3.2. Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đại Dương
3.2.2.2. Xem xét mua trái phiếu của khách hàng trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng tình
lưỡng tình hình cụ thể của khách hàng
Việc mua trái phiếu của khách hàng để xử lý nợ xấu cũng là một trong những giải pháp mà trong tương lai Oceanbank cần áp dụng nhiều hơn trên cơ sở xem xét, đánh giá kỹ lưỡng tình hình của khách hàng. Giải pháp này hầu như Oceanbank chưa
thực hiện trước đó mà chỉ nằm ở quy trình, hướng dẫn xử lý nợ xấu, phần lớn
Oceanbank sử dụng là các giải pháp xử lý nợ truyền thống, chung chung cho các NHTM.
Để đa dạng hóa các hình thức xử lý nợ, đồng thời xử lý dứt điểm khoản nợ xấu, gia tăng đầu tư phát triển, Oceanbank có thể xem xét áp dụng thường xuyên giải pháp này. Việc mua trái phiếu của khách hàng có nợ xấu sẽ giúp cho Oceanbank một mặt có thể xử lý được toàn bộ (đối với khoản nợ xấu với dư nợ nhỏ) hoặc một phần (đối với nợ xấu có dư nợ lớn), mặt khác sẽ là một hình thức đầu tư khác nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, việc thực hiện giải pháp này cần tiến hành trên cơ sở thẩm định, đánh giá kỹ lưỡng năng lực, khả năng phát triển của khách hàng trong tương lai. Bởi lẽ, tình hình tài chính, kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn, có vấn đề thì mới bị nợ
xấu, do đó, để đạt được hiệu quả tốt nhất, Oceanbank cần đánh giá khách hàng một
3.2.2.3. Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Đề xuất đưa cán bộ
Oceanbank vào nắm quyền doanh nghiệp
Giải pháp này có lẽ cũng không mấy xa lạ với các NHTM, tuy nhiên việc áp dụng thì cịn khá hạn chế, Oceanbank khá hạn chế trong việc sử dụng phương án xử lý nợ xấu này, hay nói cách khác nó mới chỉ dừng lại ở đề xuất, ít khi trở thành hiện thực. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, giải pháp này khi áp dụng thực tế sẽ mang lại lợi
ích cho cả Oceanbank và khách hàng đang có nợ xấu. Khi đưa cán bộ của Oceanbank
vào giữ một vị trí nắm quyền trong doanh nghiệp, cụ thể là một trong những vị trí có quyền quyết định đến hoạt động, thì trước hết cán bộ đó sẽ là cầu nối giữa Oceanbank và khách hàng, kéo mối quan hệ giữa Oceanbank và khách hàng gần lại với nhau, bên cạnh đó, cán bộ này sẽ là nguồn thông tin cho Oceanbank biết được những khó khăn hay bất cập mà khách hàng gặp phải, hoặc thiện chí hợp tác trả nợ, giải quyết nợ xấu của khách hàng.
Có thể nói, áp dụng được giải pháp này sẽ có nhiều mặt lợi, tuy nhiên, việc đồng ý hợp tác của khách hàng khi để cán bộ Oceanbank vào nắm quyền là điều không dễ xảy ra, bởi lẽ khi đó những thơng tin nội bộ của khách hàng sẽ khơng cịn tính bí mật nữa. Vì vậy, áp dụng được giải pháp này hay không phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ của hai bên và khả năng làm việc, thuyết phục của Oceanbank.
3.2.2.4. Làm tốt công tác xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ
Xử lý tài sản thế chấp là một hình thức mà ngân hàng có thể áp dụng để thu hồi nợ. Các hình thức xử lý tài sản thế chấp có thể áp dụng như bán đấu giá tài sản, bán cho bên thứ ba, ngân hàng nhận tài sản để xử lý nợ. Khi phát mãi được tài sản để thu hồi nợ, ngân hàng sẽ giải quyết dứt điểm nợ xấu, khơng phải trích lập dự phòng rủi ro cũng như áp dụng các biện pháp xử lý nợ khác.
