.Ngân hàng Citibank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 31 - 34)

quả kinh doanh được đánh giá cao trên thế giới là Citigroup, trong đó kết quả hoạt động của Citibank đã tạo nên một nguồn thu lớn cho Citigroup. Đây là một tập đoàn hàng đầu khơng chỉ về quy mơ mà cịn là đối thủ có sức mạnh trên thương trường nhờ chính sách quản lý chất lượng tín dụng của tập đoàn. Chủ tịch tập đoàn Citigroup - Walter Wriston đã từng nói lên vai trị quan trọng của chất lượng tín dụng như sau: tồn bộ cuộc sống trong hoạt động ngân hàng là chất lượng tín dụng.

Trong mơi trường hoạt động ngân hàng, Citibank đã xây dựng một khung quản lý chất lượng tín dụng, trong đó bao gồm các chính sách tín dụng được tuyên bố một cách rõ ràng, quy trình quản lý khoản vay, các cơng cụ và nguồn thông tin cần thiết để ra quyết định, về đội ngũ nhân sự có cùng một sự hiểu biết, một ngôn ngữ chung, trách nhiệm về vai trị của họ trong quy trình tín dụng. Khi những yếu tố này được hội tụ một cách đầy đủ sẽ tạo ra trong ngân hàng một văn hóa hiệu quả.

Mơ hình cấp tín dụng được tiêu chuẩn hóa và phải trải qua 3 giai đoạn của quá trình xét duyệt: gặp gỡ khách hàng, thẩm định, thực hiện giao dịch. Ba giai đoạn trong chính sách tín dụng chủ chốt của Citibank bao gồm: hình thành chiến lược và kế hoạch cấp tín dụng; tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng; đánh giá và báo cáo thực thi. Trong các giai đoạn này trách nhiệm của các bộ phận tham gia được thể hiện một cách rất cụ thể, rõ ràng như sau:

+ Uỷ ban quản lý (Management Committee) thực hiện các nhiệm vụ: thiết lập mục tiêu hoạt động và tiêu chuẩn danh mục đầu tư đối với ngân hàng; đặt hạn mức tín dụng đối với Uỷ ban chính sách tín dụng.

+ Uỷ ban chính sách tín dụng (Credit Policy Committee) thực hiện các nhiệm vụ sau: đặt ra hạn mức tín dụng cùng với Uỷ ban quản lý; xây dựng chính sách tín dụng; quản lý và đánh giá danh mục đầu tư và quản trị chất lượng tín dụng.

+ Bộ phận quản trị rủi ro (Line Management) thực thi các nhiệm vụ: lập ra chiến lược kinh doanh; nhận định thị trường mục tiêu và mức chấp nhận rủi ro; gặp gỡ khách hàng

và đánh giá rủi ro, xét duyệt dư nợ rủi ro; theo dõi việc hoàn trả và các hồ sơ tín dụng, theo dõi và duy trì giao dịch, giải ngân cho nhà đầu tư: theo dõi các vấn đề phát sinh trong q trình tín dụng; xúc tiến tiến độ khoản vay. Mục tiêu của quy trình tín dụng hiệu quả là đảm bảo ngân hàng hoạt động đạt hiệu quả cao, rủi ro được giảm thiểu một cách thấp nhất với lợi nhuận mục tiêu.

2.3.1.3.Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB): Tại VIB, cơ cấu

quản trị được xác định rõ ràng giữa Hội đồng Quản trị (HĐQT) và Ban điều hành, trong đó HĐQT xác định chiến lược và Ban điều hành là người thực thi chiến lược, nếu không “rõ ràng” điều này sẽ dẫn đến mâu thuẫn về quyền lợi. Bên cạnh đó, những ủy ban độc lập như Ủy ban tín dụng độc lập, được Chủ tịch HĐQT trao quyền và có thành viên HĐQT tham gia, khơng chỉ giúp HĐQT nắm vững được tình hình thực tế về tình hình tín dụng mà cịn đảm bảo tính minh bạch, chất lượng tín dụng tại VIB.

Trên thực tế, quản lý rủi ro tại Việt Nam thường phải đối mặt với vấn đề có q ít hoặc q nhiều dữ liệu nhưng không phù hợp cho quá trình phân tích đánh giá cơ hội hoặc dự phòng rủi ro. Để khắc phục vấn đề này, tại VIB có những phịng ban chun trách, mơ hình đồng nhất, nhất quán từ các đơn vị kinh doanh đến bộ phận hỗ trợ. Mơ hình 3 tầng lớp bảo vệ ( Đợn vị kinh doanh – Đơn vị quản lý – Kiểm toán nội bộ) giúp VIB tăng cường vai trò quản lý và kiểm tra hoạt động của các đơn vị kinh doanh nói riêng và của tồn hệ thống nói chung, đồng thời phịng ngừa lỗ hổng do các hình thức rủi ro gây ra như: chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố. Hiện tại, VIB đang dần dần thay đổi văn hóa của quản trị rủi ro từ “kiểm sốt” sang “hợp tác” mà không ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

2.3.2. Bài học đối với Ngân hàng TMCP Quân Đội về nâng cao chất lƣợng tín dụng

Qua kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng tại một số NHTM trên, có thể rút ra một số bài học cho MB như sau:

Thứ nhất, tiến hành đa dạng hóa sản phẩm, thành phần kinh tế, ngành nghề kinh doanh cấp tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng xảy ra.

Thứ hai, không nên xem trọng tài sản thế chấp, cam kết bảo lãnh mà bỏ qua các nguyên tắc tín dụng.

Thứ ba, chú trọng và tăng cường thu thập thông tin, sàng lọc thông tin và tập hợp những thông tin tin cậy phục vụ cho công tác thẩm định, đánh giá được các phương diện rủi ro do ngành, rủi ro trong kinh doanh.

Thứ tư, giám sát khoản vay sau giải ngân một cách chặt chẽ, thường xuyên thu thập và đánh giá khách hàng từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo được chất lượng tín dụng ln ở mức độ an toàn.

Thứ năm, phân tách các bộ phận liên quan đến hoạt động tín dụng thành nhiều bộ phận hoạt động độc lập, có trách nhiệm rạch rịi, chuyên nghiệp, có tác dụng kiểm soát chéo lẫn nhau.

Thứ sáu, quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống cơng nghệ thơng tin nhằm phục vụ tích cực hơn nữa cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng.

Thứ bảy, hồn thiện hệ thống chấm điểm khách hàng và xếp hạng khách hàng làm cơ sở đáng tin cậy để xem xét và quyết định cho vay.

Thứ tám, thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích tín dụng cho cán bộ tín dụng.

Tóm Tắt Chƣơng 2

Chương 2, luận văn đã khái quát những lý luận cơ bản về tín dụng, chất lượng tín dụng của các NHTM, bên cạnh đó cịn cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại các NHTM . Ngoài ra kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng ở một số nước trên thế giới là bài học kinh nghiệm rất cần thiết cho NHTM CP Quân Đội. Trên cơ sở lý luận trình bày tại chương 2 đó là cơ sở để chương 3 đi vào phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân Đội.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

Chương 3, tác giả sẽ tập trung phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và đánh giá CLTD tại MB. Tác giả tiến hành khảo sát để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến CLTD tại MB. Trên cơ sở đó, tác giả so sánh CLTD của MB và hai ngân hàng cùng quy mô là ACB và Techcombank .

3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Quân Đội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)