Thực trạng chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 50 - 52)

3.2.7.3 .Dư nợ tín dụng

3.3. Thực trạng chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội

3.3.1. Nợ quá hạn

Suy thoái kinh tế diễn ra trong những năm vừa qua đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Tình trạng nợ quá hạn trong những năm qua diễn ra khá phổ biến ở hầu hết các ngân hàng trên cả nước trong đó có MB .

Bảng 3.8. Dư nợ cho vay phân theo nhóm nợ tại MB giai đoạn 2011-2014:

( ĐVT: tỷ đồng/ %)

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Tỷ trọng Số Tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổngdư nợ 59.045 100 74.479 100 87.743 100 100.569 100

Nợ nhóm 1 55.703 94,34 70.079 94,09 81.698 93,11 95.340 94,8 Nợ nhóm 2 2.404 4,07 3.028 4,07 3.899 4,44 2.484 2,47 Nợ nhóm 3 306 0,52 299 0,4 653 0,74 478 0,48 Nợ nhóm 4 111 0,19 433 0,58 674 0,77 903 0,9 Nợ nhóm 5 521 0,88 640 0,86 819 0,94 1.364 1,35

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất ngân hàng TMCP Quân Đội 2011-2014

Qua bảng 3.8, ta thấy nợ nhóm 1 chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng trong giai đoạn 2011 – 2014. Cùng với việc mở rộng hoạt động tín dụng , MB đã chú trọng việc thẩm định khách hàng để sàng lọc được những khách hàng tốt cấp tín dụng. Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng khá cao so với ngành ngân hàng. MB đã phải chịu những hệ lụy từ việc phát triển nóng do việc tập trung tín dụng vào những ngành như xây dựng, sắt thép, cà phê, điện máy. Trong năm 2012, tình hình kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, nhiều doanh nghiệp dừng hoạt động, khơng cịn khả năng thanh toán nên chuyển nợ từ nhóm 3 lên nhóm 4 khá lớn, nợ nhóm 4 tăng 290%. Trong năm 2013, tình hình kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, nợ nhóm 3,4,5 tăng cao so với năm trước tương ứng lần lượt là 118%, 56%, 28%. Bên cạnh đó, MB cũng đã chủ động thực hiện chủ trương cơ cấu nợ của NHNN, MB đã cơ cấu cho khá nhiều khách hàng từ nợ nhóm 3, nhóm 2 xuống nợ nhóm 1 theo Quyết định 780/QĐ-NHNN cho phép các TCTD được giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ nếu DN có triển vọng phục hồi sản xuất.

Bảng 3.9 Tỷ lệ nợ quá hạn của MB giai đoạn 2011-2014 ( ĐVT: tỷ đồng/ %)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dư nợ quá hạn 3.323 4.686 6.546 5.592 Tổng dư nợ 59.045 74.479 87.743 100.569 Tỷ lệ nợ quá hạn 5,6 6,3 7,5 5,6

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất ngân hàng TMCP Quân Đội 2011-2014

Qua bảng 3.9, nợ quá hạn của MB tăng qua các năm 2011 đến 2013 và đều ở mức cao hơn 5% cho thấy CLTD của MB giảm dần qua các năm và việc xử lý nợ quá hạn ở MB cịn gặp nhiều khó khăn , ngun nhân làm nợ quá hạn đều ở mức cao qua các năm là

do các khoản vay chưa trả đúng hẹn gốc và lãi nên phát sinh nợ quá hạn, đối tượng khách hàng chủ yếu là các khách hàng vay sản xuất kinh doanh, vay tiêu dùng, tạm thời nguồn tài chính thiếu hụt. Chẳng hạn có những dự án vay vốn hoạt động rất hiệu quả nhưng do định kỳ trả nợ không hợp lý hay do một số nguyên nhân khách quan khác dẫn đến việc trả nợ không được thực hiên đúng tiến độ, làm phát sinh nợ quá hạn. Rõ ràng những khoản nợ q hạn này khơng hồn tồn phản ánh chân thực chất lượng và hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Chính vì vậy để đánh giá chính xác hơn CLTD của ngân hàng người ta phải dùng thêm chỉ tiêu tiếp theo:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)