Bảng 3.3. Doanh số thu nợ của MB (2011-2014)
( Đơn vị: tỷ đồng/ %)
Chỉ Tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
DS thu nợ 146.355 168.323 199.782 238.060 Tốc độ tăng - 15,01% 18,69% 19,16%
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất ngân hàng TMCP Quân Đội 2011-2014)
Qua bảng 3.3, cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ của MB tăng dần qua các năm và luôn tăng tương ứng với doanh số cấp tín dụng. Đặc biệt năm 2014, MB đẩy mạnh công tác thu hồi, xử lý nợ nên tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ năm 2014 so với 2013 đạt 19,16%. Đó cũng là xu hướng chung của toàn hệ thống ngân hàng trong giai đoạn kinh tế phục hồi chậm, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên sẽ dễ dẫn đến mất khả năng trả nợ, vì vậy cơng tác thu hồi nợ được MB chú trọng quan tâm, nhằm giúp hạn chế tối đa nợ xấu xảy ra sẽ làm CLTD của ngân hàng giảm.
3.2.7.3.Dƣ nợ tín dụng
Bảng 3.4. Dư nợ tín dụng của MB (2011-2014)
ĐVT: tỷ đồng/ %
Chỉ Tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Dư nợ 59.045 74.479 87.743 100.569 Tốc độ tăng - 26,14% 17,81% 14,62%
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất ngân hàng TMCP Quân Đội 2011-2014)
Trong những tháng đầu năm 2012, tình hình kinh tế cả nước gặp nhiều khó khăn, thách thức do bị ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới phục hồi chậm, lãi suất vẫn còn cao, nguồn tín dụng cho sản xuất chưa được khơi thông, hoạt động SXKD của các DN gặp nhiều khó khăn, nhiều DN bị giải thể, tạm ngưng hoạt động, TTCK và thị trường BĐS hoạt động đình trệ. Đây là một năm khó khăn cho ngành NH và các DN, nhưng với mối quan hệ hợp tác gắn bó với KH cũng như những chính sách KH hợp lý, MB đã có sự tăng
trưởng tốt. Dư nợ tín dụng tăng 26,14% so với năm 2011 gấp gần ba lần tốc độ tăng trưởng trung bình của tồn ngành.
Tình hình lãi suất biến động mạnh vào năm 2013, lãi suất tiếp tục giảm 2-5%/năm (trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006) nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ. Lãi suất cho vay cũng đã giảm xuống thấp, phổ biến dưới 13%/năm đến cuối 2013. Nguyên nhân là bởi một phần do ảnh hưởng của chính sách quản lý của NHNN mới đưa ra đầu năm, hạn chế một số nhóm TCTD tăng trưởng thấp hoặc không được phép tăng trưởng. Đồng thời, mặc dù lãi suất được điều chỉnh giảm nhưng đối với nhiều DN vừa và nhỏ hiện tại thì mức lãi suất huy động 9% thì lãi suất cho vay khoảng 15%/năm vẫn còn cao và thị trường chưa thể hấp thụ. Nên đến cuối năm 2013, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm xuống chỉ cịn 17,81% so với năm 2012. Một mặt là do trong năm này MB cũng đẩy mạnh công tác thu hồi nợ nên làm tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng giảm so với năm 2012.
