Đánh giá chất lƣợng tín dụng của BIDV Đơng Đồng Nai qua các chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đồng nai (Trang 48)

2.4. Đánh giá chất lƣợng tín dụng tại NHTMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt

2.4.1. Đánh giá chất lƣợng tín dụng của BIDV Đơng Đồng Nai qua các chỉ tiêu định tính

định tính

2.4.1.1. Quy định trong hoạt động tín dụng của BIDV Đơng Đồng Nai

Là một Chi nhánh NHTM, quy trình và hoạt động tín dụng của BIDV Đông Đồng Nai tuân thủ đầy đủ các các quy định về hoạt động tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại và của BIDV Việt Nam. Bao gồm các quy định về xét giới hạn tín dụng cho một khách hàng hoặc một nhóm KH có liên quan, hệ số an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động…đƣợc quy định cụ thể tại Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của NHNN và Thông tƣ số 19/2010/TT-NHNN. Ngoài ra, Chi nhánh cũng tuân thủ tốt quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung dài hạn của các NHTM là 30% theo quy định tại Thông tƣ số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009 của NHNN. Để đảm bảo luôn luôn tuân thủ đúng các quy định này, Giám đốc Chi nhánh đã quy định lồng ghép thêm nội dung xét tính tuân thủ các quy định liên quan trong hoạt động cấp tín dụng vào trong tờ trình đề xuất cấp tín dụng.

Mỗi cán bộ quan hệ KH đƣợc phân công nhiệm vụ cụ thể, chịu trách nhiệm từ khâu tiếp nhận, hƣớng dẫn đến khâu thẩm định tín dụng và đề xuất ý kiến việc ra

quyết định cấp tín dụng và thanh lý hợp đồng tín dụng. Với phƣơng châm hoạt động: Hiệu quả kinh doanh của KH là mục tiêu hoạt động của BIDV. “Chia sẻ cơ hội - Hợp tác thành công”. BIDV Đồng Nai đã và đang thực hiện đơn giản và hợp lý hóa qui trình tín dụng doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 bằng các biện pháp nhƣ: Chuẩn hóa thủ tục vay vốn; Tiếp nhận và giải quyết nhanh chóng hồ sơ vay; Cập nhật thơng tin quản lý KH theo hệ thống quản lý SIBS; Thực hiện chấm điểm và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.

BIDV cũng đã triển khai áp dụng mơ hình tín dụng mới đƣợc thiết lập trên nguyên tắc tách biệt 3 chức năng trong bộ phận tín dụng là: bộ phận Quan hệ KH, bộ phận Quản lý rủi ro và bộ phận Quản trị tín dụng. Trong đó quy định về chức năng, nhiệm vụ của các phịng nghiệp vụ tín dụng của Chi nhánh BIDV nhƣ sau:

- Bộ phận quan hệ KH: có chức năng là phát triển kinh doanh, củng cố và mở rộng quan hệ có hiệu quả đối với các KH là doanh nghiệp trên địa bàn thuộc quyền quản lý hiện tại của Chi nhánh. Nhiệm vụ của phịng ban này là xác định nhóm KH mục tiêu, lập kế hoạch, quản lý và phát triển KH, tƣ vấn cho KH, tham gia xây dựng chính sách tín dụng và chính sách KH.

- Bộ phận quản lý rủi ro: có chức năng rà soát và quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng xuống mức có thể chấp nhận đƣợc. Nhiệm vụ của phịng này là xây dựng chiến lƣợc quản lý rủi ro, trực tiếp tham gia thực hiện quy trình thẩm định và phê duyệt tín dụng, giám sát q trình thực hiện, hỗ trợ phát hiện và kiểm soát các dấu hiệu rủi ro.

- Bộ phận quản trị tín dụng: có chức năng thực hiện các nghiệp vụ tín dụng liên quan đến dữ liệu trên hệ thống và đảm bảo dữ liệu trên hệ thống khớp đúng với dữ liệu trên hồ sơ. Nhiệm vụ của bộ phận là kiểm soát tuân thủ, nhập dữ liệu, nhận và lƣu giữ hồ sơ, tham gia vào quá trình thu nợ và thu lãi.

Những ƣu điểm của mơ hình tín dụng mới này mang lại ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Bởi đã thực hiện sự tách bạch trong phân định trách nhiệm giữa các bộ phận giúp cho các quyết định cấp tín dụng mang tính khách quan hơn, đảm bảo tính công bằng trong đánh giá chất lƣợng công việc.

Cũng nhƣ nhờ sự chun mơn hóa sâu hơn theo chức năng mà việc thực hiện phân tích tín dụng sâu sắc và chính xác hơn, giúp nhận dạng các rủi ro tiềm năng và có các biện pháp phịng ngừa nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời. Thêm vào đó, chính sự giám sát của bộ phận quản lý rủi ro đối với bộ phận quan hệ KH trong quá trình thực hiện các quyết định cấp tín dụng đã tạo nên cơ chế kiểm tra và giám sát liên tục, song song trong q trình cấp tín dụng, phát hiện và giảm thiểu đƣợc những rủi ro sau khi cấp tín dụng.

2.4.1.2. Mức độ thỏa mãn của khách hàng về khoản tín dụng đƣợc cấp tại BIDV Đông Đồng Nai

Để đo lƣờng mức độ thỏa mãn của KH về khoản tín dụng đƣợc cấp, tác giả đã tiến hành khảo sát mức độ hài lịng của các KH đang có quan hệ tín dụng với BIDV Đơng Đồng Nai về hoạt động cấp tín dụng tại đây bằng cách gửi bảng câu hỏi khảo sát cho các KH đang giao dịch tại Chi nhánh. (xem Mẫu khảo sát tại Phụ lục 4 và Kết quả khảo sát tại Phụ lục 5)

Phân tích kết quả khảo sát ý kiến của khách hàng về hoạt động cấp tín dụng tại BIDV Đơng Đồng Nai:

Lý do khách hàng chọn BIDV Đông Đồng Nai để giao dịch

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn KH lựa chọn BIDV Đơng Đồng Nai vì đây là NHTM lớn, có uy tín trên địa bàn. Ngun nhân chính thứ hai là do BIDV Đơng Đồng Nai có địa bàn hoạt động rộng, địa điểm giao dịch thuận tiện cho đi lại. Yếu tố Lãi suất cạnh tranh, Phí thấp, Sản phẩm, dịch vụ đa dạng cũng là một trong các nguyên nhân để KH đến giao dịch tại Chi nhánh. Các lý do khác đƣợc KH đƣa ra với tỷ lệ thấp hơn là: Chính sách chăm sóc khách hàng và hậu mãi tốt; Nhân viên phục vụ tận tình, chu đáo; Nhân viên giỏi nghiệp vụ, xử lý tình huống tốt; Thời gian xử lý giao dịch nhanh; Thủ tục đơn giản.

Lý do khách hàng xin cấp tín dụng tại BIDV Đơng Đồng Nai

Phần lớn khách hàng lựa chọn BIDV Đông Đồng Nai để xin cấp tín dụng vì BIDV có mức lãi suất cho vay cạnh tranh hơn so với các ngân hàng khác trên địa bàn, có gói lãi suất ƣu đãi cho một số nhóm KH. Ngun nhân chính thứ hai là do Chi nhánh có sản phẩm tín dụng đa dạng, phù hợp với nhu cầu, trong đó chủ yếu là cho vay xây lắp, phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Tiếp theo là các yếu tố nhƣ Thuận tiện đi lại; Thời gian giải ngân nhanh chóng; và Khả năng tƣ vấn, phục vụ và chăm sóc khách hàng tốt. Các yếu tố khác nhƣ Thủ tục, giấy tờ đơn giản; Điều kiện cấp tín dụng đơn giản đƣợc KH đánh giá thấp.

