Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 66 - 74)

5. Kết cấu của đề tài

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI ACB

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Dư nợ cho vay của hệ thống ACB trong 3 năm gần đây hầu như không tăng trưởng và dư nợ cho vay cá nhân trong 2 năm gần đây cũng không tăng trưởng. Nhưng, tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ACB. Bên cạnh, nguyên nhân bên ngồi với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối tồn cầu 2008, Thế giới phải đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế, suy thối trên nhiều lĩnh vực, giá cả các mặt hàng tăng nhanh, nạn thất nghiệp gia tăng. Kinh tế Việt Nam cũng khơng nằm ngồi tác động chung của kinh tế thế giới. Năm 2011 nền kinh tế Việt Nam suy giảm rõ rệt, lạm phát hơn 18%. Để kiềm chế lạm phát, NHNN chỉ đạo các NHTM tập trung vốn cho lĩnh vực SXKD, giảm dư nợ lĩnh vực phi sản xuất như chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng để giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng xuống dưới 20%.

Do nền kinh tế suy thoái, các hoạt động ngân hàng bán bn gặp nhiều khó khăn hơn, nhiều NHTM chủ động ưu tiên phát triển lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, cuộc cạnh tranh giành miếng bánh thị phần tín dụng trở nên khốc liệt hơn. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ

xấu của cá nhân cũng như nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng tăng dần qua các năm và chưa có dấu hiệu cải thiện dù ACB đã áp dụng nhiều biện pháp xử lý nợ nhưng chưa đạt được kế hoạch đề ra. Khi nền kinh tế trong nước gặp khó khăn trong những năm qua đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KH.

Ngoài yếu tố khách quan của nền nền kinh tế ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KH, cịn có yếu tố chủ quan về phía KH cũng như ngân hàng đã làm cho dư nợ cá nhân và dư nợ hệ thống không tăng trưởng, tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao. Với những nguyên nhân đã ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng cá nhân tại ACB cụ thể như sau:

•Về phía ngân hàng

- Thiếu hụt về nhân sự bán hàng cá nhân (Nguồn: phịng quản lý bán hàng ACB): + Tính đến 15/5/2014, về số lượng nhân viên kinh doanh của KH cá nhân về cơ bản đã đủ về số lượng (chưa bao gồm số lượng cần bổ sung nghỉ việc, chuyển đổi). + Tuy nhiên, nhân tố quản lý để tổ chức và triển khai kinh doanh từ tổ trưởng bán hàng và trưởng bộ phận KH cá nhân còn khá mỏng, mới đáp ứng được ~ 55% yêu cầu thực tế (ít nhất 1 trưởng bộ phận/ chi nhánh, 1 tổ trưởng/ kênh phân phối). + Chưa có quy hoạch khung về nhân sự kế thừa từ cấp độ tổ trưởng/ trưởng bộ phận kinh doanh để triển khai tốt các định hướng kinh doanh từ HSO hỗ trợ nhân viên kinh doanh tại KPP.

+ Nhân viên kinh doanh chưa nổ lực để đạt và vượt doanh số kế hoạch được giao, còn yếu kém trong việc tìm và giữ KH, chất lượng phục vụ KH thể bị bỏ quên đo chạy theo chỉ tiêu kinh doanh tìm kiếm KH mới; Một số nhân viên kinh doanh và nhân viên thẩm định chưa nắm rõ sản phẩm, các thuộc tính, đặc điểm từng sản phẩm để tư vấn cho KH, chưa tạo được niềm tin cho KH.

+ Một số cấp PD hồ sơ còn yếu kém, còn dựa vào yếu tố chủ quan cảm tính, khơng nhìn ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh của KH dẫn đến việc phê duyệt sai khoản cấp tín dụng.

+ Nhiều trường hợp nhân viên tư vấn tài chính cá nhân giả mạo hồ sơ chứng từ của KH nhằm qua mặt NVTD hay có sự cấu kết giữa nhân viên kinh doanh và NVTD trong việc thẩm định hồ sơ KH để có thể qua mặt cấp PD. Đạo đức nghề nghiệp của các NVTD này đã gây rủi ro lớn đối với tín dụng của ngân hàng.

+ Tỷ lệ giảm nhân sự đã tăng đáng kể, trong năm 2013, ACB cắt giảm nhân sự 1.485 người, tương ứng giảm 14.45% so với năm trước đó, mức thu nhập bình quân năm cũng giảm từ 182 triệu đồng còn 169 triệu đồng (giảm gần 7.14%) (theo bảng 2.15) do các đối thủ đã xơng xáo chào đón nhân sự của ACB và mức lương của ACB chưa thỏa đáng. Chính điều này đã làm cho ACB vừa mất KH nội bộ lẫn KH bên ngoài.

