Những nguyên nhân phát sinh nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đại Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ đại dương (Trang 56 - 66)

2.2. Nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đại Dương

2.2.2. Những nguyên nhân phát sinh nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đại Dương

2.2.2.1. Nguyên nhân khách quan

- Khó khăn chung của nền kinh tế:

Tình hình kinh tế khó khăn trong giai đoạn vừa qua khiến cho hoạt động kinh

doanh của Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) gặp rất nhiều bất lợi. Phần nhiều những khoản cho vay của Oceanbank là để tài trợ cho các dự án bất động sản, cao ốc văn phòng, nhà ở, khu vui chơi, … được đảm bảo bằng bất động sản, cổ phiếu hay chính dự án khách hàng đang đầu tư, trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đóng băng kéo dài và chưa có dấu hiệu hồi phục rõ ràng, thị trường chứng khoán sụt giảm đã làm xuất hiện và gia tăng tình trạng nợ xấu trong hoạt động kinh doanh của Oceanbank.

Một số khách hàng lớn mà Oceanbank thực hiện giải ngân để đầu tư vào các dự án bất động sản hoặc đảm bảo bằng cổ phiếu có thể kể đến như là Cơng ty cổ phần Đầu tư Tồn Việt (600 tỷ), Cơng ty cổ phần Đầu tư và Tư vấn Tài chính Liên Việt (450 tỷ), Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển và Kinh doanh Cơng trình Cơng nghiệp Việt Sing (529 tỷ), đó đều là những dự án kinh doanh bất động sản, địa ốc rất lớn, dư nợ lớn, thời hạn vay dài.

Thực tế khó khăn khiến cho dự án đầu tư của khách hàng kéo dài, tiến độ hoàn thành chậm hơn nhiều so với dự kiến ban đầu, như trường hợp Cơng ty Liên Việt, dự án của họ tính ra đã kéo dài hơn 2 năm, đã trễ hạn so với tiến độ đề ra cũng như trễ thời hạn thanh toán nợ gốc và lãi cho Oceanbank, việc trễ hạn này khiến cho Công ty Liên

Việt không thể đưa dự án vào đầu tư khai thác đúng thời hạn, khơng mang lại nguồn thu, khơng có nguồn tiền về thanh toán nợ đến hạn cho Oceanbank. Cũng tương tự như công ty Liên Việt, cơng ty Tồn Việt và Việt Sing, những khó khăn về kinh tế, thị trường bất động sản khiến cho dự án đầu tư của họ vẫn dậm chân tại chỗ, nhóm nợ càng ngày càng tăng mà tình hình kinh doanh khơng có mấy dấu hiệu khả quan, việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm là cổ phiếu để trả nợ cũng hết sức khó khăn.

Như vậy để thấy rằng, với dư nợ lớn tài trợ cho các khoản vay đầu tư bất động

sản, đảm bảo bằng cổ phần, nền kinh tế khó khăn thời gian qua khiến cho hoạt động

kinh doanh của Oceanbank gặp bất lợi khi việc thu hồi nguồn vốn tín dụng đã cấp là khơng dễ, và Oceanbank vẫn chưa giải quyết được các khoản nợ xấu này.

- Những vướng mắc, bất cập trong quy định pháp luật hiện hành:

Cũng như tất cả các ngân hàng, các doanh nghiệp kinh doanh khác, hoạt động của Oceanbank cũng chịu sự chi phối của Pháp luật, các quy định của nhà nước. Các quy định pháp luật hiện hành còn nhiều bất cập đã ảnh hưởng không nhỏ, làm gia tăng nợ xấu trong Oceanbank. Quy định phân loại nợ xấu và trích lập dự phịng khơng chặt chẽ, khiến cho việc đánh giá một khoản nợ xấu, cần phân loại và trích dự phịng khơng đúng, khơng phù hợp, mang nặng tính cảm tính dựa trên đánh giá chủ quan khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai. Trong giai đoạn 2011 – 2013, Thông tư 02 vẫn chưa được đưa vào áp dụng trong việc phân loại nợ xấu, theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của NHNN, nợ của các Tổ chức tín dụng được phân loại dựa trên 2 phương pháp định lượng và định tính. NHNN cho phép các ngân hàng lựa chọn 1 trong 2 phương pháp tùy theo khả năng và điều kiện thực hiện của từng ngân hàng. Đối với việc phân loại nợ theo phương pháp định tính, tuy phương pháp này giúp Tổ chức tín dụng đánh giá được tiềm lực và khả năng thanh toán nợ của khách hàng, nhưng ở Việt Nam vẫn chưa

có một quy chuẩn chung về tiêu chí định tính, Ngân hàng nhà nước cũng chưa có bất