• Mức độ thỏa mãn của khách hàng đối với khoản tín dụng đƣợc cấp tại BIDV Đơng Đồng Nai

Nhìn chung, đối với sản phẩm tín dụng tại BIDV Đơng Đồng Nai, KH đánh giá Sự đa dạng của sản phẩm tín dụng và Lãi suất cấp tín dụng ở mức độ hài lịng; yếu tố Phí dịch vụ đƣợc đánh giá ở mức độ bình thƣờng; riêng Thời hạn cấp tín dụng đƣợc đánh giá ở mức độ ít hài lịng.

Đối với quy trình cấp tín dụng tại Chi nhánh, KH đánh giá các yếu tố nhƣ Tính linh hoạt của ngân hàng trong việc tiếp nhận hồ sơ, chứng từ giải ngân, nhận nợ, trả nợ của khách hàng, và Tính linh hoạt, hỗ trợ của ngân hàng trong các trƣờng hợp khách hàng cần cấp tín dụng gấp ở mức độ bình thƣờng. Yếu tố Thời gian giải ngân đƣợc đánh giá ở mức độ hài lòng. Các yếu tố cịn lại nhƣ Điều kiện cấp tín dụng, Hồ sơ, thủ tục xin cấp tín dụng, Thời gian xử lý hồ sơ ở mức ít hài lịng.

Đánh giá của KH đối với cán bộ làm cơng tác tín dụng nhìn chung đều ở mức bình thƣờng. Các tiêu chí cần cải thiện nhất đó là Tính linh hoạt, nhạy bén của nhân viên tín dụng trong giải quyết tình huống, và Thái độ phục vụ KH của nhân viên (Hai tiêu chí nay đƣợc KH đánh giá ở mức độ ít hài lịng)

BIDV Đông Đồng Nai cần xem xét lại các yếu tố mang lại sự hài lòng cho KH chƣa cao để chấn chỉnh, nhằm nâng cao chất lƣợng phục vụ KH, từ đó nâng cao chất lƣợng tín dụng.

• Những góp ý mà theo khách hàng, BIDV Đơng Đồng Nai cần phải thực hiện để nâng cao chất lƣợng tín dụng

Kết quả khảo sát ý kiến KH cho thấy, phần lớn KH cho rằng Ngân hàng cần làm tốt hơn các nội dung về thủ tục cấp tín dụng, thời gian giải quyết cấp tín dụng, thời hạn cấp tín dụng, thái độ phục vụ của nhân viên, và công việc giải quyết khiếu nại, thắc mắc.

• Đối thủ cạnh tranh của BIDV Đơng Đồng Nai

Qua khảo sát cho thấy có 62% KH sẽ tiếp tục xin cấp tín dụng tại BIDV Đơng Đồng Nai khi có nhu cầu, bên cạnh đó tỷ lệ KH lựa chọn ngân hàng khác khoảng 22% (khá cao). Trong đó, hai ngân hàng khác đƣợc KH lựa chọn nhiều nhất đó là VCB và Agribank. Đây là hai NHTM lớn, có uy tín và thời gian hoạt động lâu dài trên địa bàn, có thị phần dƣ nợ tín dụng cao, đồng thời là các NHTM có sản phẩm tín dụng đa dạng.

Kết quả khảo sát trên giúp ta đo lƣờng đƣợc chất lƣợng tín dụng về mặt định tính tại BIDV Đơng Đồng Nai đứng trên góc độ KH. Qua đó thấy đƣợc một số ƣu nhƣợc điểm trong hoạt động tín dụng tại BIDV Đơng Đồng Nai và có các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao sự hài lòng của KH khi sử dụng dịch vụ tín dụng tại Chi nhánh, góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Chi nhánh.

