Bài học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ đại dương (Trang 45)

Thành công trong việc xử lý nợ xấu của các quốc gia trên thế giới là bài học kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam, tuy nhiên, việc vận dụng các kinh nghiệm trên phải tính tốn đến điều kiện cụ thể của chúng ta hiện nay. Đối với Việt Nam, việc lựa chọn, áp dụng phương thức nào để xử lý nợ xấu vẫn còn bỏ ngỏ, nhưng dù áp dụng

phương thức nào thì trước vẫn phải đánh giá toàn diện về khả năng thực hiện các biện pháp để tái cấu trúc và xử lý nợ xấu.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho chúng ta thấy rằng, để xử lý được các khoản nợ xấu, một điều tất nhiên đó là thành lập Cơng ty Quản lý Tài sản với nhiệm vụ chính là mua lại những khoản nợ xấu từ các Tổ chức tín dụng và lên các kế hoạch để xử lý những khoản nợ xấu này. Song song với đó là việc thành lập Cơng ty chuyên về tái cơ cấu vốn cho các tổ chức tài chính, đảm bảo việc thanh tốn cho những khoản tiền gửi của dân chúng, để giảm đi tâm lý hoang mang trong dân chúng khi các Tổ chức tài chính lâm vào hồn cảnh khó khăn mà nợ xấu gây ra. Bên cạnh đó, việc mua, bán và xử lý nợ xấu được thực hiện xoay vịng, tức là Cơng ty Quản lý tài sản sẽ dùng tiền bán được từ xử lý nợ xấu để tiếp tục mua và lại bán, xử lý nợ xấu.

Ngoài ra, Hàn Quốc còn cho phép thành lập các công ty chuyên về tái cơ cấu

doanh nghiệp, để vực dậy các doanh nghiệp khơng có khả năng trả nợ. Cuối cùng,

Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành rất nhiều quy định, chính sách hỗ trợ liên quan đến dự phòng, Luật thuế,… nhằm khuyến khích và hỗ trợ việc bán các khoản nợ xấu.

Về phía Trung Quốc và Thái Lan, họ cũng cho thấy rằng, để xử lý nợ xấu thì cần trước tiên đó là việc thành lập các Công ty quản lý tài sản dưới sự tài trợ trực tiếp của Nhà nước, đồng thời trang bị cho các Công ty quản lý tài sản này nguồn lực tài chính đủ mạnh để thực hiện xử lý nợ xấu.

Đối với Trung Quốc, họ thực hiện xử lý nợ xấu trực tiếp bằng các biện pháp bán, đấu giá và cơ cấu lại các khoản nợ xấu, tịch thu các tài sản bảo đảm để bán, thanh lý; chứng khốn hóa các khoản nợ xấu, hoán đổi nợ thành cổ phần và quản trị, tái cấu trúc doanh nghiệp, ngoài ra, Trung Quốc mạnh dạn cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia tái cấu trúc các NHTM nhà nước, là các ngân hàng đại diện cho các AMC của Trung Quốc, công tác xử lý nợ xấu của Trung Quốc mang lại hiệu quả cao.

Phần Thái Lan, cơ chế của họ rõ ràng khi phân chia lời, lỗ từ việc xử lý nợ xấu với Tổ chức tín dụng bán nợ, đây là động lực để khuyến khích việc bán nợ của các Tổ

chức tín dụng, đồng thời cũng gắn các Tổ chức tín dụng trách nhiệm xử lý nợ xấu sau khi đã bán. Thái Lan chủ yếu tập trung xử lý những khoản nợ xấu mà họ cho rằng có tiềm năng khơi phục, những khoản nợ liên quan đến các ngành công nghiệp quan trọng và các doanh nghiệp lớn, dẫn đầu ngành vì họ cho rằng, khi những doanh nghiệp này khôi phục hoạt động, thì sẽ kéo theo tồn bộ các doanh nghiệp khác, phát huy tác dụng của công tác xử lý nợ xấu. Thái Lan cũng cho thấy, họ mạnh dạn trong việc khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngồi, nhưng ln đề cao vai trò quản lý, điều hành của Chính phủ trong cơng tác xử lý nợ xấu.

