Tác động của chính sách quản lý ngoại hối và thị trường ngoại hối đến

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thị trường ngoại hối và quản lý ngoại hối Việt Nam (Trang 31 - 32)

Hình 2.8 : Kim ngạch xuất nhập khẩu và nhập siêu của Việt Nam 1999-2009

1.3 Tác động của chính sách quản lý ngoại hối và thị trường ngoại hối đến

nền kinh tế

1.3.1 Tác động của thị trường ngoại hối đến nền kinh tế.

Thị trường ngoại tệ là một kênh luân chuyển vốn cho nền kinh tế; Vì vậy, nếu quy mơ, trìnhđộ phát triển của thị trường ngoại hối khơng tương thích với trình độ phát triển của nền kinh tế sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, cụ thể như

sau :

- Tốc độ luân chuyển dòng vốn ngoại tệ của thị trường quá chậm so với khả

năng hấp thụ vốn của nền kinh tế sẽ làm kìm hãm khả năng tăng trưởng của nền

kinh tế.

- Khả năng điều tiết ngoại tệ của thị trường ngọai hối yếu, không hút hết lượng vốn dư thừa trong nền kinh tế sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.

Thị trường ngoại hối luôn song hành cùng với sự phát triển của thị trường vốn và thị trường tiền tệ, vì vậy sự phát triển của thị trường ngoại hối có ảnh hưởng

rất lớn đến 2 thị trường này, mà 2 thị trường này lại có tác động lớn đến phát triển nền kinh tế.

Ngoài ra, như chúng ta đã biết, thị trường ngoại hối là thị trường giao dịch

mang tính chất quốc tế, tính cạnh tranh cao, khả năng thanh khoản lớn, giá cả thay

đổi trong tích tắc nên nếu các giao dịch trên thị trường ngoại hối thực hiện một cách trơn tru, nhanh chóng sẽkhơng nhữngtạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, đầu

tư mà còn làcơ hội cho các nhà đầu tư tài chính kiếm lờidựa vào chệnh lệch tỷ giá.

1.3.2 Tác động của chính sách ngoại hối đến nền kinh tế.

Chính sách quản lý ngoại hối nới lỏng, thơng thống sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho hoạt động kinh doanh, đầu tư. Tuy nhiên, nó cũng mang lại nhiều rủi ro cho hệ thống tài chính quốc gia. Theo đó, những hạn chế trong giao dịch ngoại hối sẽ có thể rất ít hay khơng có; Vì vậy, các tổ chức, nhà đầu tư nước ngồi có thể dễ dàng bán hoặc mua ngoại tệ khi cần đầu tư vào hay rút vốn ra. Như vậy, các nước có chính sách quản lý ngoại hối nới lỏng có nguy cơ bị đầu cơ tiền tệ và khủng hoảng

tài chính cao hơn các nước có chính sách quản lý ngoại hối chặt chẽ nếu như hệ

thống tài chính quốc gia đó khơng vững mạnh.

Ngược lại, chính sách quản lý ngoại hối chặt chẽ sẽ gây khó khăn cho hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế, nhưng đổi lại sẽ đảm bảo an tồn cho hệ thống tài chính trong nước. Bởi vì, chính sách quản lý ngoại hối càng chặt chẽ thì các rào

cản trong giao dịch ngoại hối càng nhiều, theo đó các giao dịch ngoại hối sẽ khơng

được thực hiện một cách thoải mái, mà sẽ có các ràng buộc nhất định. Đặc biệt là

đối với các giao dịch vốn, quy định ngoại hối chặt chẽ thì việc vay, trả nợ nước

ngoài hay chuyển vốn ra vào sẽ phải tuân theo những điều kiện nhất định. Như vậy,

tác động của dịng vốn ngoại tới thị trường tài chính trong nước cũng hạn chế bởi

những rào cản pháp lý này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thị trường ngoại hối và quản lý ngoại hối Việt Nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)