Năm 2014, trong tình hình nhiều NHTM thừa vốn khơng thể cho vay, đặc biệt là những DN nhỏ, đối tượng đang cần vốn trầm trọng để duy trì HĐKD thì hồ sơ các DN không đảm bảo được một số yêu cầu và chuẩn mực về rủi ro của NH, hoặc khơng có TSĐB nên việc tiếp cận vốn gặp nhiều khó khăn (giữa DN và NH chưa có tiếng nói chung). Bên cạnh đó, những khó khăn gắn với nền kinh tế vẫn tồn tại như: nợ xấu của DN vẫn cao, năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của DN thấp. Tuy nhiên, MB chủ động thiết kế nhiều chương trình sản phẩm liên kết với các khách hàng là đối tác chiến lược của MB thuộc nhiều lĩnh vực viễn thông, phân phối, lương thực, thực phẩm, hàng gia dụng, hàng thiết yếu… và điều chỉnh lãi suất linh hoạt giúp tăng trưởng dư nợ hợp lý. Đồng thời, MB đã khơng ngừng hồn thiện các chương trình tài trợ đối với một số mặt hàng là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như tài trợ xuất khẩu hàng nông sản cho công ty cổ phần Lương thực Hậu Giang, công ty Lương thực Đồng Tháp, Tổng công ty lương thực Miền Nam- Vinafood 2, Cơng ty Intimex…. Vì vậy, dư nợ tín dụng năm 2014 đạt 100.569 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng tín dụng tại MB cuối năm 2014 so với năm 2013 là 14,62% cao hơn mức tăng trưởng tín dụng bình qn ngành (13%) và năm 2014 MB đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, xử lý nợ xấu nên tốc độ tăng trưởng thu nợ tăng đến mức 19,16% so với năm 2013. Từ những phân tích trên cho ta thấy được trong bối cảnh hết
sức khó khăn của nền kinh tế giai đoạn 2011-2014, tốc độ tăng trưởng tín dụng của tồn hệ thống ngân hàng sụt giảm nghiêm trọng thì MB vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng tín dụng khá tốt, cho thấy việc mở rộng cấp tín dụng của MB đối với khách hàng có sự tăng trưởng tương ứng giữa cơng tác cấp tín dụng và cơng tác thu nợ đối với khách hàng. Đạt được điều này một phần nhờ vào chính sách tín dụng ln đa dạng về thời gian, sản phẩm tín dụng đáp ứng nhiều đối tượng khách hàng khác nhau của MB, cụ thể sẽ được thể hiện qua các bảng phân loại dư nợ tín dụng theo từng tiêu chí cụ thể như sau:
Phân loại dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng
Mục đích của việc phân loại này phản ánh việc tập trung dư nợ vào các thành phần kinh tế. Qua đó, đánh giá mức độ đa dạng hóa KH vay của MB. Việc tập trung vào một nhóm thành phần kinh tế thì mức độ rủi ro cao và ảnh hưởng đến CLTD của NH.
Bảng 3.5: Phân loại dư nợ theo đối tượng khách hàng của MB (2011-2014) ( ĐVT: tỷ đồng/%) Chỉ Tiêu 2011 2012 2013 2014 số tiền Tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng DoanhNghiệp 50.017 84,7 64.310 86,3 74.205 84,6 78.381 77,9 Cá Nhân 9.028 15,3 10.169 13,7 13.538 15,4 22.188 22,1 Tổng Dư Nợ 59.045 100 74.479 100 87.743 100 100.569 100
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất ngân hàng TMCP Quân Đội 2011-2014
Qua bảng 3.5, cho thấy MB vẫn đang rất chú trọng đến đối tượng khách hàng doanh nghiệp vốn mang lại lợi nhuận khá nhiều trong thời gian ngắn vì vậy cơ cấu cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MB chiếm tỷ lệ trung bình trên 80% trên tổng dư nợ. Tuy nhiên từ năm 2011-2014, định hướng cho vay bán lẻ được triển khai trong hệ thống và đa dạng hóa khách hàng vay để phân tán rủi ro theo xu hướng chung của toàn hệ thống ngân hàng. MB chuyển dịch từ việc cho vay đối với các khách hàng là các doanh nghiệp , sang cho vay đối tượng là cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng, sản xuất và kinh doanh , MB đã có những chính sách ưu đãi đối với đối tượng khách hàng này bên cạnh việc khai thác các doanh nghiệp lớn, uy tín, có nhu cầu đầu tư và mở rộng, có phương án kinh doanh
hiệu quả, cho nên cơ cấu cho vay thay đổi giảm dần tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp trên tổng dư nợ từ 86,3% năm 2012 xuống còn 77,9% năm 2014. Và tăng dần tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ từ 13,7% năm 2012 lên tới 22,1% năm 2014.
Phân loại dƣ nợ theo kỳ hạn nợ: Mục đích của việc phân loại này là giúp
chúng ta thấy được cơ cấu tỷ trọng cho vay theo kỳ hạn vay trong tổng dư nợ qua các năm của MB
Bảng 3.6. Phân loại dư nợ theo kỳ hạn của MB (2011-2014)
(ĐVT: tỷ đồng/ %) Chỉ Tiêu 2011 2012 2013 2014 số tiền Tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng Dư Nợ ngắn hạn 39.866 67,6 53.652 72 64130 73 63.158 62,8 DưNợ trung hạn 11.641 19,7 12.263 16,5 12.397 14,2 18.712 18,6 Dư Nợ dài hạn 7.538 12,7 8.564 11,5 11.216 12,8 18.699 18,6 Tổng Dư nợ 59.045 100 74.479 100 87.743 100 100.569 100
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất ngân hàng TMCP Quân Đội 2011-2014)
Dựa vào bảng phân loại dư nợ theo kỳ hạn trên, trong 4 năm liên tiếp 2011-2014, ta thấy dư nợ cấp tín dụng ngắn hạn tại MB luôn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ trung và dài hạn, chiếm khoản trên 60% tổng dư nợ cấp tín dụng.