Kết Luận Chương 1

Trong Chương này đã tổng hợp được các lý thuyết về nợ xấu, phân loại nợ xấu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, các chỉ tiêu đo lường nợ xấu cũng như cơ sở nào để đánh giá một phương pháp phòng ngừa, xử lý nợ xấu là có hiệu quả. Bên cạnh đó cũng nêu lên các nguyên nhân phát sinh nợ xấu để từ đó đưa ra các biện pháp phịng ngừa và xử lý nợ xấu, các biện pháp có thể kể đến như xây dựng bộ máy tín dụng phù hợp, tăng cường kiểm tra, giám sát sau cho vay, chú trọng thẩm định tình hình khách hàng, gia hạn nợ, cơ cấu nợ,…

Mặt khác, dựa vào kinh nghiệm xử lý nợ xấu thành công của các nước Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái Lan đã rút ra được các bài học cho Việt Nam. Đồng thời, lý thuyết phân tích của chương này là tiền đề cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng phòng ngừa và xử lý nợ xấu ở Chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG

HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Dương

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng, được thành lập vào cuối năm 1993 với vốn điều lệ là 300 triệu đồng và chỉ đơn giản là nhận tiền gửi và cho vay hộ nông dân trên địa bàn nông thôn Hải Dương.

Sau 14 năm hoạt động, Ngân hàng nông thôn Hải Hưng chính thức được chuyển đổi mơ hình hoạt động thành Ngân hàng cổ phần đô thị theo Quyết định 104/QĐ- NHNN ngày 09/01/2007 của Ngân hàng nhà nước và được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đại Dương.

Ngân hàng TMCP Đại Dương được Ngân hàng nhà nước Việt Nam phê duyệt và hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 1,000 tỷ đồng vào tháng 6 năm 2007, tăng gấp 5.9 lần năm 2006. Ngày 18/01/2009, Oceanbank ký kết và công bố cổ đông chiến lược

là Tập đồn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam). Tháng 04/2009, Oceanbank đã tăng

vốn điều lệ lên 2,000 tỷ đồng, quá trình phát triển đến cuối năm 2013, vốn điều lệ của Oceanbank đạt 4,000 tỷ đồng, tổng tài sản chạm mốc 67,075 tỷ đồng.

Oceanbank cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng đa năng, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với nhu cầu và đặc điểm cư dân, kinh tế vùng miền. Không chỉ cung cấp các dịch vụ ngân hàng truyền thống, Oceanbank đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, tạo ra các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cơng nghệ cao, bảo mật cho các nhóm khách hàng doanh nghiệp và cá nhân.

Xác định sự phát triển phải gắn liền với lợi ích chung của xã hội, Oceanbank ln tích cực tham gia các hoạt động xã hội từ thiện: triển khai chương trình từ thiện

nghèo trên toàn quốc, tài trợ xây dựng trường, trạm y tế, tài trợ từ thiện cho cháu Trần Danh Tùng phẫu thuật do mắt hội chứng Apert, tặng quà cho trẻ em nghèo,…

Với các giá trị tạo ra cho khách hàng, cổ đông, xã hội, …Oceanbank đã dành

được nhiều danh hiệu, giải thưởng, bằng khen của các tổ chức trong nước và quốc tế cho tập thể và cá nhân xuất sắc của ngân hàng như: Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng bán lẻ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam do Tạp chí Global Banking & Finance Review trao tặng, Giải thưởng STP (Straight – Through – Processing) dành cho ngân hàng thanh toán đạt chuẩn cao do Wells Fargo trao tặng, Top 100 ngân hàng có Bảng cân đối Kế toán mạnh nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Top 500 Ngân hàng lớn nhất Khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500), Top 200 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất, …

Thành công của Oceanbank được kết tinh từ nhiều yếu tố. Đó là sự nhất quán từ việc xây dựng đường lối, chính sách đến việc thực thi kế hoạch, là sự quyết tâm theo đuổi chiến lược kinh doanh lấy mục tiêu phát triển bền vững làm trọng tâm, là sự chủ động trong công tác quản trị, là sự đoàn kết của Tập thể cán bộ nhân viên. Và chắc chắn, vị thế của Oceanbank có được ngày hơm nay khơng thể được xây đắp nếu khơng có sự đồng hành của cổ đông, nhà đầu tư và khách hàng.

