Những thành tựu đạt đƣợc và những mặt tồn tại của NHTMCP Đầu Tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đồng nai (Trang 58 - 60)

Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Đông Đồng Nai

2.5.1. Những thành tựu đạt đƣợc

- Từ năm 2011-2014, dƣ nợ của Chi nhánh tăng trƣởng khá tốt. Bên cạnh đó,

việc duy trì tăng trƣởng nguồn vốn huy động liên tục qua các năm chứng tỏ đƣợc sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ trong công tác tiếp thị, tuyên truyền để thu hút KH. Đồng thời, lợi nhuận của Chi nhánh có sự tăng trƣởng qua các năm. Sự tăng trƣởng này cho thấy Chi nhánh hoạt động có hiệu quả.

- Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, nhất là các NHTMCP mới thành lập trên địa bàn, sức ép tăng trƣởng dƣ nợ và thu hút KH vay vốn có chất lƣợng là rất lớn, BIDV Đông Đồng Nai vẫn đảm bảo thị phần tín dụng, có vị thế vững chắc trên địa bàn, đƣợc đánh giá là một Chi nhánh ngân hàng lớn.

- Tình hình nợ nhóm 2, nợ xấu của Chi nhánh vẫn nằm trong mức kiểm sốt. Chi nhánh ln quan tâm đến cơng tác dự phịng rủi ro và xử lý nợ xấu để đảm bảo tình hình tài chính của đơn vị. Bên cạnh đó, Chi nhánh ln bám sát tình hình hoạt động kinh doanh của KH, tăng cƣờng quản lý doanh nghiệp, quản lý hoạt động SXKD, quản lý chặt chẽ dòng tiền để thu hồi nợ vay. Chi nhánh cũng đã thực hiện phân nhóm KH để có những biện pháp ứng xử phù hợp.

- Chi nhánh đã xây dựng quy trình tín dụng cấp tín dụng cho KH phù hợp với việc chuyển đổi mơ hình tổ chức của BIDV Việt Nam. Chi nhánh đã thành lập các khối chức năng theo hình mẫu của Trung Ƣơng bao gồm: Khối quan hệ KH (cá nhân, doanh nghiệp), Khối quản lý rủi ro, Khối tác nghiệp (Quản trị tín dụng, Dịch vụ KH, Kho quỹ),… xác định trách nhiệm của từng khâu trong quy trình cấp tín

dụng, tạo cơ chế giám sát chéo đảm bảo hạn chế rủi ro trong q trình cấp tín dụng. Các bƣớc trong quy trình cấp tín dụng đƣợc Chi nhánh phân định rõ ràng, độc lập, trong q trình hoạt động ln phối hợp nhịp nhàng, tạo thành một khối thống nhất vận hành có hiệu quả, khoa học về mặt thời gian lẫn chất lƣợng hoạt động.

- Tại BIDV Đông Đồng Nai, hiện đã phân công tách biệt cán bộ quản lý, chăm sóc KH mảng tín dụng và huy động vốn. Nhờ đó việc chăm sóc KH, chẳng hạn việc tặng quà sinh nhật, nhân dịp lễ, Tết đã đƣợc chú ý và thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, việc phân tách này cũng chỉ mới đƣợc thực hiện từ cuối năm 2013, và phát huy hiệu quả vào năm 2014.

- Công tác quản lý, phát triển nguồn nhân lực cũng đƣợc Chi nhánh chú trọng. Với đội ngũ cán bộ làm cơng tác ngân hàng trẻ và có trình độ chun mơn về ngành đã tạo thuận lợi cho việc cập nhật và triển khai các gói sản phẩm mới, năng động trong cơng việc.

Nhìn chung, trong giai đoạn năm 2011 – 2014, với định hƣớng đúng đắn về hoạt động tín dụng, BIDV Đơng Đồng Nai đã đạt đƣợc các kết quả đáng khích lệ.

2.5.2. Những hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những mặt đã đạt đƣợc, cơng tác tín dụng tại Chi nhánh vẫn còn bộc lộ một số hạn chế sau:

- Tăng trƣởng tín dụng phải gắn liền với với tăng trƣởng nguồn vốn, tuy nhiên tại Chi nhánh, nhiều thời điểm xảy ra tình trạng mất cân đối giữa huy động nguồn vốn để cho vay. Chi nhánh chƣa khai thác tốt nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh.

- Dịch vụ tín dụng chƣa có sự phát triển nổi trội, thủ tục hồ sơ cịn phức tạp. Quy trình cho vay một số sản phẩm chƣa đƣợc đơn giản, chứng từ cho vay nhiều và khó thực hiện, gây trở ngại cho ngƣời vay trong khi quy trình địi hỏi thời gian phục vụ phải nhanh chóng, hồ sơ thủ tục phải đơn giản, tiện lợi.

- Mặc dù tỷ lệ dƣ nợ khơng TSĐB đến cuối năm 2014 có sự giảm nhẹ, nhƣng tỷ lệ này vẫn khá cao. Ngoài một số trƣờng hợp Chi nhánh cho vay vƣợt tài sản bảo đảm theo chính sách KH, đa số các trƣờng hợp dƣ nợ khơng có TSĐB đều nằm ở mảng cho vay tín chấp CBCNV.

- Việc duy trì PGD khách hàng hỗn hợp, vừa phục vụ KHCN vừa phục vụ KHDN cũng phần nào làm cho KH cảm thấy chƣa thật sự thoải mái khi giao dịch tại ngân hàng.

- Vẫn còn một số trƣờng hợp CBTD đánh giá không đúng về mức độ rủi ro của khoản vay hoặc không giám sát chặt chẽ các khoản vay. Chẳng hạn nhƣ, khi hoàn chỉnh hồ sơ vay, CBTD khơng quản lý chặt chẽ tài sản hình thành trong tƣơng lai dẫn đến việc khơng đơn đốc KH hồn chỉnh hồ sơ cho Ngân hàng nhanh chóng; CBTD quên nhắc KH mua bảo hiểm tài sản, kiểm tra sử dụng vốn chậm so với thời hạn..., đọc báo cáo tài chính KH cung cấp chƣa kỹ dẫn đến tình trạng hoạt động kinh doanh KH đang xấu đi mà CBTD không phát hiện kịp thời, kiểm tra sử dụng vốn sơ sài, hình thức dẫn đến khơng phát hiện ra tình hình thực tế hoạt động kinh doanh của KH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đồng nai (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)