nghiệm cho Việt Nam
1.3.1. Tổ chức kế toán trách nhiệm ở Mỹ
Theo Phạm Văn Dược và cộng sự (2010) [10] và theo Nguyễn Hữu Phú (2014) [9], tại Mỹ, KTTN được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong doanh nghiệp SX. Sự phát triển này mang tính chất tiên phong trên thế giới, với khuynh hướng cung cấp thơng tin hữu ích cho thiết lập quyết định quản trị thông qua các kỹ thuật định lượng thông tin. Những nội dung nổi bật về tổ chức KTTN ở một số công ty lớn như GM, Ford Motor, Kodak, IBM,… thể hiện ở những điểm sau
- KTTN được tổ chức nhằm thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế tốn có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức, thông qua các báo cáo liên quan đến CP, thu nhập và các số liệu hoạt động bởi từng khu vực trách nhiệm hoặc đơn vị trong tổ chức, trên cơ sở có sự phân quyền trong tổ chức, và gắn với quan điểm kiểm soát được về phạm vi của đơn vị mà nhà quản trị được quyền quản lý.
- Các công ty thường tổ chức theo bốn TTTN và gắn với các cấp quản lý khác nhau gồm: Các trung tâm CP, trung tâm DT, trung tâm LN và trung tâm đầu tư.
- Các công ty thường tiến hành phân loại CP theo mức độ hoạt động để phục vụ cho việc phân tích biến động giữa CP thực tế với CP tiêu chuẩn; từ đó tìm ra ngun nhân của sự biến động và chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu. Từ đó đề ra
những biện pháp và những điều chỉnh cần thiết đối với những HĐKD của đơn vị. - Hệ thống báo cáo trách nhiệm được các công ty tổ chức thực hiện khá hồn hảo. Theo đó, trách nhiệm báo cáo gắn với từng TTTN cụ thể thông qua các báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch đã đề ra, và báo cáo phân tích về sự biến động giữa kết quả thực hiện với kế hoạch, đồng thời tìm ra nguyên nhân tác động đến sự biến động đó.
Ngồi ra, theo Trần Văn Tùng (2010) [11], quy trình lập hệ thống báo cáo trách nhiệm của đa số các công ty trên được thực hiện qua 3 bước như sau
Bước 1: Phân chia có cấu tổ chức thành những TTTN, và chuẩn bị dự toán CP, thu nhập cho mỗi TTTN.
Bước 2: Đo lường kết quả hoạt động của mỗi TTTN.
Bước 3: Chuẩn bị những báo cáo kết quả hoạt động kịp thời, so sánh những lượng thực tế với lượng được dự toán.
1.3.2. Tổ chức kế toán trách nhiệm ở các nước Châu Âu
Cũng theo Phạm Văn Dược và cộng sự (2010) và theo Nguyễn Hữu Phú (2014), kế toán quản trị trong các công ty ở một số nước Châu Âu như Pháp, Đức, Tây Ban Nha … tiêu biểu cho nền kế toán quản trị gắn kết chặt chẽ với quy định của kế tốn tài chính, đề cao thơng tin kiểm sốt nội bộ, và có sự ảnh hưởng đáng kể của Nhà nước trong tiến trình hình thành, phát triển. Kế toán quản trị của các nước này cũng được chun mơn hóa cao và định hướng nội dung kế toán quản trị, với nhu cầu thông tin thực hiện các chức năng quản trị, trong đó đề cao vai trị của các thơng tin phục vụ kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản trị của từng nhà quản lý. Theo đó KTTN ở các quốc gia Châu Âu cũng đước áp dụng rộng rãi và có những điểm nổi bạt như sau
- Tổ chức KTTN theo một hệ thống kế tốn cung cấp thơng tin nội bộ để đánh giá những nhà quản lý theo những đối tượng có thể kiểm sốt được, và trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đó phải có sự phân quyền rõ ràng.
- Mức độ kiểm soát phụ thuộc vào cấp bậc quản lý, và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý được phân thành những TTTN gắn với từng loại TTTN.
