Các chỉ tiêu đo lường nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ đại dương (Trang 25 - 27)

Để có được mức độ rủi ro hợp lý trong hoạt động kinh doanh của NHTM thì việc đo lường rủi ro tín dụng nói chung, rủi ro nợ xấu nói riêng là rất cần thiết để giúp ngân hàng có được các biện pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu, việc đo lường nợ xấu cần được thực hiện thường xuyên, phân tích đánh giá rõ ràng mới mang tính hiệu quả. Các chỉ tiêu đo lường và đánh giá nợ xấu có thể kể đến như sau:

1.3.1. Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ

Nợ xấu là khoản nợ mà người đi vay rất ít có khả năng trả nợ ngân hàng, khả

năng mất vốn của ngân hàng cao. Chỉ tiêu nợ xấu/Tổng dư nợ phản ánh tỷ lệ các khoản vay khó thu hồi đầy đủ trên tổng các khoản cho vay của khách hàng. Chỉ tiêu này thấp thể hiện rủi ro tín dụng của ngân hàng thấp và các kế hoạch của ngân hàng sẽ được thực hiện tốt. Ngược lại, rủi ro tín dụng của ngân hàng sẽ cao, ảnh hưởng đến chi phí, lợi nhuận và thanh khoản của ngân hàng (Nguyễn Toàn Trung, 2010).

1.3.2. Tỷ lệ xóa nợ rịng/Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thu nợ từ các khoản nợ đã chuyển ra ngoại bảng và ngân hàng đang áp dụng các biện pháp mạnh để đòi nợ. Xóa nợ rịng là khoản cho vay khơng cịn giá trị và ngân hàng xóa khỏi sổ sách (theo dõi ngoại bảng) được gọi là

khoản cho vay được xóa nợ. Nếu một trong những khoản cho vay đó mà cuối cùng

ngân hàng thu được thì khoản thu nhập đó sẽ khấu trừ tổng các khoản xóa nợ tạo thành khoản xóa nợ rịng. Khoản xóa nợ rịng là mức tổn thất thật sự, phản ánh mức rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này cao cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng bị tổn thất lớn, danh mục cho vay có chất lượng thấp, hoạt động kinh doanh khơng hiệu quả và có nguy cơ phá sản cao (Nguyễn Toàn Trung, 2010).

1.3.3. Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn/Tổng nợ xấu

Đây là chỉ tiêu trực tiếp phản ánh rủi ro, với nợ nhóm 5 thì mức độ rủi ro gần như bằng 100%. Với nợ nhóm này thường thời gian quá hạn dài, dư nợ lớn hoặc những món nợ đánh giá theo định tính có mức rủi ro 100%, kết quả xử lý và thu hồi nợ khá khó khăn. Tỷ lệ này càng cao thể hiện rủi ro mất vốn của ngân hàng càng lớn và ngân hàng cần có biện pháp nhanh chóng và quyết liệt để xử lý triệt để các khoản nợ xấu thế này (Nguyễn Toàn Trung, 2010).

1.3.4. Lãi treo/Tổng dư nợ

Lãi treo hay lãi tồn đọng là số tiền khách hàng khơng trả được khi đến hạn thanh tốn lãi. Lãi treo càng lớn thì ngân hàng càng phải tăng nguồn dự phịng rủi ro để bảo

đảm tính an toàn trong hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ Lãi treo/Tổng dư nợ lớn chứng tỏ nguy cơ phát sinh nợ xấu trong ngân hàng cao, ngân hàng cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu phát sinh (Nguyễn Toàn Trung, 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ đại dương (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)