Tổng đầu tư xã hội của Việt Nam giai đoạn 2000-2009

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thị trường ngoại hối và quản lý ngoại hối Việt Nam (Trang 41 - 43)

Nguồn : Tổng cục thống kê Việt Nam

Theo như số liệu Tổng cục thống kê, tổng vốn đầu tư xã hội ròng tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, năm 2008 và 2009 tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư ròng

giảm mạnh, chỉ tiêu này lần lượt là 14,81% và 15.28 % tương đương với 610,9 ngàn tỷ đồng và 704,2 ngàn tỷ đồng, trong đó nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trung bình chiếm tỷ trọng 25,7% so với tổng vốn đầu tư. Tổng số vốn đầu tư năm

2009 chiếm khoảng 42,5% GDP, trong đó tỷ lệ tiết kiệm/GDP vào khoảng 25%, phần còn lại là từ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vay nợ nước ngoài.

Cán cân thương mại.

- Hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong những năm gần đây

tăng đều, trung bình trên 20%/năm. Tuy nhiên, riêng năm 2009 tình hình kinh tế của các nước là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ và EU gặp khó khăn,

nhu cầu tiêu dùng giảm đã tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt

Nam, giá trị xuất khẩu giảm 8,9% so với năm 2008.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm mặt hàng dệt may, dầu thô, giày dép các loại, kế nữa là hàng thủy sản và gạo, chiếm tỷ trọng gần 50% giá trị hàng xuất khẩu.

- Hoạt động nhập khẩu hàng hóa :

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế thì nhu cầu nhập khẩu các loại nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước và tiêu dùng của người dân

hàng năm cũng tăng lên. Tuy nhiên, năm 2008 nền kinh tế tồn cầu gặp nhiều khó khăn, giá cả tăng cao, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam vẫn tăng 28,3% so

với năm 2007. Kết quả là Việt Nam bị nhập siêu lớn nhất từ trước đến nay 18,03 tỷ

USD, trong đó chủ yếu là thâm hụt thương mại từ hoạt động ngoại thương với

Trung Quốc 10,8 tỷ USD. Năm 2009, bên cạnh tình hình sản xuất kinh doanh trong

nước giảm sút, thì chính phủ cũng đã thực hiện nhiều biện pháp để kiểm sốt hoạt động nhập khẩu nhờ đó kim ngạch nhập khẩu đã giảm đáng kể 13,3% so với năm

2008, thâm hụt thương mại được cải thiện còn 12,85 tỷ USD. Tình trạng nhập siêu

có xu hướng tăng cao, làm cho tài khoản thương mại trong thời gian vừa qua bị thiếu hụt trầm trọng.

Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu phần lớn là các loại nguyên liệu, nhiên liệu như xăng dầu các loại; Máy móc, thiết bị, phụ tùng; Sắt thép, kim loại; Vải các loại; Chất dẻo các loại; Và hàng tiêu dùng chủ yếu là hàng điện tử, ôtô và phụ tùng ôtô.

Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam liên tục gia tăng nhưng tốc độ

tăng của nhập khẩu luôn cao hơnso vớitốc độ xuất khẩu, làm cho cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt triền miên, tình trạng đã tác động khả năng cân bằng

cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, đẩy tỷ giá tăng cao.

Dự trữ ngoại hối : 2,71 3,03 3,39 3,69 5,62 6,31 8,56 11,48 21,00 23,00 15,00 0 5 10 15 20 25 30 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm Tỷ USD -60% -40% -20% 0% 20% 40% 60% 80% 100%

D ự trữ ngoại hối Tốc đ ộ tăng dự trữ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thị trường ngoại hối và quản lý ngoại hối Việt Nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)