Để làm tốt công tác xử lý tài sản này, trước hết Oceanbank cần rõ ràng về sở hữu bất động sản, cần có cơ chế minh bạch hơn về thông tin trên giấy tờ sở hữu tài sản, tránh tình trạng mập mờ về xác định sở hữu riêng, chung đối với tài sản trên giấy tờ sở
hữu, khó khăn trong việc xử lý tài sản sau này nếu phải đưa khoản vay ra xử lý trước pháp luật. Thứ hai, Oceanbank cần phải hoàn thiện quy trình, hệ thống cơ chế chính sách, cơng cụ quản lý tài sản bảo đảm trong nội bộ ngân hàng, không nên dựa hoàn toàn vào các văn bản quy định vì thực tiễn diễn giải và quy nạp các vấn đề pháp luật phụ thuộc vào các chính sách, quy trình, mẫu biểu của ngân hàng. Đồng thời, cần nhận thức các công cụ pháp luật đôi khi khơng theo kịp diễn biến thực tế, vì thực tế để đưa ra một quy định pháp luật cần tốn rất nhiều thời gian đúc kết từ thực tế, qua kiểm nghiệm, đề xuất, họp dự thảo, như vậy sẽ mất rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng, vì vậy ngân hàng nên xác định các chính sách quản trị rủi ro tín dụng và tài sản bảo đảm theo thực tế của ngân hàng.
Về mặt pháp lý, Oceanbank cần thừa nhận quyền xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng, tránh mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật, phải coi đó là quyền mặc nhiên của Oceanbank và có cơ chế bảo đảm cho quyền này được thực thi. Cần sớm hoàn thành việc này để khi hợp đồng thế chấp tài sản được công chứng và đăng ký thế chấp, khi cần xử lý tài sản, Oceanbank có thể cầm ngay hợp đồng cơng chứng đó để đi bán tài sản.
Mặt khác, Oceanbank cũng nên tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, đặc biệt là những khách hàng nợ có vấn đề, để thuận tiện trong việc thuyết phục khách hàng phối hợp xử lý tài sản, phân tích lợi, hại cho khách hàng trong việc cần thiết phải xử lý tài sản để có điều kiện tất tốn khoản vay. Mặt khác, khi có Quyết định kê biên, phát mãi tài sản từ Tòa án, Oceanbank cũng cần đẩy nhanh tiến độ bán, bàn giao tài sản bằng nhiều kênh khác nhau như đăng tin, tận dụng các mối quan hệ với các cơng ty bất động sản để sớm hồn thiện việc xử lý tài sản thu hồi nợ xấu.
3.2.2.5. Đào tạo mới và trau dồi kỹ năng cho đội ngũ nhân viên xử lý nợ
tại Ngân hàng TMCP Đại Dương
Đây có thể là vấn đề đáng quan tâm hiện tại của Oceanbank, khi đội ngũ nhân
chuyên về xử lý nợ xấu. Hiện tại, công việc xử lý nợ xấu ở các chi nhánh, phòng giao dịch chưa được tách bạch ra cho một bộ phận, hay một cá nhân nào, mà hầu như nó là cơng việc chung của chuyên viên kinh doanh, hỗ trợ kinh doanh và đôi khi cả giám đốc cũng tham gia làm việc với khách hàng để xử lý nợ xấu. Việc xử lý nợ thời gian vừa qua đa số tập trung về Hội sở chính, nơi có Phịng xử lý nợ chuyên quản lý, kiểm soát các khoản nợ xấu để từ đó hỗ trợ cho các chi nhánh, phịng giao dịch. Như vậy, có một điều bất cập ở chỗ là ở các chi nhánh, phòng giao dịch chưa có cán bộ nhân viên hay phịng ban chun về cơng tác xử lý nợ xấu, vì vậy sẽ dẫn đến việc chậm trễ trong việc
xử lý các khoản nợ xấu tại ngân hàng, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
Oceanbank.
Chính vì vậy, trong tương lai sắp tới, Oceanbank cần bổ sung hoặc điều chỉnh thêm vào bộ phận chuyên về xử lý nợ xấu, khởi kiện, làm việc với Tòa án, Thi hành án,
triển khai rộng khắp đến tất cả các chi nhánh trong hệ thống, từ đó đào tạo mới, trau
dồi kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhân viên, trao quyền cho cán bộ, chi nhánh trong việc xử lý nợ xấu. Như vậy sẽ rút ngắn thời gian trong quá trình khởi kiện hay xử lý nợ, cũng như là tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh, phòng giao dịch chủ động trong việc giải quyết nợ xấu trong hoạt động của chi nhánh, phịng giao dịch nói riêng và trên tồn hệ thống Oceanbank nói chung.