Đặc biệt, trong năm 2013, với chính sách tín dụng chủ trương phát triển cho vay ngắn hạn để thực hiện quay vòng vốn nhanh, hạn chế cho vay trung dài hạn, chỉ chọn lựa cho vay trung dài hạn đối với khách hàng uy tín, có dự án khả thi và hiệu quả thì tỷ trọng cho vay ngắn hạn đạt 73% trên tổng dư nợ cấp tín dụng của MB. Sang năm 2014, với chiến lược đẩy mạnh tài trợ cho nhiều Tập đồn kinh tế, Tổng cơng ty lớn để thực hiện nhiều dự án quan trọng như Tập đồn dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đồn Than khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đồn Sơng Đà, nhóm dự án năng lượng điện của Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia, Ban quản lý dự án điện Miền Bắc/ Miền Trung làm cho tỷ trọng
cho vay trung và dài hạn trên tổng dư nợ năm 2014 tăng lên đạt 18,6% tạo nguồn thu nhập và dư nợ có tính chất ổn định cho MB.
3.2.7.4. Thu nhập lãi
Bảng 3.7. Thu nhập lãi của MB (2011-2014) ( ĐVT: tỷ đồng/ %)
Chỉ Tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
TN lãi 13.820 15.438 13.456 13.148 Tốc độ tăng - 11,7% (12,84%) (2,29%)
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất ngân hàng TMCP Quân Đội 2011-2014)
Qua bảng 3.7, cho thấy thu nhập lãi của MB có xu hướng giảm dần từ năm 2012 đến năm 2014, đặc biệt là năm 2013, thu nhập lãi giảm 12,84% so với năm 2012 trong khi đó dư nợ tín dụng của MB vẫn tăng trưởng với tốc độ 17,81% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu làm cho thu nhập lãi giảm nghiêm trọng đó là do lãi suất cho vay năm 2013 giảm từ 2%-5% và đến năm 2014 thì thu nhập lãi tiếp tục giảm nhưng ít chỉ có 2,29% so với năm 2013. Trong khi đó, đóng góp chủ yếu trong tổng thu nhập của MB là hoạt động tín dụng, thu nhập từ lãi vay chiếm tỷ trọng lớn nhất, cho nên thu nhập lãi giảm sẽ làm giảm tổng thu nhập và ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động của MB.
3.3. Thực trạng chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội 3.3.1. Nợ quá hạn 3.3.1. Nợ quá hạn
Suy thoái kinh tế diễn ra trong những năm vừa qua đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Tình trạng nợ quá hạn trong những năm qua diễn ra khá phổ biến ở hầu hết các ngân hàng trên cả nước trong đó có MB .
Bảng 3.8. Dư nợ cho vay phân theo nhóm nợ tại MB giai đoạn 2011-2014:
( ĐVT: tỷ đồng/ %)
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Tỷ trọng Số Tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổngdư nợ 59.045 100 74.479 100 87.743 100 100.569 100
Nợ nhóm 1 55.703 94,34 70.079 94,09 81.698 93,11 95.340 94,8 Nợ nhóm 2 2.404 4,07 3.028 4,07 3.899 4,44 2.484 2,47 Nợ nhóm 3 306 0,52 299 0,4 653 0,74 478 0,48 Nợ nhóm 4 111 0,19 433 0,58 674 0,77 903 0,9 Nợ nhóm 5 521 0,88 640 0,86 819 0,94 1.364 1,35
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất ngân hàng TMCP Quân Đội 2011-2014
Qua bảng 3.8, ta thấy nợ nhóm 1 chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng trong giai đoạn 2011 – 2014. Cùng với việc mở rộng hoạt động tín dụng , MB đã chú trọng việc thẩm định khách hàng để sàng lọc được những khách hàng tốt cấp tín dụng. Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng khá cao so với ngành ngân hàng. MB đã phải chịu những hệ lụy từ việc phát triển nóng do việc tập trung tín dụng vào những ngành như xây dựng, sắt thép, cà phê, điện máy. Trong năm 2012, tình hình kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, nhiều doanh nghiệp dừng hoạt động, khơng cịn khả năng thanh toán nên chuyển nợ từ nhóm 3 lên nhóm 4 khá lớn, nợ nhóm 4 tăng 290%. Trong năm 2013, tình hình kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, nợ nhóm 3,4,5 tăng cao so với năm trước tương ứng lần lượt là 118%, 56%, 28%. Bên cạnh đó, MB cũng đã chủ động thực hiện chủ trương cơ cấu nợ của NHNN, MB đã cơ cấu cho khá nhiều khách hàng từ nợ nhóm 3, nhóm 2 xuống nợ nhóm 1 theo Quyết định 780/QĐ-NHNN cho phép các TCTD được giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ nếu DN có triển vọng phục hồi sản xuất.