Mục tiêu sắp tới, Oceanbank sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu trở thành ngân hàng sáng tạo nhất, quản lý tốt nhất và được khách hàng đánh giá là ngân hàng “hướng về khách hàng” tốt nhất trong toàn ngành bằng việc nâng cao các sản phẩm dịch vụ, tăng cường hợp tác với các tập đoàn lớn trong và ngoài nước, tích cực đồng hành cùng các doanh nghiệp, chú trọng công tác quản lý đào tạo và phát triển nhân sự, không ngừng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin để đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn của hệ thống.

2.1.2. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Dương giai đoạn 2011 – 2013 – 2013

- Huy động vốn và cân đối thanh khoản

Oceanbank luôn chú trọng đến công tác quản lý nguồn vốn, thanh khoản. Ngân hàng đã xác lập một cơ cấu vốn an toàn, hiệu quả, do đó chủ động về nguồn vốn, đảm bảo toàn bộ nhu cầu chi trả của khách hàng. Các chỉ số về an toàn hoạt động, quản trị thanh khoản qua các năm luôn bảo đảm quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Bảng 2.1: Tổng huy động vốn giai đoạn 2011 - 2013

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tổng huy động 57,378 59,398 62,068

Huy động vốn bằng VND 50,148 51,291 45,949 Huy động vốn bằng ngoại tệ 7,230 8,107 16,119

(Báo cáo thường niên Oceanbank năm 2011, 2012, 2013)

Bảng 2.1 cho thấy rằng nguồn vốn huy động của Oceanbank chủ yếu bằng VND và tăng qua các năm: Năm 2012 tăng 3.5% so với năm 2011, năm 2013 tăng 4.4% so với năm 2012, tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn trên cho thấy Oceanbank ln đặt tiêu chí cơ cấu vốn an toàn lên hàng đầu, tuy nhiên vẫn luôn đáp ứng được quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu >=9% của Ngân hàng nhà nước.

- Tín dụng

Xác định mục tiêu tăng trưởng tín dụng bền vững đồng thời góp phần hỗ trợ các chương trình lớn của Chính phủ, trong thời gian qua Oceanbank đã kết hợp nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, dành nguồn vốn lớn với lãi suất ưu đãi để triển khai các chương trình, gói tín dụng mục tiêu như: Cho vay nơng nghiệp nông thôn, thu mua, xuất khẩu, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tổng dư nợ quy đổi 19,187 26,240 28,480

Dư nợ ngắn hạn 8,282 12,086 11,625

Dư nợ trung, dài hạn 10,905 14,154 16,855 (Báo cáo thường niên Oceanbank năm 2011, 2012, 2013)

Dựa vào bảng số liệu 2.2 về dư nợ cho vay trên, có thể thấy rằng chiến lược cho vay của Oceanbank tương đối cân bằng và tăng trưởng khá cân bằng giữa loại hình cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn, riêng năm 2013, dư nợ cho vay trung, dài hạn của Oceanbank tăng 19% trong khi dư nợ ngắn hạn lại giảm 3.8% phần nào thể hiện khác biệt trong chiến lược phát triển của Oceanbank trong năm 2013 với hai năm trước đó. Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo đơn vị tiền tệ

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tổng dư nợ quy đổi 19,187 26,240 28,480

Cho vay bằng VND 15,450 22,631 25,201 Cho vay bằng ngoại tệ 3,737 3,609 3,279

(Báo cáo thường niên Oceanbank năm 2011, 2012, 2013)

Bảng 2.4: Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tổng dư nợ quy đổi 19,187 26,240 28,480

Cho vay tổ chức kinh tế 17,155 23,758 26,746 Cho vay cá nhân và hộ kinh doanh 2,032 2,482 1,734

Số liệu về dư nợ cho vay theo đơn vị tiền tệ của Oceanbank ở bảng 2.3 và 2.4 trên thể hiện rõ Oceanbank vẫn tập trung cho vay vốn bằng đồng Việt Nam hơn là ngoại tệ và đánh nhiều vào các tổ chức kinh tế với chênh lệch dư nợ khá lớn so với cho

vay cá nhân và hộ kinh doanh, mà phần lớn các tổ chức kinh tế mà Oceanbank hướng

đến là các công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản. Các khách hàng này chiếm phần lớn dư nợ cho vay của Oceanbank, có thể mang lại lợi nhuận lớn cho Oceanbank, tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, bất động sản đóng băng thì nguy cơ phát sinh nợ xấu từ các khách hàng này cũng là vấn đề đáng để quan tâm.

