Tỷ trọng tín dụng cá nhân của các ngân hàng năm 2010 – 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 58 - 59)

Ngân Hàng 2010 2011 2012 2013 ACB 29,65% 32,74% 31,04% 27,13% SACOMBANK 28,21% 24,90% 23,48% 26,54% HDBANK 5,09% 4,71% 7,65% 15,06% TECHCOMBANK 16,81% 20,31% 19,32% 13,78% EXIMBANK 20,25% 17,34% 18,51% 17,50%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng qua các năm)

Qua bảng 2.14 cho thấy tỷ trọng tín dụng cá nhân của ACB ln đứng đầu trong danh sách 5 ngân hàng TMCP có thị phần tín dụng cá nhân lớn nhất. Điều này cho thấy mảng tín dụng cá nhân là thế mạnh của ACB. Tuy vậy, thị phần này có xu hướng chia sẽ với các ngân hàng khác như Sacombank, Eximbank và đặc biệt là HDBank năm 2013 đã phát triển dư nợ cá nhân vượt bậc (đạt mức dư nợ cá nhân là 24.985 tỷ đồng cao hơn cả TechcomBank). ACB cần có chiến lược duy trì và nâng cao vị thế dẫn đầu thị phần tín dụng cá nhân trong bối cảnh cạnh tranh thị phần gay gắt như hiện nay với các TCTD phi ngân hàng, ngân hàng thương mại trong nước, ngân hàng nước ngoài.

Các TCTD phi ngân hàng đang xâm lấn khu vực ngân hàng như Prudential… và các ngân hàng nước ngồi như HSBC, Citi bank và ANZ ln tích cực nhắm vào phân khúc KH giàu có. Hơn nữa các đối thủ trong nước ra sức chạy đua dư nợ như HDBank, Sacombank, HDBank, Techcombank…, các NHTM nhà nước (VCB, ICB, BIDV, MHB) sau khi cổ phần hóa cũng đã thực hiện tốt vai trị dẫn dắt thị trường.

2.3.1.3. Hệ thống kênh phân phối

Tính đến 31/12/2013, ACB có tổng cơng 346 chi nhánh và phòng giao dịch (81 chi nhánh và 256 Phòng giao dịch, số lượng kênh phân phối tăng lên mỗi năm trong 4 năm vừa qua là: 45 (2010), 45 (2011), 16 (2012) và 4 (2013).

Biểu đồ 2.5: Số lượng KPP của ACB năm 2010 – 2013

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2010 - 2013)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)