Quyết định 493, mặt khác việc phân loại nợ theo phương thức này đòi hỏi Tổ chức tín dụng phải xây dựng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng đối với khách hàng một cách chặt chẽ, tốn nhiều thời gian và công sức. Trong khi đó, đối với phân loại nợ theo phương pháp định lượng lại không quan tâm đến kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tức là không phản ánh thực chất khoản nợ, không đánh giá tiềm năng của khách hàng. Chính vì sự nhập nhằng trong quy định về phân loại nợ xấu, khơng có một quy định cụ thể nhất quán nào, khiến cho Oceanbank cũng bối rối trong việc phân loại một khoản nợ, lúc thì theo định lượng, lúc lại theo định tính, mang nặng tính khách quan. Đơn cử như khoản nợ xấu của Cơng ty Tồn Việt (600 tỷ), Liên Việt (450 tỷ), mặc dù đã tiến hành cơ cấu nợ 1 lần và đã tiếp tục quá hạn kể từ thời điểm đến hạn, nếu theo định lượng thì hẳn nhiên nó phải là nợ loại 4, 5, tuy nhiên việc đánh giá khoản nợ dựa vào định tính khiến cho Oceanbank tiếp tục phân nó vào nợ nhóm 1 dừng dự thu, và mãi như vậy, Oceanbank cứ đánh giá tiềm năng trả nợ của khách hàng một cách khách quan, dù thực tế khoản nợ đó đã rất xấu.

Tiếp theo đó là hoạt động của các cơ quan luật pháp như Tịa án, cục thi hành án,…Có những khoản nợ xấu Oceanbank phát đơn khởi kiện lên Tòa án, nhưng Tịa án khơng thụ lý đơn kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết với lý do không xác minh được địa chỉ của bị đơn, lý do hết sức đơn giản của cơ quan thi hành luật pháp. Việc một khách hàng cố tình vi phạm Hợp đồng tín dụng, cố tình khơng trả nợ vay cho ngân hàng lẽ ra phải được xử lý nghiêm khắc, tuy nhiên Tòa án lại trả lại đơn kiện cho ngân hàng chỉ bởi lý do bị đơn khơng có mặt tại địa phương, hay địa chỉ hiện tại của bị đơn khơng xác định được. Có thể nêu lên trường hợp của khách hàng Vũ Hải Anh (88.3 tỷ), Oceanbank đã phát đơn khởi kiện lên Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh nhưng mãi Tịa khơng thụ lý vì khơng chứng minh được địa chỉ của khách hàng. Nhóm nợ của

khách hàng này thực tế đã chuyển sang nhóm 5, là nợ có khả năng mất vốn, nhưng

Oceanbank vẫn bất lực trong việc giải quyết. Theo quy định tại Điểm 8.6 Mục 8 Phần I Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án

Nhân dân Tối cao: “Đối với trường hợp trong đơn khởi kiện người khởi kiện có ghi đầy đủ cụ thể và đúng địa chỉ của người bị kiện, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ khơng có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi cư trú mà không thông báo địa chỉ mới cho người khởi kiện, cho Tòa án nhằm mục đích dấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện, thì được coi là trường hợp bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình dấu địa chỉ. Tịa án tiến hành thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung”. Tuy nhiên, phía Tịa án dường như đã làm sai quy định này, khiến cho khoản nợ xấu của Oceanbank mãi không thể giải quyết.

Bên cạnh đó, việc thi hành án phát mãi tài sản thu hồi nợ hết sức chậm trễ, phức tạp, trong khi Tòa án đã ra quyết định xử lý tài sản, Oceanbank cũng đã có văn bản yêu

cầu giải quyết hồ sơ, thanh lý tài sản thu hồi nợ, nhưng thi hành án vẫn không tiến

hành. Điều này gây bất cập ở chỗ càng để lâu, giá trị tài sản càng giảm xuống, đến khi thanh lý được thì giá trị tài sản nhiều khi không đủ trả cho khoản nợ xấu, gây khó khăn rất nhiều cho Oceanbank. Đơn cử như trường hợp của khách hàng Công ty Lan Quân, thi hành án đã khơng xử lý mặc dù Tịa án và Oceanbank đều đã có Cơng văn yêu cầu, Oceanbank đã theo hơn 3 năm nhưng vẫn chưa giải quyết được, và trên Báo cáo vẫn chỉ có 1 dịng: Đợi quyết định của Cục Thi hành án. Vậy mới biết, dường như chúng ta chưa có một chế tài nào cụ thể, rõ ràng cho các cơ quan thi hành pháp luật, mà còn trang bị thêm cho cơ quan này một lý do chính đáng, lý do từ 2 chữ: Pháp lý.

