3.3.5.2 .Những hạn chế và nguyên nhân
3.5. So sánh chất lƣợng tín dụng Của ACB, Techcombank Và MB
Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của MB là các ngân hàng mà hiện nay có những điểm tương đồng với MB, tuy nhiên vì hạn chế về thời gian, chi phí nên đề tài này chỉ so sánh chất lượng tín dụng của MB với hai ngân hàng là NHTMCP Á Châu ( ACB) và NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank). Sở dĩ hai ngân hàng này được chọn để so sánh chất lượng tín dụng với chất lượng tín dụng của MB là vì:
- Các ngân hàng này đều có quy mô vốn điều lệ là từ 5.000 tỷ đồng đến khoảng 20.000 tỷ đồng, hình thức hoạt động và mức độ phát triển tương đồng như MB.
-Sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng này tương tự MB, khách hàng thường so sánh sản phẩm dịch vụ , thương hiệu của MB với sản phẩm dịch vụ của hai ngân hàng này.
3.5.1.Dƣ nợ tín dụng
Bảng 3.16. So sánh về dư nợ tín dụng MB, ACB, Techcombank ĐVT: tỷ đồng Ngân hàng Năm 2011 Năm 2012 +/-so với 2011 Năm 2013 +/-so với 2012 Năm 2014 +/-so với 2013 MB 59.045 74.479 26,14 87.743 17,81 100.569 14,62 ACB 102.809 102.815 0,005 107.190 4,3 116.324 8,5 Techcombank 63.451 68.261 7,6 70.274 2,94 80.307 14,28
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của MB, ACB, Techcombank 2011-2014)
Qua bảng 3.16 ta thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng của MB từ năm 2011-2014 lần lượt là luôn ở mức cao và ổn định, đặc biệt năm 2012 MB tăng trưởng tín dụng 26,14% so với năm 2011 trong khi đó ACB hầu như khơng tăng cịn Techcombank lại tăng rất ít vì tình hình chung của hệ thống ngân hàng là bên cạnh khó khăn thanh khoản của một số ngân hàng khiến nguồn cung tín dụng bị hạn chế, các doanh nghiệp không mặn mà với việc vay vốn ngân hàng, hàng hóa tiêu thụ chậm, hàng tồn kho tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, hoặc phải thu hẹp quy mơ. Ngồi ra chính sách của NHNN cũng có tác động khơng nhỏ đến hoạt động cho vay tại các ngân hàng. Điển hình như thơng tư 13 của NHNN ban hành ngày 20/05/2010 quy định tỷ lệ đảm bảo an toàn, siết chặt hơn việc sử dụng các nguồn.
Tuy nhiên MB vẫn tăng trưởng khá cao từ vị trí thấp nhất năm 2011 dư nợ tín dụng chỉ đạt 59.045 tỷ đồng đã tăng lên đạt 100.569 tỷ đồng, gần gấp đơi sau 4 năm, cịn dư nợ tín dụng của ACB từ gấp đơi MB vào năm 2011 đạt 102.809 tỷ đồng , qua 4 năm tăng rất ít và không đáng kể đạt 116.324 tỷ đồng. Qua 4 năm dư nợ ACB chỉ tăng
13,14%. Techcombank đạt dư nợ 63.451 tỷ đồng năm 2011 cao hơn MB, nhưng sau 4 năm thì dư nợ năm 2014 chỉ đạt 80.307 tỷ đồng thấp hơn MB rất nhiều. Phân tích trên cho thấy, trong 4 năm khó khăn chung của toàn hệ thống ngân hàng thì, MB liên tục tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức cao. Cho thấy được nền khách hàng truyền thống của MB luôn được phát triển ổn định và bền vững. Đây cũng là lợi thế cạnh tranh của MB so với các ngân hàng cùng quy mô khác.
Dƣ Nợ phân theo kỳ hạn
Bảng 3.17. So sánh dư nợ phân theo kỳ hạn MB, ACB, Techcombank
ĐVT:% Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 MB Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn 67,6% 72% 73% 62,8% Tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn 32,4% 28% 27% 37,2%
ACB
Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn 51,9% 54,35% 53,02% 50,34% Tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn 48,1% 45,65% 46,98% 49,66%
Techcombank
Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn 56,08% 53,39% 49,91% 42,07% Tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn 43,92% 46,61% 50,09% 57,93%
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của MB, ACB, Techcombank (2011-2014)
Tại MB tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 65% trên tổng dư nợ cho vay. Trong khi tại ngân hàng ACB và Techcombank thì tỷ trọng cho vay ngắn hạn chỉ chiếm khoản 50% cho thấy cơ cấu tín dụng của MB thời gian qua khá tốt, thường các ngân hàng thương mại có tỷ trọng cho vay trung và dài hạn cao hơn vì thời gian 2011-2014 tình trạng doanh nghiệp khó khăn, phá sản cao nên các ngân hàng thường chuyển sang cho vay đối tượng khách hàng cá nhân mà thường là vay mua bất động sản, nhà ở, tiêu dùng thì thời gian vay thường lớn hơn 5 năm. Tuy nhiên cơ cấu dư nợ cho vay của MB, đối tượng khách hàng chủ yếu là các tổ chức kinh tế chiếm gần 85%,
đối tượng khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng còn thấp. Mà sản phẩm cho vay các tổ chức kinh tế thì MB ưu tiên phát triển sản phẩm cho vay bổ sung vốn lưu động nên thời gian vay ngắn.