+ Với áp lực chỉ tiêu kinh doanh ngày càng lớn, cộng thêm sự gia tăng cạnh tranh giữa các ngân hàng, điển hình một số ngân hàng đang phát triển “mới nổi” có HSO ở phía Bắc như VPbank, MBbank, một số ngân hàng có quy mơ và thị phần lớn như Sacombank, Techcombank dẫn đến việc nhân viên kinh doanh tìm kiếm KH khơng theo các tiêu chí của ngân hàng, mà tìm tới nguồn KH dưới mức tiêu chuẩn nhằm đạt được chỉ tiêu kinh doanh như KH khơng có cơng ăn việc làm ổn định, hoạt động kinh doanh quy mô nhỏ, không ổn định hay lịch sử uy tín thanh tốn không tốt trong quá khứ,…

- Định hướng chính sách tín dụng:

+ Lãi suất cho vay: Theo biểu 2.16, 2.17 lãi suất ACB khá cạnh tranh so với một số ngân hàng TMCP cuối năm 2013, nhưng vào tháng 6/2014 còn cao hơn so với các ngân hàng khác (Ngân hàng MBBank với mức lãi suất 8%/năm trong 3 tháng đầu, trong khi ACB là 9%/năm trong 3), điều này làm giảm lợi thế cạnh tranh của ACB với các ngân hàng khác.

+ ACB định giá TSĐB thường khoảng 70 – 80% giá trị thị trường và thường tỷ lệ cho vay dao động từ 70 – 85% giá trị định giá. Tỷ lệ cho vay/TSĐB chưa có tính cạnh tranh, Sacombank cho vay có thể lên 95%-100% giá trị TSĐB đang thế chấp

tại ngân hàng. ACB nhận TSĐB chủ yếu là bất động sản, các tài sản khác gần như được xem là tài sản thế chấp kèm theo gây khó khăn cho việc tăng trưởng dư nợ; Tuy nhiên ACB vẫn chấp nhận TSĐB là là bất động sản được bảo lãnh của bên thứ 3 có thể khơng có mối quan hệ gia đình với KH vay, đây là trường hợp dễ dẫn đến nợ việc chây ỳ trong việc thanh toán nợ cho ACB.

- Những năm gân đây ngân hàng luôn tăng trưởng khá nóng và chạy theo lợi nhuận bằng việc duy trì chính sách tăng trưởng tín dụng chưa phù hợp. Điều này khiến ngân hàng chạy theo tốc độ tăng trưởng tín dụng mà khơng chú ý nhiều đến việc kiểm soát rủi ro, thoáng hơn trong việc giải ngân. Khối quản lý rủi ro chưa có khung quản lý, chưa nhận diện, đo lường, giảm thiểu, kiểm soát rủi ro phù hợp với khẩu vị rủi ro và phù hợp với yêu cầu của pháp luật hiện hành.

- Quy định sản phẩm:

+ Ảnh hưởng tăng trưởng dư nợ: Hiện ACB chưa có sản phẩm được thiết kế riêng cho các phân đoạn khách hàng, sản phẩm riêng cho KH VIP còn hạn chế và chưa phát triển các sảm phẩm bán chéo – sản phẩm sử dụng bổ sung. Trong khi Sacombank đã có sản phẩm tín dụng hướng đến những KH rất cụ thể (cho vay người Hoa - tiểu thương không cần thế chấp, thu nợ trực tiếp tại địa điểm kinh doanh (có cộng tác viên cho vay góp chợ) và chấp nhận trả góp linh hoạt ngày / tuần / tháng hay cho vay hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp…); Techcombank với sản phẩm cho vay mua xe ơ tơ thế chấp chính xe mua nổi trội, có chiến lược phát triển sản phẩm cho vay mua xe ô tô bằng cách thưởng hoa hồng cho các của hàng bán ô tô; MBBank với thế mạnh cho vay mua nhà dự án với thời gian vay lên đến 25 năm (có kênh liên kết các dự án; đối tác thương mại chặt chẽ). ACB trong phân đoạn KH có thu nhập từ lương trong cho vay tiêu dùng tín chấp thì áp dụng với đối tượng có thu nhập trên 6 triệu đồng đối với Khu vực Tp.HCM và Hà Nội là khá cao cho một số KH có nhu cầu vay tiêu dùng mua sắm vật dụng gia đình…

+ Ảnh hưởng chất lượng tín dụng: Sản phẩm khá thơng thống. Một số sản phẩm được nhân viên tín dụng/ kênh phân phối lách để dễ dàng cho KH vay như sản phẩm tiêu dùng với mức cho vay lên đến 2 tỷ đồng nhưng chỉ cần nhân viên kinh doanh kiểm tra thực tế mục đích sử dụng vốn KH, việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn thơng qua bổ sung chứng từ chưa được chú trọng (chỉ bổ sung 50% chứng từ nhóm 1 cịn lại áp dụng chứng từ nhóm 2 đối với số tiền trên 2 tỷ đồng); Sản phẩm hợp tác kinh doanh/góp vốn kinh doanh vào doanh nghiệp với mức cho vay lên đến 5 tỷ đồng nhưng khơng u cầu KH chuyển khoản số tiền góp vốn và cơng ty, chỉ cần giấy xác nhận đã nhận tiền của công ty hợp tác/góp vốn.