- Từ phía khách hàng vay vốn

Về nhân tố khách hàng vay vốn, nợ xấu phát sinh do công tác thẩm định khơng phải là vấn đề lớn với Oceanbank, vì đa số các khách hàng vay vốn tại Oceanbank đều được thẩm định kỹ càng, lẽ dĩ nhiên không thể tránh khỏi mọi rủi ro, nhưng công tác thẩm định khách hàng rất được Oceanbank chú trọng. Vấn đề nợ xấu từ phía khách hàng tại Oceanbank chủ yếu vẫn do tình hình kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn, trong bối cảnh kinh tế trong nước chưa có dấu hiệu hồi phục rõ ràng, thị trường chứng khoán và bất động sản vẫn đang đóng băng khiến cho nguồn tiền về của

khách hàng từ những dự án đầu tư, kinh doanh cũng bị ảnh hưởng, kéo theo nợ xấu tại Oceanbank gia tăng.

Công ty cổ phần Đầu tư và Tư vấn Tài chính Liên Việt là khách hàng lớn của Oceanbank với các dự án đầu tư bất động sản lớn, khu phức hợp cao ốc văn phịng, căn hộ, vui chơi giải trí ở quận 7 và quận 12. Họ ký hợp đồng tín dụng với Oceanbank từ 2012 và khi dự án đã tiến hành trước đó. Nhưng cho đến nay, việc đói vốn cùng với sự đóng băng của thị trường bất động sản khiến cho dự án không thể triển khai tiếp tục và cũng không chào bán được cho các khách hàng. Chính vì vậy, hơn một năm nay, nguồn tiền của Công ty Liên Việt thu từ dự án vẫn là con số 0 tròn trĩnh. Khoản vay này Oceanbank đã cơ cấu cho khách hàng 1 lần, nhưng đã quá hạn >90 ngày kể từ ngày đáo hạn của thời gian cơ cấu. Hay như trường hợp của Cơng ty Tồn Việt với dự án bất động sản Làng Tôi tại quận 2 triển khai từ năm 2010 và được đánh giá là dự án hết sức

tiềm năng. Tuy nhiên, trải qua 4 năm, dự án vẫn chưa thể đưa vào khai thác, kinh

doanh, nguồn tiền thu được từ dự án này của khách hàng vẫn là điều gì đó hết sức xa vời.

Bên cạnh đó, thái độ hợp tác của khách hàng đối với Oceanbank là một vấn đề cần được nhắc đến. Một số khách hàng vay vốn tại Oceanbank trong quá trình quan hệ tín dụng khơng thể hiện sự hợp tác tốt với ngân hàng, chậm trễ trong việc thanh tốn những khoản nợ đến hạn, khơng cung cấp báo cáo giải trình cũng như kế hoạch trả nợ đối với những khoản đáo hạn lớn, hơn nữa, khi khoản nợ chuyển thành nợ xấu, khách hàng cũng không thể hiện được trách nhiệm của mình đối với khoản nợ xấu, không cử cán bộ lên làm việc với Oceanbank tại ngân hàng cũng như khi giải quyết bằng khởi kiện tại Tịa án. Điển hình là Cơng ty TNHH Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vũ Anh (190 tỷ), Công ty TNHH Vận Tải Biển Anh Sơn (70 tỷ), Công ty Lan Quân (70 tỷ), Cơng ty Tồn Việt (600 tỷ), Liên Việt (450 tỷ). Các khách hàng này quan hệ tín dụng với Oceanbank khá lâu, nhưng từ sau khi giải ngân, thái độ hợp tác của họ lại không được

nhiều lần nhắc nhở, mời họp, làm việc trực tiếp với đại diện Công ty. Khi khoản nợ bị trở thành nợ xấu, thì quan hệ lại càng khơng bình thường, các báo cáo cung cấp cho Oceanbank hầu như khơng có, khơng giải trình tiến độ dự án đến đâu, khi nào trả nợ và trả bao nhiêu, việc Oceanbank có được những thơng tin này rất khó, vì khách hàng không thể hiện được sự hợp tác cũng như trách nhiệm đối với khoản nợ bị quá hạn.

2.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan

- Trình độ và đạo đức của cán bộ ngân hàng chưa tốt

Cán bộ tín dụng là lực lượng giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân

hàng. Lực lượng cán bộ tín dụng tốt về đạo đức, giỏi về nghiệp vụ sẽ đưa ngân hàng

phát triển mạnh mẽ, ngược lại, khi lực lượng cán bộ tín dụng có vấn đề về trình độ

hoặc đạo đức sẽ là mối lo lắng cho ngân hàng. Nhân sự ở Oceanbank được tuyển dụng và sàng lọc kỹ lưỡng hàng năm.

