Bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dƣới chuẩ nở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đồng nai (Trang 26)

Mỹ năm 2007

Cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dƣới chuẩn ở Mỹ vào giữa năm 2007 có tác động mạnh đến cả hệ thống tài chính lẫn nền kinh tế thực. Các cơ quan điều tiết tài chính của Mỹ, từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ủy ban Chứng khoán (SEC) cho tới Bộ Tài chính đều đã phải vào cuộc nhằm giải quyết khủng hoảng. Nguồn gốc ban đầu của cuộc khủng hoảng tồi tệ này bắt nguồn từ việc cho vay mua nhà không đủ tiêu chuẩn.

Lợi nhuận cao kết hợp với lòng tham đã dẫn đến lạm dụng việc cho vay nợ dƣới chuẩn. Các thủ tục thẩm định thực hiện bởi các đại lý cho vay diễn ra hết sức lỏng lẻo và việc tiếp cận vốn tín dụng mua nhà trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn bao giờ hết. Những ngƣời có thu nhập thấp, đặc biệt là dân định cƣ lần đầu tiên có cơ hội sở hữu nhà trên đất Mỹ. Cho vay thế chấp mua nhà dƣới chuẩn lan nhanh ra toàn nƣớc Mỹ. Giá bất động sản tăng nhanh chóng. Khi nền kinh tế hoạt động không hiệu quả, lãi suất tăng tạo nên gánh nặng trả nợ với những ngƣời thu nhập thấp, thất nghiệp gia tăng thì rủi ro cho vay nợ dƣới chuẩn bị ảnh hƣởng nhanh nhất. Không trả đƣợc nợ, hàng loạt ngƣời mua nhà bị xiết nợ và phát mại tài sản. Giá nhà tại Mỹ giảm thảm hại trong quý 3 năm 2007. Hậu quả của cuộc khủng hoảng tín

dụng cho nƣớc Mỹ và thế giới là rất lớn. Thị trƣờng bất động sản và thị trƣờng chứng khoán bị ảnh hƣởng nặng nề. Ngƣời đi vay khơng có khả năng trả đƣợc nợ lại khó bán bất động sản, hoặc bán với giá rất thấp, khơng đủ thanh tốn nợ vay. Hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm cho các trái phiếu là nợ khó địi, các trái phiếu mất giá trên thị trƣờng thứ cấp. Hệ thống ngân hàng Mỹ đối diện với nguy cơ sụp đổ hàng loạt do hậu quả của việc cho vay dƣới chuẩn ồ ạt trƣớc đây, kéo theo cuộc khủng hoảng tài chính. Cuộc khủng hoảng từ đó lan từ thị trƣờng bất động sản sang thị trƣờng tín dụng và cuối cùng dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ và tràn sang nhiều nƣớc châu Âu, nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đã phá sản hoặc phải chờ Chính phủ cứu trợ.

Cuộc khủng hoảng nợ dƣới chuẩn 2007 của Mỹ bắt nguồn từ sự quản lý lỏng lẻo trong cho vay tín dụng dƣới chuẩn và từ lịng tham của thị trƣờng. Từ bài học trên, có thể thấy đƣợc việc nâng cao chất lƣợng tín dụng ln ln là vấn đề cần đƣợc quan tâm hàng đầu bởi vì nếu khơng quan tâm đến chất lƣợng tín dụng thì rất dễ dẫn đến RRTD mà tác động của rủi ro tín dụng là rất lớn, khơng những đối với kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà cịn cả với nền kinh tế.

Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam, đặc biệt là BIDV Việt Nam nói chung và BIDV Đơng Đồng Nai nói riêng như sau:

Thứ nhất, các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV Việt Nam nói riêng cần có

những quy định chặt chẽ về hoạt động cho vay cầm cố và tránh cho vay dƣới chuẩn. Có thể quy định mức trần vốn vay ứng với giá trị bất động sản ở mức 80% hay thấp hơn.