- Khâu giám sát và quản lý mục đích sử dụng vốn vay: Một số cá nhân, hộ kinh doanh sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích, đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro cao, dẫn đến thua lỗ và mất khả năng chi trả. Việc giám sát vốn vay không được chú trọng. Nhiều nhân viên tư vấn tài chính cá nhân tự lập bảng kiểm tra mục đích sử dụng vốn, bảng kiểm tra định kỳ hoạt động kinh doanh của khách hàng tuy nhiên thực tế lại không kiểm tra cơ sở kinh doanh để đối phó qua mặt kiểm tốn nội bộ của ngân hàng.

- Quy trình thẩm định hồ sơ vay: việc đẩy nhanh thời gian xử lý hồ sơ, nhân viên tín dụng chỉ tiếp xúc KH một lần khi thẩm định để thu nhập thông tin cần thiết, đánh giá trước khi đề xuất cấp tín dụng, nên việc nắm rõ và đánh giá được hết thông tin tư cách nhân thân và tình hình tài chính, mối quan hệ xã hơi của KH là khó có thể thực hiện cho NVTĐ; Quy định thời gian xử lý hồ sơ vay SXKD là 3 ngày và 2 ngày đối với vay tiêu dùng (khi KH bổ sung đầy đủ chứng từ theo quy định của ACB). Thực tế thời gian kéo dài từ 4 - 6 ngày, do ACB đã thành lập trung tâm tín dụng cá nhân (phụ trách thẩm định, tái thẩm định và trình duyệt hồ sơ cho các KPP) vào tháng 8/2013 với nhiệm vụ thẩm định và phân tích tín dụng cá nhân nên hồ sơ KH vay phải qua nhiều khâu trung gian làm cho việc xử lý hồ sơ mất khá nhiều thời gian.

- Tiêu chí khoảng cách địa lý từ cơ sở ngân hàng đến địa điểm kinh doanh hay nhà của KH q xa do đó khó theo dõi sát tình hình KH và kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay.

- Mạng lưới KPP còn hạn chế: Hiện nay KPP của ACB tập trung ở thành phố lớn như Tp.HCM, Hà Nội, còn lại đa số mỗi tỉnh chỉ có 01 chỉ nhánh duy nhất trực thuộc HSO và vẫn chưa bao phủ được các tỉnh của đất nước. Riêng Sacombank đã mở chi nhánh và PGD ở các tỉnh thành phố khá sớm so với ACB nên đa số KH ở tỉnh đã biết đến Sacombank trước ACB trong quan hệ tiền gởi và tín dụng; Việc tập trung mạng lưới ở TP.HCM đã tạo tính cạnh tranh nội bộ trong ACB rất gay gắt, xảy ra tình trạng lơi kéo KH giữa các KPP đã ảnh hưởng xấu đến việc phát triển tín dụng cá nhân của ACB.

• Về phía KH - Về tăng trưởng dư nợ:

+ Một số hộ kinh doanh cá thể có thói quen kinh doanh trên vốn tự có của mình, dù có cơ hội phát triển kinh doanh, thiếu vốn đầu tư nhưng ngần ngại sợ rủi ro không dám tiếp cận đến vốn vay của ngân hàng; hoặc cá nhân chưa có nhà ở, có thu nhập ổn định và tích lũy chưa đủ để mua nhà nhưng cũng ngần ngại sợ rủi ro không dám tiếp cận đến vốn vay của ngân hàng chấp nhận ở nhà thuê dù có thể họ nhận thấy giá mua nhà thời điểm nào là hợp lý làm cho ngân hàng khó phát triển dư nợ vay. + Ngày nay ngân hàng online phát triển mạnh mẽ, KH cũng ngày càng đòi hỏi và kén chọn hơn: KH có thể chủ động đem tiền gửi đi chỗ khác nếu thấy lãi suất không cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng như so sánh lãi suất cho vay giữa các ngân hàng đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đối với KH tiềm năng của ngân hàng.

