Tình hình cơ cấu các khoản nợ xấu tại Oceanbank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ đại dương (Trang 75 - 80)

Đvt: đồng

Nội dung 2011 2012 2013

Nợ xấu cơ cấu lại 287,805,000,000 393,601,000,000 651,173,671,300

(Phòng Quản lý nợ Oceanbank)

Dựa vào thông tin từ Bảng số liệu 2.10 trên về tình hình cơ cấu các khoản nợ xấu tại Oceanbank, có thể thấy rằng, số liệu này tăng dần qua các năm. Năm 2012 tăng 36.75% so với năm 2011, còn năm 2013 tăng 65.44%, tăng hơn gấp đôi so với năm 2012. Việc thực hiện cơ cấu nợ được Oceanbank áp dụng theo Quyết định số 780/QĐ- NHNN ngày 23/04/2012 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, dựa trên cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai.

Việc cơ cấu một khoản nợ xấu cho khách hàng hẳn nhiên sẽ mang lại hiệu quả tức thì, bởi khoản nợ xấu đó sẽ trở lại thành nợ bình thường, khách hàng có thêm thời gian tập trung các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, thực hiện phương án kinh doanh, dự án đầu tư nhằm tạo ra lợi nhuận. Về phía ngân hàng, trong bảng thống kê nợ xấu sẽ mất đi khoản nợ này, sẽ giảm được các chi phí kiểm tra, kiểm sốt, xử lý nợ và tăng thêm sự hợp tác với ngân hàng. Tuy nhiên, việc chuyển một khoản nợ xấu trở thành nợ bình thường sẽ làm chậm đi thời gian thu hồi nợ gốc của ngân hàng, phần nào ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Oceanbank.

2.4.2. Tiến hành giảm, miễn lãi cho khách hàng

Oceanbank sử dụng biện pháp xử lý nợ này trong trường hợp khách hàng bị tổn thất về tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính khiến khách hàng khơng có khả năng trả được một phần hoặc toàn bộ lãi vay ngân hàng. Trên cơ sở đề nghị chính đáng của khách hàng, Oceanbank sẽ xem xét nếu khách hàng đáp ứng được các điều kiện về miễn, giảm lãi vay, Oceanbank sẽ tiến hành hỗ trợ cho khách hàng bằng cách miễn hoặc giảm một phần lãi vay cho khách hàng.

Tùy theo thực tế khó khăn của khách hàng về hoạt động kinh doanh, nguồn tài

chính, thiện chí hợp tác và mối quan hệ với khách hàng mà Oceanbank sẽ xem xét hoặc miễn hoàn toàn nợ lãi, hoặc giảm một phần nợ lãi để bớt áp lực trả nợ của khách hàng.

Một số khách hàng mà Oceanbank thực hiện biện pháp giảm, miễn lãi có thể kể đến

như Cơng ty cổ phần Giáo dục Quốc Tế, Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Thiết bị Y tế Việt Nam, Trần Quyết Thắng, Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vũ Anh, Vũ Hải Anh,…để tạo điều kiện hỗ trợ cho khách hàng trong việc thanh toán nợ gốc, tất toán khoản vay.

Sử dụng biện pháp này, ngay lập tức sẽ không xử lý được khoản nợ xấu tại

Oceanbank, tuy nhiên nó sẽ tạo tiền đề cho món nợ xấu này của khách hàng được giải

quyết dễ dàng hơn trước, bởi vì ta biết rằng, không chỉ nợ gốc quá hạn mới là gánh

nặng cho khách hàng, khoản lãi và phí phạt cũng khiến khách hàng khó khăn trong việc thanh toán, như vậy việc giảm, miễn lãi này sẽ bớt đi rất nhiều gánh nặng cho khách hàng.

Bên cạnh đó, khác với việc cơ cấu nợ, biện pháp giảm, miễn lãi có hiệu ứng rõ ràng và ngay lập tức, bởi nó đánh ngay vào khoản tiền mà khách hàng phải trả, và trên những con số mang tính thiết thực, khách hàng sẽ thấy cụ thể sự hỗ trợ tích cực từ phía Oceanbank.

