2.3. Thực trạng phòng ngừa nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đại Dương
2.3.5. Giám sát, quản lý sau cho vay
Đối với việc giám sát, quản lý sau cho vay, tùy theo đối tượng khách hàng hoặc tính chất của khoản cấp tín dụng mà nhân sự tham gia kiểm tra, giám sát sau cho vay sẽ
khác nhau. Khi tiến hành kiểm tra sau cho vay, cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra tình hình sử dụng nguồn vốn của khách hàng có đúng theo mục đích trong Hợp đồng tín dụng đã ký kết khơng, việc thực hiện phương án kinh doanh hay tiến độ thực hiện dự án đầu tư của khách hàng đến thời điểm kiểm tra như thế nào. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cần lưu ý đến những biến động của tài sản bảo đảm cho khoản vay của khách hàng, hoạt động kinh doanh của khách hàng trong thời gian qua, tình hình tổ chức, bộ máy quản lý điều hành của khách hàng có thay đổi, biến động gì khơng và các vấn đề khác mà cán bộ tín dụng cảm thấy có bất thường.
Sau khi tiến hành kiểm tra tình hình khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ có đánh giá chung và lập Biên bản kiểm tra sau cho vay, đồng thời báo cáo các nội dung kiểm tra cũng như là những bất thường nếu có của khách hàng cho Ban giám đốc để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
Việc giám sát, quản lý sau cho vay sẽ giúp cho ngân hàng luôn nắm bắt được thơng tin, tình hình khách hàng một cách rõ ràng, cụ thể và cập nhật, khi có dấu hiệu bất thường từ phía khách hàng, ngân hàng sẽ biết trước để từ đó có biện pháp hỗ trợ
hoặc xử lý sớm. Nhưng để thực hiện tốt điều này, cán bộ tín dụng cần giữ được mối
quan hệ tốt với khách hàng, theo dõi khách hàng một cách thường xuyên để báo cáo tình hình một cách tốt nhất. Tuy nhiên, việc kiểm tra sau cho vay này khá nhạy cảm, địi hỏi cán bộ tín dụng phải trung thực, báo cáo đúng tình hình của khách hàng. Nếu ngược lại, cán bộ tín dụng cố tình báo cáo sai tình hình của khách hàng, thì đây lại là nguy cơ phát sinh nợ xấu.