Những thách thức đối với quản lý ngoại hối trong bối cảnh hội nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thị trường ngoại hối và quản lý ngoại hối Việt Nam (Trang 75 - 76)

Hình 2.8 : Kim ngạch xuất nhập khẩu và nhập siêu của Việt Nam 1999-2009

3.2 Những thách thức đối với quản lý ngoại hối trong bối cảnh hội nhập

3.2.1 Hoạt động đầu cơ tích trữ, bn lậu vàng - ngoại tệ.

Đây là một trong những vấn đề nan giải đối với các nhà hoạch định chính

sách quản lý ngoại hối. Bởi tình trạng này gây khó khăn cho NHNN trong việc kiểm sốt, nắm bắt cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

- Công tác quản lý thị trường nước ta còn nhiều yếu kém, lực lượng quản lý mỏng. Vì vậy, rất khó khăn cho việc ngăn chặn tình trạng đầu cơ, buôn lậu. Đặc biệt là buôn lậu qua biên giới ngày càng tinh vi, phức tạp. Năm 2008 – 2009 tình trạng

đầu cơ thu gom ngoại tệ, vàng tăng cao; tạo ra sự khan hiếm giả tạo, đẩy giá cả tăng

cao; làm thị trường ngoại tệ biến động mạnh, mặc dù chính phủ đã có nhiều biện

pháp đối phó nhưng khả năng tái diễn rất cao.

3.2.2 Những tác động từ tự do hóa giao dịch vốn.

Trong q trình hội nhập nền kinh tế quốc tế của Việt Nam, mở cửa thị

trường tài chính, tự do hóa các giao dịch vốn là xu hướng tất yếu. Hiện nay, Việt Nam đang mở cửa dần dần đốivới giao dịch vốn, chỉ còn một số rào cản nhất định. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực thì mức độ tự do giao dịch vốn của Việt Nam là khá tự do.

Tự dohóa giao dịch vốn là một q trình khó khăn và lộ trình thực hiện khác biệt ở từng quốc gia. Điều kiện, môi trường thị trường tài chính và nền kinh tế của mỗi nước khác nhau do đó sẽ khơng có chuẩn mực chung nào cho q trình tự do hóa, những tác động tiêu cực và tích cực của tự do hóa các giao dịch vốn ở từng quốc gia cũng khơng giống nhau giữa các thời điểm. Vì vậy, các nước thực hiện quá trình này phải chấp nhận cả những tác động tiêu cực mà mức độ tác động của nó khơng thể lường trước được.

Ngồi những lợi ích do tự do hóa dịng vốn mang lại thì nó cũng gây ra những bất ổn cho khu vực tài chính và nền kinh tế trong nước như : Luồng vốn đầu

tư nước ngoài chảy vàoồ ạt hoặc chảy ra đột ngột làm cho mất thăng bằng cung cầu

ngoại tệ trong nước, ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư xã hội, tác động đến tăng

Trường hợp luồngvốn ngoại chảy vàoồ ạt gây ra các nguy cơ như :

- Làm tăng qúa mức tổng phương tiện thanh toán, dẫn đến tăng lạm phát, từ đó gây khó khăn cho việc điều hành các chính sách vĩ mơ;

- Gây trầm trọng thêm tình trạng đơ la hóa, làm hạn chế sự phát triển của thị

trường ngoại hối do quan hệ vay –trả bằng ngoại tệ sẽ lấn át quan hệ mua –bán; - Giảm chất lượng hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ; giảm hiệu quả của cơng cụ tỷ giá trong chính sách tiền tệ.

Trường hợp nguồn vốn tháo lui đột ngột cũng tạogây ra hệ lụy như : - Làm mất cân đối cung cầu ngoại tệ, thiếu hụt vốn đầu tư, …

Nhìn chung, tất cả những phản ứng của dòng vốn ngoại đều gây trở ngại cho việc điều hành chính sách ngoại hối nói riêng và chính sách tiền tệ nói chung.

3.2.3 Kiểm sốt tổng lượng tiền trong lưu thơng.

Trong tiến trình hội nhập, tự do hóa giao dịch vãng lai và giao dịch vốn làm luồng ngoại tệ từ chuyển tiền tư nhân, FDI, FII, ODA, … vào nhiều, tăng lượng tiền

trong lưu, gây sức ép tăng giá VND, gây khó khăn trong việc kiểm sốt tổng lượng tiền trong lưu thông M2 – bao gồm nội tệ mặt trong lưu thông, tiền gửi bằng nội tệ và ngoại tệ, đó là chưa kể đến 1 lượng lớn kiều hối chuyển vào khơng qua ngân hàng.

Ngồi ra, lượng tiền vào nhiều sẽ làm tăng tổng phương tiện thanh toán, từ

đó sẽ làm thay đổi giá cả vốn ngoại tệ và nội tệ, đồng thời tác động làm thay đổi tỷ

giá. Nếu có sự chệnh lệch lớn giữa lãi suất ngoại tệ và nội tệ sẽ thu hút các doanh nghiệp sử dụng tín dụng ngoại tệ thay thế cho nội tệ. Từ đó, có thể làm mất tính tự chủ của VND, gây khó khăn trong việc thực thi chính sách tiền tệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thị trường ngoại hối và quản lý ngoại hối Việt Nam (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)