- Về chất lượng tín dụng: Có thể liệt kê những lý do như sử dụng tiền vay ngân hàng khơng đúng mục đích, KH có ý thức trả nợ kém hoặc KH lừa đảo ngân hàng như làm giả hồ sơ vay hoặc cố tình chứng minh thu nhập cao hơn so với thực tế, khơng có kinh nghiệm cũng như khơng có kế hoạch kinh doanh cụ thể dẫn tới thua lỗ. (Nguồn: Báo cáo tình hình nợ quá hạn hàng tháng tại ACB).

- Ngân hàng dễ dãi trong việc tăng dư nợ cho vay bổ sung vốn lưu động kinh doanh của nhiều KH đang có dư nợ vay kinh doanh với uy tín tín dụng tốt mà lại khơng có phương án sử dụng vốn vay cụ thể, khơng cần dự phịng nhu cầu vốn lưu động… dẫn

đến việc KH sử dụng vốn sai mục đích. Hoặc KPP và KH (KH vay vốn ở nhiều ngân hàng nên có sự hiểu biết về các quy định, quy trình vay vốn từ đó dễ dàng đối phó, tạo hồ sơ chứng từ phù hợp nhằm qua mặt NVTĐ và cấp PD) biết thông tin ngân hàng khơng cho vay các mục đích đầu cơ bất động sản, kinh doanh chứng khốn,… nên tìm cách dấu thơng tin và lách mục đích vay.

* Theo Báo Cáo Nợ Quá Hạn của NVTĐ tháng 01/2014 tại TTTDCN HSO của ACB và qua kiểm tra hệ thống tra cứu thông tin KH vay TCBS của ACB thì:

Chức danh Dư nợ quá hạn Dư nợ quản lý Tỷ lệ nợ quá hạn Số lượng hồ sơ nợ quá hạn Số lượng hồ sơ quản lý Tổ trưởng phân tích tín dụng 17,673,411,397 815,141,489,515 2.17% 8 343 Chuyên viên phân tích tín dụng 6,392,652,553 1,082,967,260,221 0.59% 27 2013 Nhân viên phân tích tín dụng 2,627,621,999 26,707,762,285 9.84% 17 350 Tổng cộng 26,693,685,949 1,924,816,512,021 1.39% 52 2706

+ Trong 52 hồ sơ có nợ q hạn thì có 18 hồ sơ vay tín chấp chiếm tỷ trọng 34.62% và 34 hồ sơ vay có TSĐB chiếm tỷ trọng là 65.38%

+ Trong tỷ trọng hồ sơ vay có TSĐB thì có đến 8 hồ sơ vay dùng TSĐB của người khác khơng thuộc sở hữu của chính KH vay hoặc tứ thân phụ mẩu (ba, mẹ, vợ ,chồng, con ruột) chiếm 15.38% số lượng hồ sơ nợ quá hạn và chiếm 22.56% số lượng hồ sơ nợ quá hạn có TSĐB. Với nguyên nhân: KH vay dùm bạn, đùn đẩy trách nhiệm trả nợ hoặc với lý do bận rộn, không sắp xếp được thời gian lên thanh toán cho ngân hàng.

+ Nguyên nhân chủ yếu của NQH: Hoạt động kinh doanh của KH sụt giảm so với ban đầu, KH có thu nhập từ lương bị thất nghiệp; có 3 hồ sơ KH sử dụng vốn sai mục đích lấy tiền ngân hàng cho vay lại với lãi cao và bên vay lại mất khả năng trả nợ cho KH… + Sự đánh đổi về NQH và tăng trưởng dư nợ giữa VNTĐ của TTTD cá nhân HSO và NVTĐ tín dụng cá nhân của các KPP (tỷ lệ NQH cá nhân của hệ thống 3.48%, trong khi NQH của các hồ sơ đo nhân viên thẩm định của TTTD cá nhân của HSO chỉ chiếm 1.39% do cách nhìn khách quan hơn và không chịu áp lực nhiều từ các trưởng đơn vị)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 phân tích thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại ACB qua các phương pháp đánh giá định tính và định lượng của các chỉ tiêu như: dư nợ tín dụng cá nhân, phát triển thị phần, hệ thống KPP, tỷ lệ nợ quá hạn, thu nhập từ tín dụng cá nhân, tính đa dạng của sản phẩm, chính sách tín dụng, quy trình thẩm định và phê duyệt tín dụng.

Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB qua chỉ tiêu dư nợ và nợ quá hạn: Qua 4 năm 2010 – 2013 cho thấy dư nợ cá nhân của ACB tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên nợ quá hạn, nợ xấu cũng tăng trưởng qua các năm (Tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 30/6 của ACB đã tăng lên 3,65% tổng dư nợ, so với tỉ lệ 3,03%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)