Tuy nhiên, Điểm trừ của giải pháp này đó chính là nó sẽ làm giảm doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đó, khoản nợ xấu này chưa được xử lý ngay lập

tức, ngân hàng vẫn phải trích lập dự phịng cho khoản nợ xấu theo đúng tỷ lệ quy định, điều đó cũng làm giảm doanh thu, lợi nhuận, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Oceanbank.

2.4.3. Tiến hành bán nợ khách hàng cho các tổ chức

Oceanbank tiến hành biện pháp xử lý nợ bằng cách bán nợ cho các tổ chức trong trường hợp các khoản nợ khơng có khả năng thu hồi hoặc có thể thu hồi nhưng thời gian dài và/hoặc giá trị mà Oceanbank thu hồi được ít hơn so với giá bán nợ.

Trong thời gian qua, cùng với các ngân hàng khác, Oceanbank cũng tiến hành bán các khoản nợ xấu cho Tổ chức mua bán nợ - Công ty VAMC để nhận lại trái phiếu đặc biệt có thời hạn 5 năm. Việc bán nợ này giúp Oceanbank giải quyết được những khoản nợ xấu khó có khả năng thu hồi, tạm thời chuyển giao cho một cơ quan khác xử lý để Oceanbank có thể tập trung vào những món vay khác, những khách hàng khác.

Một số món nợ xấu mà Oceanbank bán cho VAMC có thể kể đến như khoản nợ của

Vũ Hải Anh (83.8 tỷ), Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vũ Anh (11 tỷ), Ngô Thanh Thủy (6 tỷ). Thống kê trong năm 2013, Oceanbank đã bán nợ cho VAMC để thu về 222 tỷ trái phiếu đặc biệt và thực hiện trích lập dự phịng theo quy định của VAMC, giúp Oceanbank xử lý được một số khoản nợ xấu trong hoạt động kinh doanh tín dụng.

Với việc bán nợ cho VAMC, Oceanbank sẽ nhận được sự hỗ trợ giải quyết nợ xấu từ một tổ chức có quyền lực cao hơn, tính pháp lý mạnh hơn cũng như là nhiều công cụ xử lý nợ xấu tốt hơn. Bán nợ giúp Oceanbank tạm thời đưa khoản nợ xấu này ra khỏi bảng theo dõi, góp phần làm tốt hơn trong báo cáo, là một biện pháp xử lý nợ xấu đồng thời đưa tỷ lệ nợ xấu giảm về theo đúng với quy định an toàn của Ngân hàng nhà nước. Tuy bán nợ cho VAMC, nhưng trách nhiệm của Oceanbank vẫn cịn đó, vẫn phải tiến hành các biện pháp xử lý nợ, khởi kiện,… bởi việc bán nợ chỉ có giá trị trong

vịng 5 năm, sau đó nếu VAMC khơng xử lý được, thì nó vẫn là nợ xấu của

Công ty Vũ Anh hay Ngô Thanh Thủy, Oceanbank vẫn phải tiến hành khởi kiện song song với việc bán nợ, đồng thời tích cực làm việc với khách hàng với mục đích mau chóng thu hồi được nguồn vốn tín dụng đã cấp.

Bên cạnh đó, khi chấp nhận bán nợ xấu cho VAMC, Oceanbank chỉ bán với giá trị bằng nợ gốc, tức là sẽ mất đi phần lãi và các khoản phạt phải thu của khách hàng, đó có thể được xem như chi phí của Oceanbank khi tiến hành ký kết hợp đồng mua bán với VAMC. Theo ước tính, tổng số tiền lãi và phí phạt mà Oceanbank mất đi trong các hợp đồng mua bán nợ ký với Oceanbank đạt con số trên 70 tỷ đồng, là một con số khá lớn. Cho nên chấp nhận bán nợ là Oceanbank chấp nhận mất đi những khoản tiền, cũng như chấp nhận rủi ro trong trường hợp VAMC cũng bất lực trong việc xử lý nợ xấu.

