Kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân của các ngân hàng nước ngoài tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 32)

5. Kết cấu của đề tài

1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA MỘT SỐ

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân của các ngân hàng nước ngoài tạ

Việt Nam

Theo thơng tin từ trang web của tạp chí The Asian Banker, trong các NHTM hoạt động tại Việt Nam, có rất ít ngân hàng trong nước đoạt giải NHBL tốt nhất trong suốt những năm vừa qua. Trong khi đó, ngân hàng ANZ được tạp chí này trao giải NHBL tốt nhất Việt Nam” trong các năm 2003, 2004, 2007, 2008 và 2013; Ngân Hàng TMCP Á Châu đoạt giải này vào năm 2005, ngân hàng HSBC đoạt giải này vào năm 2006, Ngân Hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín đoạt giải này trong năm 2009 và 2012,, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đã vinh dự đoạt giải này trong năm 2014. The Asian Banker trao giải dựa trên tiêu chí là ngân hàng đã tạo được doanh thu bán lẻ tăng vọt và dẫn đầu tất cả các ngân hàng tại Việt Nam (kể cả ngân hàng quốc tế và nội địa) về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và tăng trưởng về số lượng khách hàng, có khả năng bền vững tín dụng cao. Vậy ngun nhân do đâu mà các ngân hàng nước ngoài như ngân hàng ANZ hay HSBC đạt được sự thành cơng như vậy. Học viên đi vào phân tích hoạt động của 02 ngân hàng sau:

(1) Ngân hàng ANZ

ANZ Việt Nam đã và đang mang tới cho KH những sản phẩm dịch vụ thực sự khác biệt so với các ngân hàng khác với bằng chứng là rất nhiều KH đang chuyển sang sử dụng dịch vụ của ANZ. ANZ đặc biệt cung cấp cho KH cá nhân các sản phẩm tín dụng đa dạng như: Dịch vụ cho vay mua nhà - xây sửa nhà có đặc tính nổi bật sau:

+ Thời hạn cho vay lên tới 20 năm

+ Lãi suất cạnh tranh so với thị truờng, tính trên số tiền vay giảm dần + Số tiền được vay lên tới 100% giá trị bất động sản

+ Cung cấp thông tin minh bạch và định giá theo giá thị trường của tài sản thế chấp (bởi công ty định giá bất động sản quốc tế chuyên nghiệp)

+ Kỳ thay đổi lãi suất hiệu quả và linh hoạt (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng) cho phép KH quản lý rủi ro lãi suất một cách tốt nhất.

Sản phẩm tín dụng của ANZ ln tiện ích vì có lãi suất hấp dẫn với chất lượng dịch vụ cao, thời gian thẩm định hồ sơ nhanh chóng, tư vấn KH chi tiết đã giúp ngân hàng ANZ được đánh giá là có khả năng xử lý cơng việc ưu việt hơn các ngân hàng nội địa. Tháng 03/2011 ANZ Việt Nam được The Asian Banker trao giải thưởng “Sản phẩm cho vay mua nhà tốt nhất khu vực châu Á” nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của sản phẩm này và tập trung vào nhu cầu của KH với các gói dịch vụ đa dạng. Sản phẩm này cho phép KH có thể vay lại khoản tiền mà KH đã thanh tốn cho ngân hàng trước đó trong gói vay mua nhà của mình thơng qua thực hiện các thủ tục đơn giản và nhanh chóng trong vịng 4 giờ. Đồng thời, ANZ cũng đã xây dựng thành cơng hệ thống kiểm sốt rủi ro và xem đây là một chỉ số để đánh giá khả năng làm việc của nhân viên. ANZ đã phát triển đội ngũ tư vấn tài chính cá nhân để hỗ trợ mình trở thành ngân hàng đi đầu trên thị trường đặc biệt trong lĩnh vực cho vay mua nhà và thẻ tín dụng.

Ngân hàng ANZ Việt Nam đã đạt được danh hiệu NHBL tốt nhất Việt Nam trong hạng mục Giải thưởng dành cho các Dịch vụ tài chính bán lẻ quốc tế xuất sắc năm 2013 của tạp chí Asian Banker. Trong năm 2012 đạt danh hiệu “Tín dụng tốt nhất, Dịch vụ tín dụng tốt nhất, Nghiên cứu và phân tích thị trường tốt nhất, kinh doanh tín dụng tốt nhấ, lãi suất tốt nhất, nghiên cứu lãi suất tốt nhất, sản phẩm lãi suất tốt nhất, lãi suất phái sinh tốt nhất trong khảo sát của Asiamoney.