- Một TTTN là một điểm trong một tổ chức nơi mà sự kiểm sốt thu nhập hay CP được đặt ở đó. Các cơng ty thường tổ chức theo ba kiểu TTTN:
+ Các trung tâm CP: là phân khu của công ty nơi gánh chịu các CP nhưng không tạo ra thu nhập.
+ Các trung tâm LN: là một phần của cơng ty mà có sự kiểm sốt cả thu nhập và CP, nhưng khơng có sự kiểm sốt lên quỹ đầu tư.
+ Các trung tâm đầu tư: là nơi mà nhà quản lý có quyền đưa ra các quyết định đầu tư vốn.
- Các nhà quản trị thực hiện đánh giá kết quả biểu hiện của các bộ phận thông qua các báo cáo trách nhiệm, như báo cáo thực hiện và báo cáo phân tích gắn trách nhiệm báo cáo với từng TTTN cụ thể. Đặc biệt đối với các báo cáo LN bộ phận thì chỉ tiêu CP được phân chia thành biến phí và định phí, nhằm đanh giá phần đóng góp của từng bộ phận vào LN chung của tồn cơng ty được chính xác hơn.
Theo Trần Văn Tùng (2010), quy trình lập hệ thống báo cáo trách nhiệm của đa số các công ty ở các nước Châu Âu thường được thực hiện qua bốn bước như sau:
Bước 1: Cơ cấu tổ chức thành những TTTN.
Bước 2: Chuẩn bị dự toán về các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cho mỗi TTTN.
Bước 3: Đo lường kết quả hoạt động của mỗi TTTN thông qua hệ thống chỉ tiêu đánh giá nội bộ.
Bước 4: Lập hệ thống báo cáo kết quả hoạt động kịp thời, so sánh những lượng thực tế với lượng được dự toán.
1.3.3. Kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và cho Cơng ty TNHH 1TV Lâm Nghiệp Sài Gịn nói riêng Lâm Nghiệp Sài Gịn nói riêng
Qua kinh nghiệm tổ chức KTTN ở một số quốc gia, một số bài học được rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Cơng ty Forimex nói riêng như sau:
- Trước hết cần nhanh chóng tìm hiểu và tổ chức hệ thống KTTN trong các doanh nghiệp. Điều này hết sức cần thiết nhằm cung cấp thông tin về kết quả, hiệu quả hoạt động và là công cụ đo lường, đánh giá thành quả của các bộ phận trong
doanh nghiệp.
- Hệ thống KTTN không tuân theo một quy chuẩn pháp lý chung nào về hình thức lẫn nội dung thực hiện. Do đó, doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình một hệ thống các TTTN, kèm theo đó là hệ thống các chỉ tiêu cụ thể theo mục tiêu quản trị đặt ra. Các chỉ tiêu này phải đảm bảo so sánh được giữa các thời kỳ để đưa ra được các đánh giá chính xác về thực tế tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Trong q trình hội nhập, doanh nghiệp có thể tham khảo các mơ hình báo cáo, hệ thống chỉ tiêu của các tập đoàn kinh tế trên thế giới để áp dụng phù hợp với thực tế của mình.
- Quy trình tổ chức hệ thống KTTN cũng tương tự như các nước. Quy trình bắt đầu từ việc phân cấp quản lý, phân chia tổ chức thành các TTTN, thiết lập dự toán, đo lường thành quả và kết thúc bằng các báo cáo thành quả của các TTTN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
KTTN ra đời từ thập niên 50 của thế kỷ trước và đã được nghiên cứu, sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Một cách chung nhất, KTTN là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thơng tin có thể kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
Trong chương 1, tác giả đã thu thập và hệ thống lại một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến KTTN, trong đó bao gồm một số nội dung quan trọng như sau
- Phân cấp quản lý và xác định các TTTN
- Xác định các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của các TTTN - Một số cơng cụ kế tốn trong đo lường và đánh giá trách nhiệm - Vấn đề báo cáo kết quả, hiệu quả của TTTN
Những nội dung được trình bày trong chương này là cơ sở để tác giả đánh giá thực trạng và hồn thiện KTTN tại Cơng ty Forimex
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM TẠI CƠNG TY TNHH 1TV LÂM NGHIỆP SÀI GÒN