Theo dõi, giám sát các khoản nợ của khách hàng, đặc biệt là những khoản nợ có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ đại dương (Trang 69 - 70)

2.3. Thực trạng phòng ngừa nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đại Dương

2.3.3. Theo dõi, giám sát các khoản nợ của khách hàng, đặc biệt là những khoản nợ có

khoản nợ có dấu hiệu Nợ có vấn đề

Khoản vay tại Oceanbank từ khi được giải ngân luôn được theo dõi, giám sát

một cách chặt chẽ. Mỗi chi nhánh, phòng giao dịch chủ động theo dõi các khách hàng do đơn vị quản lý nhằm phát hiện Nợ có vấn đề để từ đó kịp thời đưa ra hướng giải quyết.

Trong vòng 5 ngày quá hạn đầu tiên khi khách hàng bắt đầu chậm thanh tốn gốc, lãi, cán bộ tín dụng phải gọi điện thoại nhắc nhở, đồng thời gửi Văn bản nhắc nợ quá hạn đến khách hàng. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng phải đến trực tiếp trụ sở doanh nghiệp, nơi sinh sống hoặc công tác của khách hàng để gửi thư nhắc nợ, có sự ký nhận của khách hàng, đồng thời tìm hiểu các thơng tin cần thiết để nghiên cứu và đưa ra những giải pháp kịp thời để xử lý nợ.

Trong vòng 5 ngày quá hạn tiếp theo, nếu thấy khách hàng vẫn chưa thanh tốn hoặc có thái độ khơng hợp tác, thiếu thiện chí, cán bộ cần mời khách hàng đến trụ sở làm việc, bố trí gặp gỡ làm việc trực tiếp với khách hàng để làm việc về kế hoạch thu xếp trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó, Oceanbank cũng có thể đặt vấn đề xử lý tài sản nếu khách hàng khơng thanh tốn nợ đúng hạn. Các buổi làm việc với khách hàng đều có Biên bản làm việc cụ thể, rõ ràng và sau đó Oceanbank phải giám sát cam kết trả nợ của khách hàng, chuẩn bị các giải pháp thu hồi nợ nếu khách hàng khơng thanh tốn đúng hạn đã cam kết. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng sẽ có báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình món nợ của khách hàng ra Hội đồng xử lý nợ.

Như vậy, khoản vay của khách hàng tại Oceanbank được theo dõi một cách chặt chẽ nhằm giảm thiểu rủi ro nợ xấu có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Việc theo dõi, giám sát khoản nợ của khách hàng một cách thường xuyên từ lúc giải ngân sẽ giúp cho ngân hàng sớm phát hiện những bất thường của khoản vay, bất thường trong thái độ hợp tác của khách hàng đối với ngân hàng, để từ đó sớm đưa ra những phương thức xử lý hoặc giải pháp hỗ trợ khách hàng, tránh để món vay trở nên quá hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, để việc này đạt hiệu quả tốt đòi hỏi cán bộ phải theo dõi thường xuyên và liên tục khoản vay của khách hàng, điều này sẽ mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, khi khoản vay bắt đầu có dấu hiệu bất thường, khách hàng không hợp tác, đòi hỏi cán bộ tín dụng cần phải theo dõi sát sao hơn, tổ chức cuộc họp, làm việc với khách hàng sẽ tốn chi phí và thời gian nhiều hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ đại dương (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)