(2) Ngân hàng HSBC

Tạp chí The Asian Banker đã chọn HSBC là “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam trong năm 2006, và Tổ chức Euromoney đã bình chọn HSBC là Ngân hàng có dịch vụ cao cấp tốt nhất dành cho khách hàng cá nhân tại Việt Nam thành công của HSBC Việt Nam ở chỗ chuyển từ đối tượng phục vụ là người nước ngoài sang phục vụ KH Việt Nam với thơng điệp “Ngân hàng tồn cầu am hiểu địa phương”. Với chiến lược thay đổi KH mục tiêu và lập ra đội ngũ nhân viên tư vấn tài chính chuyên nghiệp, HSBC được đánh giá vượt trội ở khả năng bán hàng và khả năng giới thiệu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới cho thị trường Việt Nam đặc biệt là cung cấp dịch vụ tài

chính cá nhân, trong đó nổi trội về cho vay cá nhân và thẻ tín dụng. HSBC đã cho ra đời sản phẩm thẻ như Thẻ Tín Dụng Premier MasterCard (hạn mức tối đa 540 triệu đồng), thẻ tín dụng Visa Bạch Kim (hạn mức lên đến 1 tỷ đồng), thẻ Tín Dụng VisaVàng (hạn mức lên đến 300 triệu đồng), Thẻ tín dụng visa chuẩn (hạn mức 60 triệu đồng). Đến với HSBC, KH được hưởng các dịch vụ tư vấn đầu tư chuyên sâu, dịch vụ ngân hàng quản lý nguồn tài chính áp dụng trên toàn cầu, các thẻ tín dụng Premier Master được chấp nhận trước và những trung tâm Premier độc quyền trên thế giới. Trong cuộc cạnh tranh thị phần khốc liệt, thẻ tín dụng của HSBC đã chiếm được ưu thế riêng so với các sản phẩm thẻ tín dụng của các ngân hàng trong nước bằng cách luôn đưa ra các chương trình tiện ích đặc biệt. Ngoài ra trong tháng 3/2011, HSBC tung ra chương trình Red- Weekend cho các chủ thẻ tín dụng, KH có thể hưởng ưu đãi từ 30- 50% hóa đơn thanh tốn tại các cửa hàng và nhãn hiệu hàng đầu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Với chính sách cho vay khôn khéo áp dụng cho KH cá nhân và hộ gia đình, HSBC đưa ra cho các khách hàng sự lựa chọn phương thức hoàn trả linh hoạt trên cơ sở lãi vay tính trên dư nợ gốc ban đầu hoặc trên dư nợ giảm dần. Đến với sản phẩm cho vay tiêu dùng, khách hàng sẽ nhận được các đặc điểm sau:

+ Giải ngân nhanh trong vòng 48 giờ + Khoản vay lên đến 250 triệu VND

+ Thời hạn vay linh hoạt từ 12 đến 48 tháng + Thủ tục đơn giản, nhanh gọn

+ Không cần thế chấp tài sản hay bảo lãnh công ty + Lãi suất được tính trên dư nợ giảm dần

+ HSBC luôn được vận hành bằng những nguyên tắc kinh doanh nòng cốt hỗ trợ tối đa cho chính sách tín dụng: Hoạt động có năng lực và hiệu quả, nguồn vốn mạnh và lưu động, chính sách cho vay khơn khéo và kỷ luật nghiêm khắc.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm về phát triển tín dụng cá nhân đối với các NHTM Việt Nam

Việt Nam có thuận lợi là dân số đơng và mức thu nhập bình qn đầu người ngày càng tăng thì đây là thị trường rất tiềm tăng cho các ngân hàng có nhu cầu phát triển tín dụng cá nhân.

Nay trong bối cảnh có sự tham gia của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, khối NHTM Việt Nam không thể hưởng lợi thế sân nhà như trước kia, nhiều ngân hàng xác định phát triển tín dụng cá nhân là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển dịch vụ NHBL. Thông qua việc xem xét cách thức mà các ngân hàng nước ngoài đã làm được trong lĩnh vực NHBL tại thị trường Việt Nam, mà các NHTM Việt Nam có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để phát triển NHBL nói chung và phát triển tín dụng nói riêng như sau:

- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm tín dụng sát với hồn cảnh thực tế và nhu cầu thực tiễn của KH cá nhân. Tùy từng phân khúc KH mà có sản phẩm phù hợp.

- Đẩy mạnh chất lượng phục vụ KH. Có thể nói khi ngân hàng chăm sóc tốt một KH. Từ một KH đó sẽ giới thiệu cho nhiều KH khác đến với ngân hàng hơn.