- Kết quả kinh doanh của Oceanbank giai đoạn 2011 – 2013

Giai đoạn 2011 – 2013 vừa qua được xem là giai đoạn có nhiều thách thức đối với các NHTM cổ phần do bối cảnh kinh tế xã hội cả trong nước và trên thế giới đều diễn biến theo chiều hướng không thuận lợi. Trên thế giới, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đều giảm ở các nước, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nợ công tăng, sức mua giảm sút, thị trường tài chính tồn cầu tiềm ẩn nguy cơ tái bùng phát nợ công. Ở trong nước, các chính sách của nhà nước nhằm ổn định kinh tế vĩ mô đã phát huy tác dụng nhưng tăng trưởng kinh tế thấp, thị trường chứng khoán, bất động sản và doanh nghiệp đều gặp khó khăn. Các NHTM cổ phần một mặt phải đối diện với những thách thức của nền kinh tế, mặt khác

phải thích ứng với những thay đổi chính sách từ phía Chính phủ và Ngân hàng nhà

nước như điều chỉnh lãi suất trần huy động và cho vay, dự phòng rủi ro, cổ tức, … Trong bối cảnh đó, Oceanbank đã khơng ngừng nỗ lực và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong việc củng cố tổ chức, quảng bá thương hiệu, phát triển kinh doanh.

Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của Oceanbank giai đoạn 2011 – 2013 Đvt: Tỷ đồng Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tổng tài sản 62,639 64,462 67,075 Vốn chủ sở hữu 4,644 4,485 4,355 Vốn điều lệ 4,000 4,000 4,000 Nguồn vốn huy động 57,378 59,398 62,068

Dư nợ cho vay 19,187 26,240 28,480

Tổng doanh thu 6,694 6,704 5,792

Lợi nhuận trước thuế 643 310 232

Lợi nhuận sau thuế 488 243 187

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 11.74% 10.36% 9.23%

(Báo cáo thường niên Oceanbank năm 2011, 2012, 2013)

Số liệu từ Bảng 2.5 trên cho thấy rằng, lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2011 –

2013 của Oceanbank có xu hướng giảm, điều đó cũng dễ hiểu trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế. Tuy gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, Oceanbank vẫn giữ được mức lợi nhuận dương, thể hiện sự đồng lòng, nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong ngân hàng.

2.2. Nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đại Dương

2.2.1. Tình hình nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đại Dương giai đoạn 2011 – 2013 2013

Trong giai đoạn 2011 – 2013 vừa qua, việc kiểm soát nợ xấu trong hoạt động kinh doanh của Oceanbank được thực hiện khá tốt, tất cả các phòng, ban, bộ phận đều nghiêm túc thực hiện việc phòng ngừa và xử lý nợ xấu trong hoạt động của đơn vị

ngân hàng nhà nước. Chính vì vậy, trong giai đoạn vừa qua, tỷ lệ nợ xấu của Oceanbank luôn được giữ dưới mức 3% theo quy định.

Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu tại Oceanbank giai đoạn 2011 – 2013

Đvt: Tỷ đồng

Năm Dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu/Tổng

dư nợ (%)

2011 19,187 399 2.08

2012 26,240 758 2.89

2013 28,480 846 2.97

Tổng cộng 73,907 2,003

(Báo cáo thường niên Oceanbank năm 2011, 2012, 2013)

Bảng 2.6 trên đã thống kê rằng, trong thời gian vừa qua, mặc dù Oceanbank

ln duy trì được tỷ lệ nợ xấu an toàn, đảm bảo quy định của ngân hàng nhà nước

(<3%/Tổng dư nợ), tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu lại có xu hướng tăng lên qua các năm, những khó khăn của nền kinh tế, bất động sản, chứng khoán đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Oceanbank, đây thực sự là điều đáng để Oceanbank tập trung nguồn lực để phòng ngừa và xử lý.

Bảng 2.7: Nợ xấu của Oceanbank theo phân loại nợ:

Đvt: Tỷ đồng

Năm 2011 2012 2013

Nợ dưới tiêu chuẩn 154 65 31

Nợ nghi ngờ 44 146 215

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ đại dương (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)