Bảng 2.8: Quy mô nhân sự của Oceanbank

STT Trình độ 2011 (người) 2012 (người) 2013 (người)

1 Tiến sỹ 5 6 6 2 Thạc sỹ 82 85 87 3 Đại học 1363 1659 1780 4 Cao đẳng 129 177 187 5 Trung cấp 123 112 130 6 THPT 146 130 115

Số liệu ở Bảng 2.8 trên cho thấy rằng, quy mơ nhân sự của Oceanbank có ở tất

cả các cấp bậc trình độ, nhưng đa phần ở cấp Đại học và Cao đẳng, chiếm lần lượt

80.73% năm 2011, 84.64% năm 2012 và 85.34% năm 2013.

Tại Oceanbank, việc cán bộ tín dụng làm việc khơng đảm bảo năng lực hoặc đạo đức kém làm phát sinh nợ xấu ít xảy ra. Chỉ phát sinh nợ xấu do nguyên nhân này trong trường hợp khoản vay của khách hàng khá phức tạp, hồ sơ pháp lý, dự án khách

đánh giá khách hàng một cách tốt nhất ảnh hưởng đến quyết định cho vay, khiến cho khoản vay về sau trở thành nợ xấu, khó tìm ra phương án để giải quyết. Đơn cử như dự án Khu phức hợp giải trí Happy Land được hợp tác đầu tư giữa Công ty Phú An và Công ty Xứ sở Hạnh Phúc, dự án triển khai tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Đây là dự án có quy mơ rất lớn, được khởi cơng từ năm 2011 tại Long An với cán bộ trực tiếp thẩm định là Đỗ Ngọc Sơn. Khơng thể nói Đỗ Ngọc Sơn khơng có năng lực, tuy nhiên khoản vay này khá lớn (dư nợ lên đến 429 tỷ) và pháp lý phức tạp lại được triển khai ở tận Long An (khoản vay thuộc quản lý của Hội sở - Hà Nội), do đó thơng tin thu thập, hồ sơ pháp lý và đánh giá tiềm năng dự án của ông Sơn không được tốt khiến cho dự án đến nay vẫn chưa thể tiếp tục đầu tư, trễ tiến độ so với đánh giá thẩm định của ông Sơn, không mang lại nguồn thu, khơng có tiền trả nợ cho Oceanbank. Nợ xấu của khoản này tính ra đã hơn 1 năm, gây rất nhiều khó khăn cho Oceanbank trong việc xử lý, thu hồi.

Bên cạnh đó, chỉ có một số ít trường hợp nợ xấu phát sinh do cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Như trường hợp khoản vay của một doanh nghiệp tại Oceanbank do cán bộ tín dụng Đỗ Ngọc Sơn trực tiếp làm việc. Cụ thể khách hàng này

có 2 khoản vay tại Oceanbank và nó đều đang quá hạn do kinh tế khó khăn, doanh

nghiệp khơng có tiền trả nợ. Nắm bắt được tâm lý, ông Sơn đã lên kế hoạch nhằm trục lợi số tiền 200 triệu đồng từ doanh nghiệp này với lời hứa thu xếp khoản vay để doanh

nghiệp không bị đưa tài sản ra phát mãi, đồng thời được miễn, giảm lãi vay, áp dụng

mức lãi suất phù hợp. Tin lời hứa, doanh nghiệp đã thu xếp tiền lo lót cho ơng Sơn, nhưng khi ơng Sơn đang nhận tiền thì bị Cơng an bắt, doanh nghiệp điêu đứng, khoản nợ chuyển thành nợ xấu. Có thể thấy rằng, ơng Sơn đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức của một cán bộ tín dụng. Khi khoản vay của doanh nghiệp trên bị q hạn, khơng những khơng tìm cách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn mà lại có hành vi trục lợi, hối lộ doanh nghiệp.

Một vụ việc cũng liên quan đến cán bộ tín dụng Oceanbank thời gian qua đó là vụ việc của cán bộ Nguyễn Anh Đức liên quan đến khoản vay của Cơng ty Osaka kinh doanh sản phẩm bình nước nóng và bà Lê Thị Nga kinh doanh hàng hóa dịp Tết. Nắm được tình hình Cơng ty Osaka và bà Lê Thị Nga đều là những khách hàng lần đầu tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ đại dương (Trang 56 - 66)