- Liên kết và hợp tác các chương trình tín dụng tiêu dùng dành cho KH mua hàng tại các trung tâm mua sắm với giá ưu đãi đặc biệt. Đây là cơ hội để ngân hàng quảng bá hình ảnh và thương hiệu đến với KH và phát triển thẻ tín dụng.

- Cập nhật thơng tin thị trường tài chính ngân hàng, thị trường bất động sản ..., các cơ chế chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mơ của chính phủ để kịp thời điều chỉnh phương hướng hoạt động tín dụng cho hợp lý.

- Có chính sách đào tạo đội ngũ NVTĐ thơng thạo pháp luật, chuyên môn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng để tư vấn hồ sơ KH một cách kỹ lưỡng và nhạy bén.

- Các NHTM tùy theo năng lực tài chính của mình, tự cân đối nguồn vốn đáp ứng cho hoạt động tín dụng cá nhân đảm bảo khả năng cạnh tranh về giá (lãi suất + phí).

- Nâng cao, đổi mới hệ thống công nghệ thông tin để đẩy mạnh hơn nữa công tác phát triển và chăm sóc KH.

- Tại Việt Nam, dư nợ cho vay mua bất động sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân mà thời hạn vay mua bất động sản thường là trung dài hạn. Vì vậy các NHTM khơng nên vì mục tiêu lợi nhuận mà sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay nhiều trong lĩnh vực bất động sản một cách bất hợp lý để khơng rơi vào tình trạng mất thanh khoản một khi thị trường tài chính hay thị trường bất động sản bị biến động.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua chương một của luận văn đã trình bày tổng quan lý luận cơ bản về tín dụng cá nhân tại các NHTM. Trong đó đề cập khái niệm, vai trị của tín dụng cá nhân đối với nền kinh tế - xã hội, đối với NHTM và đối với KH, các sản phẩm tín dụng cá nhân của ngân hàng. Chương 1 cũng nêu lên các nhân tố cần thiết phát triển tín dụng cá nhân như: môi trường kinh tế - xã hội; năng lực cạnh tranh của ngân hàng, chính sách và chương trình kinh tế của Nhà nước.

Với những thành công trong lĩnh vực NHBL mà ngân hàng nước ngoài đã làm được tại thị trường Việt Nam. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam nói chung và ACB nói riêng trong việc phát triển tín dụng cá nhân, vốn là một phần của hoạt động NHBL.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ACB 2.1.1 Tổng quan về ACB 2.1.1 Tổng quan về ACB

ACB được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN cấp ngày 24/04/1993, và Giấy phép số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.HCM cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động, là một trong những NHTM cổ phần đầu tiên ở Việt Nam và trụ sở chính đặt tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai Q.3 TP.HCM.

Bảng 2.1: Quy mô hoạt động của ngân hàng năm 2010 - 2013 Chỉ tiêu Chỉ tiêu Năm Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) Tổng tài sản (tỷ đồng) Số lượng CN/PGD Số lượng nhân viên 2010 11.377 205.103 280 6.869 2011 13.845 281.019 325 8.228 2012 12.624 176.308 342 9.906 2013 12.265 166.308 346 8.791

(Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB năm 2010 – 2013)

Qua bảng 2.1 cho thấy, tổng tài sản của ngân hàng có xu hướng tăng trong 2 năm 2010-2011. Trong năm 2012, tổng tài sản bị sụt giảm đáng kể, giảm 104.711 tỷ đồng chiếm 37.25% so với năm trước đó do tiền gửi giảm, ACB cắt giảm tồn bộ hoạt động kinh doanh vàng và các TCTD khác cũng rút tiền gửi tại ACB. Tuy nhiên, số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và nhân viên vẫn tăng so với các năm trước đó. Sang năm 2013 tổng tài sản giảm tiếp 10.000 tỷ đồng so với năm 2012, về mặt nhân sự cũng có sự cắt giảm đáng kể giảm 1.115 người, giảm 11.26% so với năm trước đó (biệt là cấu trúc nhân sự điều hành cấp cao thay đổi đã gây nhiều bất lợi cho ACB)

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB từ năm 2010 đến năm 2013

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.2: Huy động vốn của ACB năm 2010-2013

ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 ± ∆ % ± ∆ % ± ∆ % Các khoản nợ NHNN 9.452 6.530 - 1.583 (2.922) (30.91) (6.530) (100) 1.583 1.583 Tiền gửi và vay các TCTD khác 28.174 34.714 13.749 7.801 6.540 23.21 (20.965) (60.39) (5.948) (43,26)

Tiền gửi của

KH 107.150 142.218 125.234 138.669 35.068 32.73 (16.984) (11.94) 13.435 10,73 Vốn tài trợ,

ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro 380 332 316 363 (48) (12.63) (16) (4.82) 47 14,87 Phát hành giấy tờ có giá 36.034 50.708 20.201 3.000 14.674 40.72 (30.507) (60.16) (17.201) (85,15) Các khoản nợ khác 10.065 34.557 4.183 2.626 24.492 243.34 (30.374) (87.90) (1.557) (37,22) Tổng cộng 191.255 269.060 163.683 154.042 77.805 40.68 (105.377) (39.16) (9.641) (5,89)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB từ năm 2010-2013)

Là một NHTMCP lớn và đã tạo được uy tín trên thị trường nhưng ACB vẫn có khơng ít trở ngại và khó khăn trong việc huy động vốn. Việc quy định trần lãi suất 14% năm 2010 gây khó khăn trong hoạt động của các ngân hàng và ACB. Vì vậy tiếp tục cơng tác tiếp thị, quảng bá và nâng cao chất lượng phục vụ đối với KH cũng như việc

nâng cao uy tín và thương hiệu của ACB trong hệ thống ngân hàng là việc làm hết sức cần thiết.

Năm 2011, tổng huy động vốn từ nền kinh tế của ACB đạt 269.060 tỷ đồng tăng 77.805 tỷ đồng tương ứng tăng 40.68% so với cuối năm 2010. Mặc dù không đạt chỉ tiêu đề ra từ đầu năm, huy động từ tiền gửi của khách hàng phải đạt 198.000 tỷ đồng chiếm tỷ trọng hơn 52.86% tổng vốn huy động năm 2011, kết quả là đạt 142.218 tỷ đồng (tương đương 70% kế hoạch).

Trong năm 2012, tổng huy động sụt giảm đáng kể chỉ còn 163.683 tỷ đồng tương ứng giảm 39.16% so với năm 2011 do sự cố vào cuối tháng 08/2012. Tiền gửi khách hàng giảm gần 17.000 tỷ đồng so năm trước còn 125.234 tỷ đồng. So với cuối năm 2011, lượng tiền của khách hàng gửi tại ACB giảm 11.94%.

Năm 2013, tổng huy động vốn của ACB tiếp tục giảm, giảm 9.641 tỷ đồng tương đương giảm 5.89% so với năm 2012. Trong đó, tổng huy động sụt giảm nhiều nhất là phát hành giấy tờ có giá 17.201 tỷ đồng tương đương 85.15% so với năm 2012. Điểm khả quan là huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng tại ACB có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng tốt sau sự cố vào tháng 08/2012 với mức tăng 13.435 tỷ đồng tương đương tăng 10.73%.

2.1.2.2. Hoạt động tín dụng

Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo các thành phần kinh tế của ACB năm 2010-2013 ĐVT: tỷ đồng ĐVT: tỷ đồng Năm Thành phần kinh tế 2010 2011 2012 2013 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 ± ∆ % ± ∆ % ± ∆ % Doanh nghiệp nhà nước 4.932 3.317 3.269 2.626 (1.615) ( 32,75) (48) (1,48) (643) (19,67) Công ty CP, TNHH, DNTN 48.642 62.316 54.396 57.044 13.674 28,11 (7.920) (12,71) 2.648 4,87

Công ty 100% nước ngoài

204 807 468 390 603 295,59 (339) (42,01) (78) (16,67)

Công ty liên doanh 388 501 306 536 113 29,12 (195) (38,92) 230 75,16

Hợp tác xã 21 21 27 36 0 0 6 28,57 9 33,33

Cá nhân (đối tượng khác)

32.459 35.847 44.349 45.547 3.388 10,44 8.502 23,72 1.198 2,7

Tổng cộng 86.648 102.809 102.815 106.179 16.161 18,65 6 0.006 3.364 3,27

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB từ năm 2010-2013)

ACB luôn bám sát và thực hiện nguyên tắc huy động vốn là để cho khách hàng vay nên chú trọng đến kế hoạch cân đối giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn sao cho khơng q ít để tránh dư thừa vốn hoặc thiếu thanh khoản, đồng thời chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra là tối ưu nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh việc duy trì tăng trưởng tín dụng dưới 20% cũng như quy định dư nợ cho vay trong lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa đến 31/12/2011 là 16% đã ảnh hưởng nhiều tới hoạt động tín dụng của tồn hệ thống ngân hàng cũng như của ACB. Năm 2010, tổng dư nợ cho vay đạt 86.648 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng được đảm bảo tỷ lệ nợ nhóm 3 – 5 của ACB rất thấp so với ngành (0.34% đến 2.5%).

Năm 2012-2013 dư nợ cho vay của ACB hầu như khơng tăng trưởng. Trong đó,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)