2.4.2. Đánh giá chất lƣợng tín dụng của BIDV Đơng Đồng Nai qua các chỉ tiêu định lƣợng

2.4.2.1. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ nhóm 2 và nợ xấu

Nhìn chung, nợ đủ chuẩn (nhóm 1) của Chi nhánh chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dƣ nợ, hơn 92%, đặc biệt từ năm 2012 đến năm 2014, tỷ lệ nợ nhóm 1 lên đến 97%-98% TDN, mức khá an toàn. (xem bảng 2.9)

Nợ nhóm 2 giảm tỷ trọng đáng kể trên tổng dƣ nợ, từ 6,3% vào năm 2011 giảm mạnh xuống còn 1,2% vào năm 2012, và cuối cùng là còn 0,2% vào cuối năm 2014. (xem bảng 2.9)

Bảng 2.9: Cơ cấu dƣ nợ theo năm nhóm nợ tại BIDV Đơng Đồng Nai qua các năm

Đơn vị tính: tỷ đồng, % Năm Nhóm nợ 2011 2012 2013 2014 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Nợ nhóm 1 836,3 91,9 1.023 96,3 1.194,6 97,6 1.578,1 97,9 Nợ nhóm 2 57,3 6,3 12,5 1,2 3,7 0,3 4,8 0,3 Nợ nhóm 3-5 16,4 1,8 26,5 2,5 25,7 2,1 29,0 1,8 Tổng dƣ nợ 910 100 1.062 100 1.224 100 1.612 100

Nguồn: Phịng Kế hoạch tổng hợp BIDV Đơng Đồng Nai

Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh vẫn trong mức kiểm soát (nhỏ hơn 2,5%, mức tỷ lệ nợ xấu theo quy định của BIDV Việt Nam áp dụng cho các Chi nhánh). Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu là 1,8% trên TDN, đến cuối năm 2012, nợ xấu tăng nhẹ lên 2,5%, và đến cuối năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh giảm về mức 1,8%. Nợ xấu năm 2012 tăng một phần là do nợ nhóm 2 trong năm 2011 chuyển nhóm, một phần là do nợ xấu tồn đọng năm 2011 vẫn chƣa đƣợc xử lý. Trong năm 2013 và năm 2014, với nỗ lực xử lý và hạn chế nợ xấu phát sinh, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh đã giảm xuống đáng kể, đến cuối năm 2014 chỉ còn 1,8%.

Nhìn chung, số liệu cơ cấu nhóm nợ qua các năm của BIDV Đông Đồng Nai cho thấy Chi nhánh bên cạnh tăng trƣởng tín dụng cũng rất quan tâm tới chất lƣợng tín dụng. Đặc biệt trong tình hình nền kinh tế Việt Nam và thế giới bất ổn, tình hình SXKD của các doanh nghiệp trên địa bàn gặp khơng ít khó khăn nhƣng tình hình nợ q hạn, nợ xấu tại Chi nhánh vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, Chi nhánh cần có những biện pháp để giải quyết nợ xấu tồn đọng trong các năm trƣớc, đồng thời hạn chế nợ xấu phát sinh trong thời gian tới, đƣa tỷ lệ nợ xấu về mức thấp hơn.

2.4.2.2. Tỷ lệ nợ mất khả năng thanh toán trên tổng dƣ nợ

Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ mất khả năng thanh toán trên tổng dƣ nợ qua các năm

Đơn vị tính: %

Năm Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2014

Tỷ lệ nợ mất khả năng thanh toán trên TDN 0,4 1,3 1,1 0,8

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Đơng Đồng Nai

Nhìn chung, tỷ lệ nợ mất khả năng thanh toán trên tổng dƣ nợ của Ngân hàng không quá cao. Năm 2011, tỷ lệ nợ mất khả năng thanh toán chiếm 0,4% (một tỷ lệ rất thấp và an toàn). Đến năm 2012, tỷ lệ nợ mất khả năng thanh toán tăng (1,3%). Trong năm 2013-2014, tỷ lệ nợ mất khả năng thanh toán trên tổng dƣ nợ giảm so với năm 2012, chứng tỏ chất lƣợng tín dụng của Chi nhánh có phần đƣợc cải thiện.

