Dư nợ cho vay cá nhân của ACB theo sản phẩm năm 2010-2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 49 - 53)

ĐVT: tỷ đồng Năm Sản phẩm 2010 2011 2012 2013 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 ± ∆ % ± ∆ % ± ∆ % Nhà 12.941 12.568 12.174 12.504 (373) (2.88) (394) (3,13) 330 2,71 SXKD 12.587 15.104 14.537 19.338 2.517 20% (567) (3,75) 4.801 33,03 Tín chấp 816 979 767 852 163 19.98 (212) (21,65) 85 11,08 Tiêu dùng 2.109 2.056 2.307 4.544 (53) (2,51) 251 12,21 2.237 96,97 Khác 4.006 5.140 14.443 7.754 1.134 28,31 9.303 (18,44) (6.689) (46,31) Tổng dư nợ 32.459 35.847 44.228 44.992 3.388 (10,44) 8.381 23,38 764 1,73

Cơ cấu dư nợ tín dụng cá nhân phân theo nhu cầu vay vốn những năm qua cho thấy ACB tập trung chủ yếu vào cho vay đối với sản phẩm nhà và cho vay sản xuất kinh doanh với tỷ lệ dư nợ của hai nhóm này ln chiếm trên 50% dư nợ tín dụng cá nhân, riêng cho vay tiêu dùng tăng mạnh chiếm 10% và cho vay tín chấp chiếm khoảng 2% trong năm 2013. Dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng 43% tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Cho vay sản xuất kinh doanh có sự phát triển mạnh trong năm 2013.

Năm 2012, dư nợ các sản phẩm này hầu như không tăng trưởng thậm chí là giảm so với năm 2011 do ảnh hưởng của nền kinh tế, thị trường bất động sản gặp khó khăn. Lạm phát trong nước tăng cao làm thu nhập của người dân ảnh hưởng. Vì thế, sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp dựa trên nguồn thu nhập từ lương cũng bị sụt giảm đáng kể, và đây là sản phẩm có độ rủi ro cao nên ACB ln duy trì tỷ lệ dưới 2% tổng dư nợ cá nhân đối với sản phẩm cho vay tín chấp.

+ Cho vay bất động sản

Trong giai đoạn năm 2010 - 2013, cơ cấu dư nợ cho vay bất động sản luôn chiếm tỷ trọng cao thứ 2 sau SXKD, biến động trong khoảng từ 27% đến 40% tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Tuy nhiên có xu hướng giảm dần qua các năm. Do tác động của nền kinh tế, thị trường bất động sản gặp khó khăn, và tn thủ chỉ đạo của Chính phủ về ưu tiên cho vay SXKD nên hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản đã thu hẹp. Tuy nhiên, khi kinh tế hồi phục, thị trường bất động sản phát triển là điều kiện tốt để ACB mở rộng cho vay. Việt Nam với kết cấu dân số trẻ nên nhu cầu mua nhà để ổn định cuộc sống là nhu cầu thiết yếu. Vì thế ACB đưa ra nhiều sản phẩm nhà như:

“Cho vay mua nhà ở, đất để xây dựng nhà ở”, “Cho vay mua căn hộ thế chấp chính căn hộ mua”, “ Ưu đãi cho vay mua nhà, đất đang là TSĐB để thu hồi nợ vay”, “cho vay xây dưng, sửa chữa nhà” là những sản phẩm đặc thù được xây dựng bởi những tiêu chí riêng, đặc biệt là cho vay mua căn hộ hình thành trong tương lai với điều kiện tiên quyết là liên kết với các chủ đầu tư dự án bất động sản để phát triển sản phẩm. Các thành phố lớn – nơi tập trung đông dân là các địa bàn phát triển cho vay bất

động sản mạnh mẽ, nhất là TP.HCM đã dẫn đầu về số lượng dự án liên kết. Hiện tại, ACB đã liên kết với các chủ đầu tư có tiềm lực của các dự án bất động sản xếp vào hàng cao cấp như Saigon Pearl, Phú Mỹ Hưng, Riveria,.. Chủ đầu tư và cả ngân hàng chủ trương hạn chế đầu tư vốn vào phân khúc bất động sản cao cấp mà chuyển sang thực hiện các dự án bất động sản trung cấp để đáp ứng nhu cầu thực sự về nhà ở.