Thứ hai, khơng nên vì chạy đua lợi nhuận, tăng trƣởng tín dụng mà thiếu quan

tâm tới RRTD. Cần thẩm định kĩ các trƣờng hợp cho vay nợ dƣới chuẩn, tốt nhất là hạn chế cho vay nợ dƣới chuẩn, vì các đối tƣợng vay vốn dƣới chuẩn là các đối tƣợng có hạng tín nhiệm thấp, nguồn trả nợ khơng đảm bảo, có lịch sử thanh tốn nợ xấu, gây ảnh hƣởng không tốt đến chất lƣợng tín dụng chung của toàn ngân hàng.

Cuối cùng, cần rà soát chất lƣợng các khoản cho vay rủi ro cao, đặc biệt là các

khoản cho vay thế chấp bất động sản, động sản hình thành từ vốn vay. Hiện tại BIDV đang có gói sản phẩm cho vay mua xe ô tô, mua nhà ở, đất ở, xây dựng nhà ở mới, cải tạo và sửa chữa nhà ở cho các cá nhân sinh sống/làm việc trên chính địa bàn hoặc lân cận địa bàn chi nhánh cho vay với thủ tục đơn giản, nhanh chóng, các đối tƣợng đều có thể vay vốn dễ dàng. Các tài sản hình thành từ vốn vay này có thể đƣợc dùng để làm tài sản cầm cố, thế chấp, với mức cho vay lên đến 100% giá trị TSĐB. Chính các gói sản phẩm ƣu đãi này tạo điều kiện cho nhu cầu mua xe ô tô, mua nhà ở, đất ở, xây dựng và sửa chữa nhà ở tăng cao, thúc đẩy giá xe ô tô, giá nhà ở, đất ở, vật liệu xây dựng tăng. Nếu ngân hàng quá lạm dụng gói sản phẩm này, cho vay tràn lan, thẩm định không kĩ phƣơng án kinh doanh và nguồn trả nợ của KH, dễ dẫn đến tình trạng KH khơng có khả năng trả nợ vẫn đƣợc xét duyệt cho vay. Đồng thời việc cho vay ồ ạt sẽ dẫn đến tình trạng bong bóng bất động sản. Đến một lúc nào đó bong bóng bất động sản vỡ, nguồn TSĐB cho các khoản vay tại ngân hàng bị giảm giá trị, trong khi đó KH lại có khả năng khơng trả đƣợc nợ do khơng có nguồn trả nợ đảm bảo, dễ gây ra nợ xấu ngân hàng, ảnh hƣởng nghiêm trọng tới chất lƣợng tín dụng của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Qua chƣơng 1, tác giả đã khái quát các vấn đề chung về chất lƣợng tín dụng và nâng cao chất lƣợng tín dụng của NHTM, các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng, các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng của NHTM. Đồng thời, thông qua ý nghĩa của việc nâng cao chất lƣợng tín dụng và bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng cho vay dƣới chuẩn tại Mỹ năm 2007, tác giả cho thấy đƣợc việc nâng cao chất lƣợng tín dụng ln là nhiệm vụ và chiến lƣợc quan trọng của các NHTM trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG ĐỒNG NAI 2.1. Giới thiệu chung về NHTMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Đơng Đồng Nai

2.1.1. Sự hình thành và phát triển của NHTMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam Nam

NHTMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam đƣợc thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Từ năm 1981-1989, đổi tên là Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam. Từ năm 1990 đến 27/04/2012, tiếp tục đổi tên mới là Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV). Từ 27/04/2012 đến nay, chính thức trở NHTMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) (tên giao dịch quốc tế là Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam, gọi tắt là BIDV), tổ chức và hoạt động dƣới hình thức cơng ty cổ phần. BIDV là NHTM lâu đời nhất Việt Nam, là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng, đƣợc cộng đồng trong nƣớc và quốc tế biết đến và ghi nhận nhƣ là một trong những thƣơng hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam.

BIDV là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích. Bên cạnh đó BIDV cịn cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ đƣợc thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới KH, cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tƣ và tƣ vấn đầu tƣ cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc, góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tƣ các dự án, trong đó nổi bật là vai trị chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nƣớc nhƣ: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC), Công ty phát triển đƣờng cao tốc (BEDC), Đầu tƣ sân bay Quốc tế Long Thành…

Hiện tại BIDV có trụ sở chính đặt tại Tháp BIDV, 35 Hàng Vơi, quận Hồn Kiếm, Hà Nội, với 127 chi nhánh và trên 600 điểm mạng lƣới, 1.300 ATM/POS tại

63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. BIDV hiện tại đã hiện diện thƣơng mại tại một số nƣớc khác nhƣ: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc,...

Với phƣơng châm luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị điều hành và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến, BIDV liên tục giữ vị trí hàng đầu Vietnam ICT Index (chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng cộng nghệ thông tin) từ năm 2007 đến nay và nằm trong TOP 10 CIO (lãnh đạo Công nghệ Thông tin) tiêu biểu của Khu vực Đông Dƣơng năm 2009 và Khu vực Đông Nam Á năm 2010.

2.1.2. Sự hình thành và phát triển của NHTMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đồng Nai Nam – Chi nhánh Đông Đồng Nai

Năm 1977, Chi hàng Kiến thiết trực thuộc Sở Tài chính Đồng Nai đƣợc thành lập, chỉ vỏn vẹn là cho vay ngắn hạn đối với các nhà máy quốc doanh. Năm 1981, Chi hàng Kiến thiết Đồng Nai đƣợc đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Đồng Nai theo quyết định của Hội đồng Chính phủ chuyển Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ Bộ Tài chính thành đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và đổi tên là Ngân hàng Đầu tƣ và xây dựng Việt Nam. Tháng 11-1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng có quyết định chuyển Ngân hàng Đầu tƣ và xây dựng Việt Nam đƣợc đổi tên thành Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Do đó, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Đồng Nai cũng đã đƣợc đổi tên là Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Đồng Nai. Tại thời điểm đó, chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Đồng Nai có hai PGD trực thuộc là: PGD Long Thành (huyện Long Thành) và PGD Long Bình Tân (Biên Hịa). PGD Long Thành đƣợc thành lập từ năm 1987, sau đƣợc nâng cấp thành chi nhánh cấp 1 vào ngày 09/10/2006, nay đổi tên thành BIDV Đông Đồng Nai. PGD Long Bình Tân cũng đƣợc nâng cấp thành chi nhánh cấp I vào năm 2010, nay đƣợc đổi tên là BIDV Nam Đồng Nai. Hiện tại tỉnh Đồng Nai có 03 chi nhánh: Đồng Nai, Nam Đồng Nai và Đông Đồng Nai. Trong đó, BIDV Đơng Đồng Nai, trụ sở chính tại số 19, đƣờng Nguyễn An

Ninh, Khu Phƣớc Hải, thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, có 02 PGD trực thuộc là PGD Nhơn Trạch và Long Thành.

BIDV Đông Đồng Nai nằm tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, địa bàn hoạt động gồm các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ của tỉnh Đồng Nai với tổng diện tích tự nhiên 94.571 ha và có hơn 2,7 triệu dân sinh sống. Đây cũng là địa bàn có các hoạt động kinh tế đặc biệt sôi động, quy tụ 21 khu công nghiệp với các dự án đầu tƣ lớn của nhiều công ty nƣớc ngồi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm các trung tâm đơ thị lớn, có lợi thế về giao thơng, tiềm năng lao động, đất đai. Địa bàn có tiềm năng thuận lợi cho yêu cầu phát triển giao thông với nhiều đầu mối giao thơng quan trọng quốc gia góp phần thúc đẩy lƣu thơng hàng hóa và phát triển kinh tế địa phƣơng: du lịch, cảng, công nghiệp. Nhận thấy tiềm năng to lớn cũng nhƣ tận dụng lợi thế sẵn có về mặt thƣơng hiệu và kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay xây lắp, cho vay đầu tƣ khu công nghiệp phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng của địa phƣơng, BIDV Đông Đồng Nai đang có vị thế vững chắc trong khu vực cũng nhƣ trong toàn hệ thống BIDV Việt Nam.

Ngoài ra, cùng với sự phát triển chung của Tỉnh và hệ thống BIDV trong cả nƣớc, BIDV Đông Đồng Nai đã không ngừng đổi mới và phát triển, góp phóp phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Với nhiệm vụ đầu tƣ cho sự phát triển của Tỉnh, BIDV Đông Đồng Nai đã thƣờng xuyên bám sát phƣơng hƣớng mục tiêu, chủ trƣơng kế hoạch của Tỉnh, từ đó triển khai cụ thể nhiệm vụ, tìm kiếm giải pháp tích cực mở rộng các hình thức, biện pháp huy động vốn với phƣơng châm phát huy tối đa nội lực, tranh thủ có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài, thực hiện đi vay, tìm kiếm nguồn vốn để phục vụ đầu tƣ, phát triển. Bên cạnh thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, BIDV Đơng Đồng Nai ln tích cực tham gia các hoạt động phong trào và công tác từ thiện, đƣợc lãnh đạo Tỉnh Đồng Nai hoan nghênh và đánh giá cao.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và điều hành của BIDV Đơng Đồng Nai

Sơ đồ 2.1: Mơ hình tổ chức các phịng ban tại BIDV Đơng Đồng Nai

Nguồn: Phịng Kế hoạch tổng hợp BIDV Đơng Đồng Nai

Nhân sự tại BIDV Đơng Đồng Nai hiện có 60 ngƣời, đƣợc tổ chức để phối hợp cơng tác theo quy trình nghiệp vụ và theo chức trách của từng Phòng/Tổ để đảm bảo cho hoạt động của Chi nhánh nói riêng và của tồn hệ thống nói chung đƣợc thơng suốt (xem sơ đồ 2.1). Cơ cấu tổ chức hoạt động của Chi nhánh nhìn chung đều đƣợc bố trí theo quyết định của HĐQT về mơ hình tổ chức Chi nhánh. Chi nhánh có thể triển khai mơ hình tổ chức phù hợp với điều kiện thực tế và quy mô dựa trên quyết định của Hội sở chính, nhƣng có lộ trình trong tƣơng lai gần sẽ cải tiến mơ hình tổ chức tất cả các Chi nhánh theo đúng chuẩn mơ hình mà Hội sở chính đã phê duyệt. (Chức năng nhiệm vụ các Phòng ban xem Phụ lục 1)

Phịng: + Tài chính kế tốn + Kế hoạch tổng hợp Phịng: + Quản lý rủi ro Phòng: + Quản trị tín dụng + Giao dịch KH Tổ: Quản lý và dịch vụ kho quỹ Phòng: + Quan hệ KHCN + Quan hệ KHDN Các PGD: + Nhơn Trạch + Long Thành KHỐI TÁC NGHIỆP KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI QHKH KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ KHỐI ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC 1 PHÓ GIÁM ĐỐC 2

2.2. Các quy định về hoạt động tín dụng tại NHTMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Đông Đồng Nai

Các phương thức cấp tín dụng tại BIDV Đơng Đồng Nai

- Cho vay bổ sung vốn lƣu động các tổ chức kinh tế.

- Cho vay đầu tƣ, phát triển dự án, cho vay đồng tài trợ các dự án. - Cho vay đầu tƣ tài sản cố định.

- Cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Cho vay chiết khấu.

- Tài trợ xuất nhập khẩu. - Phát hành bảo lãnh các loại.

- Tƣ vấn đầu tƣ thƣơng mại, thẩm dịnh đối tác.

Lãi suất cấp tín dụng: Mức lãi suất cho vay linh hoạt theo qui định của BIDV Việt Nam từng thời kỳ.

Điều kiện cấp tín dụng

- Khách hàng có tƣ cách pháp nhân đầy đủ. - Có mục đích vay vốn hợp pháp.

- Có phƣơng án vay vốn hiệu quả, khả thi.

- Có khả năng tài chính đảm bảo khả năng trả nợ.

- Thực hiện đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của pháp luật.  Mục đích cấp tín dụng

- Bổ sung vốn lƣu động thiếu hụt thƣờng xuyên trong quá trình SXKD, cung ứng dịch vụ.

- Thanh tốn mua ngun vật liệu, hàng hóa trong nƣớc. - Thanh toán tiền nhập khẩu nguyên vật liệu.

- Thanh tốn chi phí hợp lý trong q trình SXKD.

- Tài trợ thu mua, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu theo hợp đồng ngoại thƣơng đã ký hoặc L/C đã mở.

Hồ sơ cấp tín dụng

Khi có nhu cầu vay vốn, KH gửi cho các tổ chức tín dụng giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn. KH phải chịu trách nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đồng nai (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)