Theo dõi chặt chẽ khoản vay của khách hàng, quản lý nguồn thu, lợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ đại dương (Trang 85 - 87)

3.2. Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đại Dương

3.2.1.2. Theo dõi chặt chẽ khoản vay của khách hàng, quản lý nguồn thu, lợ

lợi nhuận của khách hàng qua tài khoản khách hàng mở tại Oceanbank

Việc theo dõi khoản vay của khách hàng: đến hạn thông báo nợ gốc và lãi, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình phát triển kinh doanh của khách hàng,… cần được Oceanbank tiến hành một cách chặt chẽ hơn. Thực tế cho thấy rằng trong thời gian qua, ngồi các khách hàng nhỏ Oceanbank có thể quản lý tốt món vay, thì đối với những khách hàng lớn, đặc biệt là nhóm khách hàng đặc thù trong “gia đình” thì rất khó khăn, khó khăn trong hợp tác cũng như xử lý nợ xấu phát sinh. Vì vậy, Oceanbank

cần trang bị thêm cho mình nhưng cơng cụ và giải pháp hiệu quả hơn để có thể theo

dõi và chủ động trong việc xử lý những khoản vay này, một số biện pháp mà

Oceanbank có thể áp dụng để khắc phục tình trạng bị động trong các khoản vay đặc thù như trực tiếp Báo cáo với Hội sở về tình trạng của khoản vay, về thái độ hợp tác của khách hàng với Oceanbank, ngưng không giải ngân đối với những khoản vay hạn mức tín dụng, khơng điều chỉnh giảm lãi suất, tích cực làm việc với khách hàng,… để có thể theo dõi khoản vay một cách chặt chẽ, từ đó mới phịng ngừa được nguy cơ phát sinh nợ xấu từ những khoản vay lớn như thế này.

Bên cạnh đó, Oceanbank cịn cần phải kiểm soát được nguồn thu, nguồn lợi nhuận của khách hàng bằng cách đề nghị khách hàng chuyển những nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, phương án kinh doanh, dự án đầu tư về tài khoản mở tại Oceanbank, việc này có thể được thực hiện theo cách khách hàng cam kết riêng, hoặc nêu vấn đề này vào như một điều khoản của Hợp đồng tín dụng. Để việc chuyển tiền của khách hàng về tài khoản thuận lợi và Oceanbank có thể kiểm soát được, Oceanbank có thể khuyến khích các đối tác của khách hàng mở tài khoản giao dịch tại Oceanbank. Điều

này thực sự rất khó, nhưng để quản lý tốt khách hàng thì đây là một cách để

Oceanbank có thể áp dụng thực hiện. Cũng bởi một điều, khi Oceanbank cho khách

hàng vay, thì nguồn trả nợ của khách hàng thơng thường chính từ phương án kinh

doanh hay dự án đầu tư mà khách hàng dùng tiền được Oceanbank cấp tín dụng để

thực hiện. Như vậy, khi khách hàng cam kết chuyển tiền nhưng tiền khơng về tài khoản, sẽ có 2 điều như sau:

Thứ nhất, dự án đầu tư, phương án kinh doanh của khách hàng thực sự khó khăn

và nguồn thu khơng có, Oceanbank sẽ biết được để có thể sớm đưa ra các biện pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu phát sinh, vì các trường hợp này, khả năng phát sinh nợ xấu là rất có thể.

Thứ hai, khách hàng khơng thực hiện đúng cam kết, tức là nguồn thu của khách

hàng chuyển sang một ngân hàng khác, thì đây là rủi ro lớn, Oceanbank cũng có thể

biết được để áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm cam kết hoặc vi phạm hợp đồng.

Chính vì vậy, việc kiểm sốt dịng tiền của khách hàng là một cách để đảm bảo

rằng, nguồn tài chính của khách hàng ln có, ln đủ cho nghĩa vụ thanh toán nợ với ngân hàng. Oceanbank cần thực hiện tốt hơn nữa việc này, bởi vẫn còn nhiều các khách hàng chưa cam kết chuyển doanh thu, hoặc có cam kết nhưng lại khơng thực hiện đúng với cam kết đó, điều đó phần nào gây ra rủi ro trong hoạt động tín dụng của Oceanbank khi khơng kiểm sốt được nguồn thu, dòng tiền của khách hàng. Nếu làm tốt cơng tác

này thì đây chính là một trong những giải pháp giúp cho Oceanbank phịng ngừa khả

năng khách hàng khơng thể thanh toán nợ đến hạn, chậm trễ trả nợ dẫn đến tình trạng nợ xấu trong ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ đại dương (Trang 85 - 87)