+ Cho vay SXKD:

Dư nợ cho vay SXKD chiếm tỷ trọng từ 32% đến 43% trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân từ năm 2010 đến 2013. Dư nợ cho vay SXKD từ năm 2010 đến 2013 nhìn chung có sự tăng trưởng cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối, cho thấy mảng cho vay này được ngân hàng tập trung phát triển cao. Các sản phẩm nổi trội như: “ Cho vay hỗ trợ vốn kinh doanh”, “ Cho vay bổ sung vốn lưu động: món, cấp HMTD, thấu chi”, “ Cho vay đầu tư chuồng trại chăn nuôi”, “ Cho vay mua đất để trồng lúa”, “ Mua đất để trồng cà phê”, “ Cho vay hợp tác kinh doanh/góp với doanh nghiệp”…

+ Vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng:

Dư nợ cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng năm 2011 đã giảm 2,51% so với năm 2010 (Do sản phẩm cho vay tiêu dùng nằm trong lĩnh vực dư nợ phi SXKD, giảm dư nợ cho vay tiêu dùng, ACB đã thực hiện đúng chỉ đạo của NHNN trong năm 2011), tuy nhiên đã tăng trưởng trở lại trong năm 2012 và 2013 (chiếm 10.1% trong tổng dư nợ).

Đây là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp KH mua sắm vật dụng gia đình, mua xe, thanh tốn học phí, đi du lịch, chữa bệnh, cưới hỏi, …. Ngày nay nền kinh tế dần được phục hồi, nhu cầu nâng cao cuộc sống là điều tất yếu. Hiện ACB đã có quy định cụ thể về sản phẩm cho vay tiêu dùng như sau: Thời hạn cho vay: tối đa 84 tháng (khách hàng thân thiết có thể ân hạn thêm 2 năm), có nhiều phương thức trả nợ phù hợp với nguồn thu nhập của khách hàng, Mức cho vay tối đa lên đến 2 tỷ đồng. + Cho vay không cần tài sản đảm bảo: Tiêu dùng tín chấp, thẻ tín dụng

Tăng trưởng dư nợ nhưng phải đảm bảo chất lượng, nên chính sách tín dụng của ACB đã đưa ra những hàng rào kỹ thuật để được vay tín chấp, KH cần đủ những điều

kiện như: Cá nhân người Việt Nam có hộ khẩu thường trú/KT3 tại nơi đăng ký vay và đang công tác tại đơn vị thuộc một trong các loại hình sau: Cơng ty nhà nước, liên doanh, nước ngoài, cổ phần, TNHH Việt Nam, cơ quan hành chánh sự nghiệp... với thu nhập ròng hàng tháng: từ 6.000.000 đồng trở lên tại khu Vực Tp.HCM và Hà Nội; 4.000.000 đồng trở lên tại các tỉnh hoặc thành phố khác. Thâm niên công tác 24 tháng trở lên và tối thiểu 12 tháng tại đơn vị hiện tại. Có điện thoại cố định tại nơi cư trú... Một trong những sản phẩm giúp tăng trưởng cho dư nợ tín dụng cá nhân là sản phẩm cho vay tín chấp. Sản phẩm ra đời và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn năm 2006 – 2007. Tuy nhiên, năm từ năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn khá cao nên cho vay tín chấp giai đoạn từ 2009 trở đi đã chậm lại. Và vay tiêu dùng tín chấp, thẻ tín dụng đang bị cạnh tranh gay gắt với HSBC, ANZ, Prudential và Societe Generale.

2.2.2.2. Chất lượng tín dụng cá nhân

Phân loại nợ và trích lập dự phịng được thực hiện theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 “V/v ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD” và thông tư số 14/2014/TT-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký ngày 20/04/2014 “ V/v sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN”, Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Căn cứ vào các quy định trên, ACB cũng chia các khoản cho vay thành 5 nhóm nợ dựa vào tình hình trả nợ và các yếu tố định tính như sau :

Nhóm 1 : Nợ đủ tiêu chuẩn (tỷ lệ dự phòng rủi ro: 0%) Nhóm 2 : Nợ cần chú ý (tỷ lệ dự phịng rủi ro: 5%)

Nhóm 3 : Nợ dưới tiêu chuẩn (tỷ lệ dự phịng rủi ro: 20%) Nhóm 4 : Nợ nghi ngờ (tỷ lệ dự phòng rủi ro: 50%) Nhóm 5 : Nợ có khả năng mất vốn (tỷ lệ dự phịng rủi ro: 100%)

Nếu một KH có nhiều khoản nợ với ngân hàng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì ngân hàng phải phân loại các khoản nợ của KH đó vào nhóm nợ rủi ro cao nhất. Ngân hàng tự xem xét và tự chịu trách nhiệm về việc cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện của luật định.

- Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng cá nhân của ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)