5. Kết cấu của luận văn
2.2 PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
2.2.1.4 Sự phát triển của Khoa học công nghệ
Ngày 14 tháng 10 năm 1957, Liên xơ phóng vệ tinh đầu tiên vào quỹ đạo, khởi đầu cho
cuộc chạy đua vào không gian giữa Liên xô và Mỹ.
Những vệ tinh đầu tiên, chỉ mang những thiết bị vô tuyến đơn giản như vệ tinh đầu tiên bay cách trái đất 900km khi đã bay vào quỹ đạo vệ tinh này chỉ phát những tiếng bíp bíp về trái đất.
Vào thập niên 70 và 80 của thế kỹ 20, kỹ thuật vô tuyến điện tử phát triển và những vệ tinh đã phát tín hiệu tương tự, đảm đương những công việc truyền thoại và dữ liệu
xuyên lục địa. Tại thời điểm này chưa có sự ra đời của cáp sợi quang cho viễn thông và việc sử dụng vệ tinh cho viễn thông là rất tốn kém.
Vào thập niên 90 và những năm đầu của thế kỹ 21, với sự tiến bộ không ngừng của kỹ
thuật vô tuyến điện tử đã phát triển các vệ tinh sử dụng kỹ thuật số vô tuyến. Song song
với sự phát triển của công nghệ tên lửa đã đẩy lên quỹ đạo các vệ tinh viễn thông lớn cả trọng lượng lẫn tính năng truyền tải.
Với vệ tinh Vinasat 2 là loại vệ tinh trung bình mà Việt nam sắp phóng lên quỹ đạo vào giữa năm 2012 thì dung lượng có thể thực hiện đồng thời 20.000 cuộc gọi điện thoại
cùng lúc, hoặc nếu dùng điện thoại qua giao thức Internet thì có thể đảm nhận được
120.000 cuộc gọi đồng thời.
Rõ ràng sự phát triển của khoa học cơng nghệ giúp chúng ta có nhiều lựa chọn hơn trong việc làm chủ việc truyền tải thoại và dữ liệu.
Sự phát triển nhanh của khoa học và công nghệ luôn đi kèm 2 yếu tố tác động đến các doanh nghiệp phát triển dịch vụ:
- Thời cơ: doanh nghiệp có nhiều lựa chọn cơng nghệ cho hệ thống hạ tầng, với chi phí ngày càng thấp.
- Nguy cơ: sự phát triển khoa học công nghệ luôn luôn đi kèm với việc phát minh ra các sản phẩm dịch vụ thay thế, ví dụ khi cơng nghệ điện tử phát triển thì cáp sợi quang cũng ra đời đây là sản phẩm thay thế cho phương thức truyền dẫn vô tuyến với dung lượng cực lớn.