2.4.4. Phối hợp với khách hàng để xử lý tài sản thu hồi nợ

Giải pháp này được Oceanbank áp dụng khi khách hàng có thiện chí trả nợ, và đồng ý bán tài sản thông qua bán đấu giá hoặc bán trực tiếp cho bên thứ ba. Đây có thể xem là giải pháp bất đắc dĩ Oceanbank và khách hàng phải áp dụng khi khoản nợ của khách hàng đã trở thành nợ xấu và Oceanbank đánh giá khó có khả năng thu hồi được nợ trong thời gian sắp tới.

Bên cạnh việc áp dụng các giải pháp xử lý nợ xấu trên, trong quá trình làm việc với khách hàng, Oceanbank sẽ đề cập đến vấn đề bán tài sản để thu hồi nợ, và nếu xét thấy khách hàng có thiện chí, có ý muốn bán tài sản để trả nợ, Oceanbank sẽ phối hợp cùng với khách hàng để thực hiện các thủ tục bán đấu giá hoặc bán trực tiếp cho cá nhân, tổ chức khác.

Việc bán tài sản để thu hồi nợ sẽ giúp cho Oceanbank giải quyết được toàn bộ hoặc phần lớn khoản nợ xấu của khách hàng, giảm được gánh nặng nợ xấu trong ngân hàng. Đối với các biện pháp xử lý nợ trên, ngân hàng sẽ vẫn phải theo dõi, vẫn phải trích lập dự phịng, cịn đối với việc bán tài sản thu hồi nợ này, nợ xấu có thể sẽ biến mất hồn tồn khỏi hệ thống.

Khó khăn của giải pháp này ở chỗ việc bán, xử lý tài sản của khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn. Trước hết đó là thiện chí bán tài sản của khách hàng, việc thuyết phục khách hàng đồng ý theo giải pháp này hồn tồn khơng dễ làm, bởi không khách hàng nào lại muốn mất tài sản của mình cả, như trường hợp của Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Cơng Liêm, qua q trình làm việc rất nhiều lần, Oceanbank đã thuyết phục được khách hàng bán tài sản để trả nợ, tuy nhiên người đồng sở hữu chính là vợ của khách hàng lại không chấp thuận, do đó việc xử lý tài sản không thể tiến hành, và Oceanbank buộc phải đi đến giải pháp khởi kiện khách hàng để nhờ sự hỗ trợ của các cơ quan luật pháp để thu hồi nợ, đó là việc lằng nhằng trong thủ tục nếu tài sản thuộc

sở hữu của nhiều người, khi đó cần có sự đồng ý của tất cả chủ sở hữu tài sản. Bên

cạnh đó, việc bán tài sản sẽ tốn rất nhiều thời gian, chi phí và cơng sức. Như vậy, nếu thành cơng thì giải pháp này sẽ giải quyết triệt để nợ xấu, tuy nhiên hoàn tồn khơng dễ để thực hiện.

2.4.5. Khởi kiện khách hàng

Khởi kiện khách hàng có thể xem là giải pháp xử lý nợ cuối cùng mà các ngân hàng buộc phải áp dụng để xử lý nợ xấu. Khi sử dụng các giải pháp khác khơng có hiệu quả, khách hàng khơng hợp tác với ngân hàng, lúc đó ngân hàng cần sự can thiệp của Tòa án, của pháp luật của nâng tính pháp lý của việc xử lý nợ xấu.

Đối với Oceanbank, khởi kiện khách hàng cũng là giải pháp bắt buộc mà Oceanbank phải áp dụng khi không giải quyết được nợ xấu. Dĩ nhiên, việc khởi kiện chỉ bắt đầu khi Oceanbank đã tiến hành nhắc nợ, tổ chức các cuộc họp, làm việc với khách hàng, tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng trả nợ, nhưng khách hàng khơng hợp tác, khơng có ý thức trách nhiệm với khoản nợ xấu tại Oceanbank.

Trong thời gian qua, Oceanbank đã tiến hành khởi kiện khá nhiều khách hàng, trong đó phải kể đến một số khách hàng như:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ đại dương (Trang 75 - 80)