn.

nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu vào. Trong đó, mục tiêu rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ là mục tiêu hàng đầu.

Phương diện học hỏi và phát triển có 2 mục tiêu: Nâng cao năng lực

của nhân viên và nâng cấp hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu.

Các mục tiêu này được trình bày theo mối quan hệ nhân quả như sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ mục tiêu chiến lược của công ty

Tăng lợi nhuận hoạt động do

tăng trưởng

Tăng lợi nhuận hoạt động do tăng năng suất

Tăng doanh thu Giảm chi phí

TÀI CHÍNH Tăng thị phần khách hàng mục tiêu Giữ chân khách hàng Thu hút khách hàng KHÁCH HÀNG Phát triển sản phẩm mới Tăng chất lượng dịch vụ Rút ngắn thời gian cung cấp Nâng cấp hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu Nâng cao năng lực của nhân viên QUY TRÌNH KINH DOANH NỘI BỘ HỌC HỎI & PHÁT TRIỂN

Nâng cao hiệu quả sử dụng

nguồn lực Tăng sự hài lòng của khách hàng

Sơ đồ 3.1 cho thấy việc nâng cao năng lực của nhân viên và nâng cấp hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong phương diện học hỏi và phát triển là cơ sở để cải tiến phương diện qui trình kinh doanh nội bộ. Các qui trình này bao gồm: Phát triển sản phẩm mới, tăng chất lượng dịch vụ, rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu vào. Việc nỗ lực cải tiến qui trình kinh doanh nội bộ sẽ làm tăng sự hài lòng của khách hàng, đây là điều kiện để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện có. Từ đó dẫn đến việc gia tăng thị phần tổng thể và thị phần khách hàng mục tiêu. Thị phần tăng, doanh thu sẽ tăng theo. Đồng thời việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu vào sẽ làm cho chi phí giảm và do đó lợi nhuận tăng.

Nhìn vào sơ đồ mục tiêu chiến lược, toàn bộ nhân viên sẽ hiểu rõ mục tiêu mà công ty đang nhắm đến, để điều chỉnh hành vi của mình hướng đến mục tiêu chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng bảng cân bằng điểm tại công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)