Tăng cường công tác quản lý ngoại hối

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thị trường ngoại hối và quản lý ngoại hối Việt Nam (Trang 81 - 82)

3.3.1 .2Thay đổi cơ chế quản lý ngoại tệ đối với tầng lớp dân cư là người cư trú

3.3.2 Tăng cường công tác quản lý ngoại hối

 Tăng cường kiểm tra thường xuyên thị trườngngoại tệchợ đen

Sự tồn tại của thị trường chợ đen đã gây khó khăn rất lớn cho việc kiểm sốt và quản lý ngoại hối của NHNN, làm cản trở việc hoạch định chính sách tiền tệ quốc gia, trong đó có việc xác định giá trị đối nội và đối ngoại của đồng nội tệ ( tỷ giá hối đối bình qn liên ngân hàng). Hơn nữa, thị trường chợ đen là nơi làm thất thoát khá nhiều ngoại tệ của nền kinh tế qua con đường nhập lậu hàng hóa ở biên

giới. Vì vậy, việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát quản lý thị trường cũng là một trong những giải pháp bình ổn trường ngoại hối, đồng thời thiết lập trật tự cho thị trường. Cơng tác kiểm sốt thị trường này có thể chú trọng những vấn đề sau.

- Về chức năng quản lý thị trường ngoại hối nên được tập trung vào một đầu mối duy nhất là cơ quan thanh tra, giám sát NHNN.

- Tăng cường lực lượng hải quan, công an biên phòng tại các cửa khẩu để

kiểm tra, xử lý nghiêm minh các hoạt động buôn lậu vàng, ngoại tệ; bằng các biện pháp tịch thu toàn bộ các tài sản này, thực hiện các biện pháp cưỡng chế khác theo

quy định

 Kiểm soát và rà soát lạihoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM

Trong thời gian qua, vào các thời điểm cung cầu ngoại tệ trên thị trường căng thẳng, hiện tượng các NHTM kinh doanh vi phạm quy định về tỷ giá khá phổ biến. Vì vậy, để đảm bảo cho các quy định pháp luật được thực hiện nghiêm minh thì cơ quan thanh tra, giám sát của NHNN phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ

hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM, xử lý quyết liệt các trường hợp vi phạm.

Đồng thời, NHNN cũng nên thay đổi các chế tài cho phù hợp với tình hình hiện nay, nhằm ngăn chặn hành vi gian lận ngày càng tinh vi, phức tạp trong kinh doanh ngoại tệ.

Ngoài ra, NHNN nên thắt chặt việc quản lý ngoại tệ, kiểm soát chặt việc mua bán ngoại tệ, chỉ có ngân hàng và các đơn vị do ngân hàng ủy quyền mới có quyền được thu đổi ngoại tệ, điều này chúng ta có thể học tập ở Thái Lan, Trung Quốc,

Hàn Quốc,… Hơn nữa, NHNN nên tăng thêm nhiều địa điểm thu đổi ngoại tệ, đặc biệt là tại các thành phố lớn và các địa điểm du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho kháchnước ngồi giao dịch, nhằm hạn chế tình trạng khách thanh tốn, chi trả trực

tiếp bằng ngoại tệ.

Ngồi ra, vấn đề xuất nhập khẩu và kinh doanh vàng là nhân tố tác động rất lớn đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Hiện nay, trên thị trường diễn ra tình trạng giữa cơng ty kinh doanh vàng chính thống và giới đầu cơ, bn lậu giao dịch,

mua bán vàng đủ chủng loại lẫn lộn qua lại, đồng thời chất lượng vàng cũng khơng được kiểm sốt, làm cho thị trường vàng rất lộn xộn, khơng có sự quản lý rạch rịi,

minh bạch. Vì vậy, chính phủ cần phải sớm ban hành quy chế quản lý hoạt động kinh doanh vàng trong lãnh thổ. Tổ chức quản lý lại thị trường vàng và hoạt động xuất nhập khẩu vàng sẽ góp phần cải thiện cán cân vãng lai, qua đó làm tác động

làmổn định tỷ giá, bìnhổn thị trường ngoại tệ

Việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm về quản lý về ngoại hối vừa có thể chấn chỉnh hoạt động của thị

trường vào khn phép mà nó cịn có tác dụng nâng cao hiệu lực pháp lý của các

quy định về quản lý ngoại hối.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thị trường ngoại hối và quản lý ngoại hối Việt Nam (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)