Chất lượng tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 52 - 56)

5. Kết cấu của đề tài

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI ACB

2.2.2.2. Chất lượng tín dụng cá nhân

Phân loại nợ và trích lập dự phịng được thực hiện theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 “V/v ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD” và thông tư số 14/2014/TT-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký ngày 20/04/2014 “ V/v sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN”, Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Căn cứ vào các quy định trên, ACB cũng chia các khoản cho vay thành 5 nhóm nợ dựa vào tình hình trả nợ và các yếu tố định tính như sau :

Nhóm 1 : Nợ đủ tiêu chuẩn (tỷ lệ dự phịng rủi ro: 0%) Nhóm 2 : Nợ cần chú ý (tỷ lệ dự phịng rủi ro: 5%)

Nhóm 3 : Nợ dưới tiêu chuẩn (tỷ lệ dự phòng rủi ro: 20%) Nhóm 4 : Nợ nghi ngờ (tỷ lệ dự phòng rủi ro: 50%) Nhóm 5 : Nợ có khả năng mất vốn (tỷ lệ dự phòng rủi ro: 100%)

Nếu một KH có nhiều khoản nợ với ngân hàng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì ngân hàng phải phân loại các khoản nợ của KH đó vào nhóm nợ rủi ro cao nhất. Ngân hàng tự xem xét và tự chịu trách nhiệm về việc cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện của luật định.

- Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng cá nhân của ACB

Bảng 2.11: Tỷ lệ nợ quá hạn của ACB năm 2010-2013

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Dư nợ Tỷ lệ %/tổng dư nợ Dư nợ Tỷ lệ %/tổng dư nợ Dư nợ Tỷ lệ %/tổng dư nợ Dư nợ Tỷ lệ %/tổng dư nợ Tổng dư nợ tín dụng 86.648 100% 101.898 100% 101.832 100% 106.179 100% Dư nợ cá nhân 32.459 37.46% 35.847 35.18% 44.228 43.43% 44.992 42.37% Nợ quá hạn 502 0.58% 1.242 1.22% 7.947 7.80% 6.171 5.81% Nợ quá hạn cá nhân 218 0.67% 601 1.68% 1.484 3.36% 1.566 3.48%

(Nguồn từ báo cáo tài chính của ACB từ năm 2010-2013)

Năm 2012, Việt Nam chịu ảnh hưởng từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới và sự thu hẹp của thị trường tiêu thụ hàng hóa. Kéo theo sự tuột dốc của thị trường bất động sản từ năm 2010 kéo dài đến năm 2013 khiến cho thanh khoản bất động sản giảm. Tình hình kinh doanh của khách hàng gặp rất nhiều khó khăn do nền kinh tế thế giới chưa hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 – 2009 và lạm phát trong nước cao làm cho mặt bằng chi phí lãi vay vượt quá khả năng trả nợ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng của ngân hàng làm nợ quá hạn tăng. Cụ thể, năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0.58% tổng dư nợ

tương ứng dư nợ quá hạn là 502 tỷ đồng. Năm 2011, dư nợ quá hạn tăng chiếm 1.21% tổng dư nợ tương ứng dư nợ quá hạn là 1.242 tỷ đồng. Năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn tăng cả về mặt số tuyệt đối và số tương đối cụ thể nợ quá hạn chiếm 7.8% tổng dư nợ tín dụng tương ứng dư nợ quá hạn là 7.947 tỷ đồng, đây là năm mà hoạt động tín dụng của ngân hàng có nợ quá hạn cao nhất trong những năm gần đây (Theo báo cáo của NHNN tỷ lệ nợ quá hạn của toàn hệ thống ngân hàng năm 2012 là 11.3%, năm 2013 là 8.8%).

Từ năm 2010 đến 2011 nợ quá hạn của cá nhân cao hơn nợ quá hạn của hệ thống nhưng đến năm 2012 và 2013 thì ngược lại nợ quá hạn của cá nhân thấp hơn nợ qua hạn của hệ thống, tỷ lệ nợ quá hạn của cá nhân cũng tăng dần qua các năm, cao nhất là năm 2012 tăng gấp 2 lần so với năm 2011 và con số này vẫn tăng nhẹ ở năm 2013. Năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn chung của ACB có giảm hơn so với năm 2012 tuy nhiên con số nợ quá hạn vẫn còn cao so với năm 2010 và năm 2011.

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ nợ quá hạn của tín dụng cá nhân theo sản phẩm năm 2013

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng cá nhân theo khu vực năm 2013

(Nguồn: từ báo cáo tài chính của ACB từ năm 2013)

Theo bảng 2.9, biểu đồ 2.9 và biểu đồ 2.10 thì khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có dư nợ cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân toàn hệ thống nhưn tỷ lệ nợ quá hạn lại nằm ở khu vực Hà Nội. Theo số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở nhóm sản phẩm nhà. Những khoản vay được giải ngân bằng vàng, khi giá vàng tăng cao ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KH.

Bảng 2.12: Chỉ tiêu nợ xấu của cho vay cá nhân năm 2010-2013

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Dư nợ Tỷ lệ %/dư nợ Dư nợ Tỷ lệ %/ dư nợ Dư nợ Tỷ lệ %/ dư nợ Dư nợ Tỷ lệ %/dư nợ Dư nợ cá nhân 32.459 100 35.847 100 44.228 100 44.992 100 Nợ nhóm 2-5 của

cho vay cá nhân 0.218 0.67% 0.601 1.68% 1.484 3.36% 1.566 3.48% Nợ nhóm 3-5 của

cho vay cá nhân 0.11 0.34% 0.069 0.19% 0.338 0.76% 0.494 1.10%

Ta có thể thấy nợ xấu của cá nhân tăng dần qua mỗi năm từ năm 2011. Trong đó, 2 năm 2012 tỷ lệ nợ nhóm 3-5 tăng 5.79 lần so với năm 2011. Bên cạnh nguyên nhân kinh tế trong nước khó khăn những năm vừa qua, tỷ trọng nợ xấu trong nợ quá hạn trong năm 2013 là 31.61% trong khi năm 2011 thì tỷ lệ này chỉ chiếm 11.31% cho thấy việc thu hồi nợ của ACB trong thời gian qua là kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)