CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING
1.3 Hoạt động Marketing
1.3.3.2 Phương pháp định giá
Về cơ bản, hoạt động định giá của doanh nghiệp là sự lựa chọn mức giá bán sản phẩm trên thị trường. Giá sản phẩm phụ thuộc và chịu sự tác động của nhiều yếu tố như nguyên vật liệu, công nghệ sản xuất, quan hệ cung cầu trên thị trường, xu hướng tiêu dùng, chính sách kinh tế hiện hành…Giá cả biến động trong suốt vòng đời sản phẩm và là đặc trưng quan trọng trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Có ba phương pháp định giá chủ yếu sau16:
Định giá cộng chi phí: phương pháp định giá này hướng vào mục tiêu chi
phí và lợi nhuận của doanh nghiệp, được xác định bằng cách cộng thêm một mức lời dự kiến vào chi phí của một sản phẩm. Phương pháp này có ưu điểm là tương đối đơn giản nhưng nhìn chung là chưa hợp lý vì đã khơng xem xét đến yếu tố nhu cầu và cạnh tranh trên thị trường.
Định giá theo lợi nhuận mục tiêu: Phương pháp này dựa vào việc phân tích
điểm hoà vốn. Nhà sản xuất phải xem xét các mức giá khác nhau và ước đốn sản lượng hồ vốn, khả năng về lượng cầu, lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm để xác định tính khả thi của lợi nhuận mục tiêu.
Định giá dựa theo khách hàng: định giá dựa trên giá trị được nhận thức về
sản phẩm của khách hàng. Cơ sở quan trọng để định giá là nhận thức của người mua về giá trị, chứ khơng phải là chi phí của người bán. Doanh nghiệp sử dụng những yếu tố phi giá cả trong hỗn hợp Marketing để xây dựng giá trị trong tâm trí của người mua.
Định giá dựa vào cạnh tranh: Phương pháp định giá này dựa hoàn toàn vào
giá của đối thủ cạnh tranh và ít chú ý vào chi phí cũng như nhu cầu của thị trường. Doanh nghiệp có thể định giá bằng, cao hơn hoặc thấp hơn một ít so với đối thủ
19
cạnh tranh. Phương pháp định giá này rất phổ biến, nhất là đối với những thị trường mà độ co giãn về giá là khó đo lường.