Bảng 3.9 Tỷ lệ nợ quá hạn của MB giai đoạn 2011-2014 ( ĐVT: tỷ đồng/ %)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Dư nợ quá hạn 3.323 4.686 6.546 5.592 Tổng dư nợ 59.045 74.479 87.743 100.569 Tỷ lệ nợ quá hạn 5,6 6,3 7,5 5,6
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất ngân hàng TMCP Quân Đội 2011-2014
Qua bảng 3.9, nợ quá hạn của MB tăng qua các năm 2011 đến 2013 và đều ở mức cao hơn 5% cho thấy CLTD của MB giảm dần qua các năm và việc xử lý nợ quá hạn ở MB cịn gặp nhiều khó khăn , ngun nhân làm nợ quá hạn đều ở mức cao qua các năm là
do các khoản vay chưa trả đúng hẹn gốc và lãi nên phát sinh nợ quá hạn, đối tượng khách hàng chủ yếu là các khách hàng vay sản xuất kinh doanh, vay tiêu dùng, tạm thời nguồn tài chính thiếu hụt. Chẳng hạn có những dự án vay vốn hoạt động rất hiệu quả nhưng do định kỳ trả nợ không hợp lý hay do một số nguyên nhân khách quan khác dẫn đến việc trả nợ không được thực hiên đúng tiến độ, làm phát sinh nợ quá hạn. Rõ ràng những khoản nợ q hạn này khơng hồn tồn phản ánh chân thực chất lượng và hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Chính vì vậy để đánh giá chính xác hơn CLTD của ngân hàng người ta phải dùng thêm chỉ tiêu tiếp theo:
3.3.2.Nợ Xấu
Bảng 3.10 Tỷ lệ nợ xấu của MB giai đoạn 2011-2014 ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Nợ xấu 938 1.372 2.146 2.745
Tổng dư nợ 59.045 74.479 87.743 100.569 Tỷ lệ nợ xấu 1,59 1,84 2,45 2,73
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất ngân hàng TMCP Quân Đội 2011-2014
Qua bảng 3.10, ta thấy năm 2011, nợ xấu của MB là 938 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,59% trên tổng dư nợ tín dụng. Sang năm 2012, tỷ lệ nợ xấu là 1,84%, nợ xấu tăng 434 tỷ đồng (tương đương 46 %) so với năm 2011tuy nhiên nợ xấu toàn ngành là 8,6%. Đến năm 2013, nợ xấu tăng 774 tỷ đồng (tương đương 56,4%) so với năm 2012 chiếm tỷ trọng 2,45% trên tổng dư nợ. Nguyên nhân là trong bối cảnh kinh tế khó khăn trên tất cả các mặt, nguồn thu nhập của khách hàng vay cũng bị ảnh hưởng dẫn đến việc gia tăng khách hàng mất khả năng trả nợ. Do đó, chủ trương chỉ đạo của lãnh đạo MB luôn tập trung theo dõi bám sát việc đôn đốc thu hồi nợ và xử lý nợ xấu. Một nguyên nhân chủ quan là do việc xác định thời hạn trả nợ không phù hợp với nguồn thu nhập hoặc vòng quay vốn dẫn đến việc khơng quản lý được dịng tiền của khách hàng (ví dụ khách hàng có thu nhập đều đặn hàng tháng nhưng lại xác định kỳ hạn trả gốc là 1 năm/lần hoặc cuối kỳ…), khách hàng dễ sử dụng vốn quay vòng vào việc khác nên khó khăn khi nợ đến hạn. Bước sang năm 2014, cùng với nỗ lực mở rộng hoạt động tín dụng làm tăng dư nợ. Kết quả nợ xấu năm 2014 tăng 599 tỷ đồng so với năm 2013 chiếm tỷ trọng 2,73% tổng dư nợ tín dụng.
Cho thấy nợ xấu vẫn là vấn đề nan giải đối với hoạt động tín dụng của MB, và đây là yếu tố đe dọa trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của MB những năm tiếp theo, tuy nhiên ta thấy tỷ lệ nợ xấu luôn được kiểm sốt tốt nhỏ hơn 3%, so với tồn hệ thống ngân hàng thì nợ xấu của MB ln thấp hơn tỷ lệ của tồn hệ thống, cho thấy công tác thu hồi, xử lý nợ xấu của MB ln được tích cực thực hiện.
3.3.3. Dự phịng rủi ro tín dụng: