1.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên kinh doanh:
1.5.5 Căng thẳng công việc:
Căng thẳng là thuật ngữ nói chung chỉ những áp lực mà một ngƣời gặp phải trong cuộc sống của họ, khi một ngƣời cảm thấy quá căng thẳng sức khỏe, tinh thần của ngƣời đó sẽ bị ảnh hƣởng. Những ngƣời đang chịu căng thẳng cao sẽ thƣờng lo lắng, bất an, dễ dàng giận dữ.
Căng thẳng trong công việc là một trong những vấn đề rất phổ biến hiện nay. “Căng thẳng trong công việc chỉ sự không phù hợp giữa năng lực cá nhân và môi trƣờng làm việc, trong đó cá nhân đƣợc yêu cầu quá mức hay chƣa đƣợc chuẩn bị đầy đủ để xử lý một tình huống cụ thể” (Jamal, 1985).
Các yếu tố gây ra căng thẳng trong cơng việc có thể kể đến là: cơng việc không rõ ràng, chồng chéo nhiệm vụ, sự quá tải trong công việc thể hiện bằng việc ngƣời lao động khơng có đủ thời gian hồn thành nhiệm vụ đƣợc giao, sự bất đồng với đồng nghiệp, sự thiếu nguồn lực, thiếu thơng tin để hồn thành công việc. Căng thẳng trong công việc quá cao cũng là nguyên nhân dẫn đến nhân viên có ý định nghỉ việc. Đối với nhân viên kinh doanh nói riêng, căng thẳng cơng việc cịn thƣờng gây ra bởi nguyên nhân là sản phẩm của công ty không đạt chất lƣợng, thƣờng xuyên nhận phàn nàn của khách hàng hoặc do áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu về doanh số.
Tác hại của căng thẳng công việc đối với cá nhân ngƣời lao động là: suy giảm thể lực, tăng nguy cơ bệnh tật, khơng kiểm sốt đƣợc cảm xúc, dễ có hành vi gây hậu quả xấu cho bản thân và xã hội.
Đối với tổ chức: căng thẳng cơng việc cao có thể làm giảm năng suất làm việc và tăng tỷ lệ nghỉ việc (Trần Kim Dung & Trần Thị Thanh Tâm, 2011).