2.4.2.3. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn vay

Nhìn vào số liệu bảng 2.11 và biểu đồ 2.4 ta thấy tƣơng quan giữa quy mô HĐV và TDN tại BIDV Đông Đồng Nai thay đổi qua từng năm. Tổng dƣ nợ của Chi nhánh năm 2011 cao hơn huy động vốn cho thấy vốn huy động không đủ đáp ứng tổng dƣ nợ. Hoạt động trên địa bàn phố huyện, mức tích lũy của ngƣời dân và tổ chức cịn thấp, trong khi đó nhu cầu tín dụng để thực hiện các dự án đầu tƣ cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ bản trên địa bàn lại rất lớn, nên tổng dƣ nợ cao hơn tổng vốn huy động là điều dễ hiểu. Về mặt nguyên tắc, Chi nhánh thiếu vốn có thể xin điều chuyển vốn từ BIDV Hội sở chính, nhƣng việc điều chuyển vốn nhƣ trên cho thấy sự thiếu hiệu quả trong cơng tác huy động vốn, làm giảm lợi nhuận có thể có đƣợc từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng do lãi suất điều chuyển vốn luôn cao hơn lãi suất tự huy động. Từ năm 2012, tỷ lệ cho vay/vốn huy động của BIDV Đông Đồng Nai giảm xuống, đến năm 2013 thì ở mức dƣới 100%, và năm 2014 tỷ lệ cấp tín dụng trên vốn huy động là 96%, đảm bảo tỷ lệ TDN/HĐV < 100% theo định hƣớng của tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế. Nhìn chung, hiệu suất sử dụng vốn của Chi

nhánh có giảm qua từng năm, tuy nhiên vẫn cịn khá cao, dễ dẫn đến khả năng vốn huy động không đủ đảm bảo cho dƣ nợ.

Bảng 2.11: Hiệu suất sử dụng vốn vay của BIDV Đông Đồng Nai qua các năm

Đơn vị tính: tỷ đồng, % Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Huy động vốn 775 1.058 1.301 1.679 Tổng dƣ nợ 910 1.062 1.224 1.612 Tỷ trọng HĐV/TDN 0,85 0,996 1,06 1,04 Hiệu suất sử dụng vốn 117,4 100,4 94,1 96,0

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Đông Đồng Nai

Biểu đồ 2.4: Hiệu suất sử dụng vốn của BIDV Đông Đồng Nai qua các năm

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Phịng Kế hoạch tổng hợp BIDV Đơng Đồng Nai

2.4.2.4. Chỉ tiêu vịng quay vốn tín dụng 775 1.058 1.301 1.679 910 1.062 1.224 1.612 117% 100% 94% 96% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 0 500 1000 1500 2000 2011 2012 2013 2014 Huy động vốn Dƣ nợ tín dụng Tỷ lệ dƣ nợ/huy động vốn

Tín dụng doanh nghiệp chiếm khoảng 80%-90% trong cơ cấu dƣ nợ của Chi nhánh, đa số các doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh đều hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, do vậy vòng quay vốn tín dụng bình qn của Chi nhánh hơi thấp. Hơn nữa, khoảng 25%-40% dƣ nợ cho vay cá nhân là nợ cho vay trung dài hạn (cho vay CBCNV, hỗ trợ nhà ở,…), khoản nợ trung dài hạn cá nhân này cũng góp phần ảnh hƣởng đến vịng quay vốn tín dụng bình qn của Chi nhánh. Trong năm 2014, vịng quay bình qn là 2,98 vịng, tốt hơn các năm trƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đồng nai (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)