Định hướng phát triển tín dụng đến năm 2020 của Ngân hàng TMCP Đại Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ đại dương (Trang 82 - 84)

3.1. Định hướng phát triển tín dụng đến năm 2020 của Ngân hàng TMCP Đại Dương Dương

3.1.1. Định hướng phát triển chung

Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế nói chung và các ngân hàng trong ngành nói riêng, Oceanbank cũng khơng ngừng đổi mới, nâng cao năng lực hoạt động, chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của nền kinh tế. Mục tiêu kế hoạch của Oceanbank đến năm 2020 như sau:

- Tiếp tục nâng cao sức mạnh thương hiệu mới của Oceanbank, giúp thương

hiệu Oceanbank lan tỏa sâu rộng trong công chúng và tạo ấn tượng về sự chuyên

nghiệp, sáng tạo, thân thiện.

- Kiểm soát và điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý, có hiệu quả phù hợp với

chỉ đạo, định hướng của Ngân hàng nhà nước.

- Tập trung xử lý nợ xấu, tăng cường kiểm sốt chất lượng tín dụng, trích lập

dự phịng rủi ro đảm bảo an toàn hệ thống.

- Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, nâng cao khả năng cảnh báo phát hiện sớm rủi ro.

- Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động, thực hiện mục tiêu tăng trưởng,

lựa chọn, khai thác, phân khúc thị trường phù hợp và tiềm năng, đảm bảo tăng trưởng bền vững, an toàn thanh khoản.

- Tiếp tục xây dựng và phát triển, tiêu chuẩn hóa các bộ sản phẩm chủ lực cho

từng đối tượng khách hàng, từng thị trường mục tiêu.

- Phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng chuyên biệt, ứng dụng cơng nghệ

mới mang lại tiện ích và giá trị gia tăng cao cho khách hàng, đặc biệt là ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động bán lẻ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, gia tăng giá trị thương hiệu và gia tăng khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ.

- Đổi mới phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo lực lượng lao động chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động.

Tiếp tục tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng và triển khai quy trình quản lý chất lượng ISO trên toàn hệ thống, phấn đấu nâng dần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ trên tổng thu nhập. (Báo cáo thường niên Oceanbank,

2013).

3.1.2. Định hướng về phòng ngừa và xử lý nợ xấu

Về định hướng phòng ngừa và xử lý nợ xấu, Oceanbank hướng đến các nội dung sau:

- Tín dụng: Đa dạng hóa các hình thức tín dụng phù hợp với nhu cầu và thị

hiếu của khách hàng trên cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng, phục vụ mục tiêu an toàn trong kinh doanh và sinh lời trong hoạt động của ngân hàng.

- Chính sách phịng ngừa và xử lý nợ xấu gồm các quy định mức rủi ro có thể

chịu đựng đối với từng nhóm khách hàng, từng ngành hoặc từng vùng và chuẩn bị các điều kiện sống cùng rủi ro tín dụng, các yếu tố cấu thành khoản nợ xấu, trách nhiệm giải quyết, phạm vi thanh lý và khai thác, hướng đến giảm tỷ lệ nợ xấu xuống 2.5%.

- Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát sau cấp tín dụng, đốc thúc, tăng cường

thu hồi nợ, xử lý dứt điểm nợ xấu tồn đọng, phối hợp chặt chẽ giữa Hội sở và đơn vị kinh doanh.

- Trích lập dự phịng rủi ro một cách hợp lý dựa trên cơ sở phân loại nợ và giá

trị tài sản bảo đảm của từng khoản vay.

- Chính sách giải quyết nợ xấu liên quan tới nhiều bên: Khách hàng, ngân

hàng, tòa án, thi hành án, chính quyền địa phương, … (Báo cáo thường niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ đại dương (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)