Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 61)

5. Kết cấu của đề tài

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI ACB

2.3.1.5. Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng cá nhân

Năm 2007, với sự ra đời của bộ phận phát triển sản phẩm tín dụng cá nhân, đã giúp ACB có những sản phẩm có tính cạnh tranh cao so với các NHTM cổ phần khác. Các sản phẩm tín dụng từng bước phát triển ngày càng đa dạng và hồn thiện:

+ Nhóm cho vay SXKD: 555/NVQĐ-KHCN.13 ngày 16/04/2013 “Quy định sản phẩm cho vay hỗ trợ vốn kinh doanh”, QĐ số 112/NVQĐ – KCN.13 ngày

31/01/2013“Quy định sản phẩm cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động theo phương thức thấu chi”; QĐ số 565/NVQĐ – KHCN.13 ngày 17/04/2013“Quy định sản phẩm

cho vay hợp tác kinh doanh/góp vốn với doanh nghiệp”, QĐ số 385/NVQĐ – KHCN.14 ngày 03/04/2014 về việc ban hành “Quy định cho vay chăm sóc cà phê”…

+ Nhóm sản phẩm nhà: QĐ số 730/NVQĐ-KHCN.13 ngày 16/05/2013 về việc “Quy định sản phẩm cho vay mua nhà ở, đất để xây dựng nhà ở”; QĐ số 117/NVQĐ- KHCN.13 ngày 31/01/2013 “Quy định sản phẩm cho vay xây dựng sửa chữa nhà”; …

+ Nhóm sản phẩm tiêu dùng, mua xe ôtô: QĐ 802/NVQĐ-KHCN.14 ngày 18/07/2014 ban hành “Quy định sản phẩm cho vay mua xe ôtô”; QĐ 566/NVQĐ-

KHCN.13 ngày 17/04/2013 “Quy định sản phẩm cho vay tiêu dùng thế chấp”...

+ Nhóm sản phẩm cho vay du học: QĐ số 120/NVQĐ-KHCN.13 ngày 31/01/2013 về việc ban hành “Quy định sản phẩm cho vay thanh tốn chi phí du học”; QĐ số 118/NVQĐ-KHCN.13 ngày 31/01/2013 về việc ban hành “Quy định sản phẩm

Xác minh năng lực tài chính du học/du lịch”.

Tuy các sản phẩm tín dụng cá nhân của ACB có đáp ứng các nhu cầu vay vốn của KH, nhưng chưa có sự khác biệt ưu thế so với các ngân hàng cạnh tranh khác. 2.3.1.6. Chính sách tín dụng

Để phù hợp với những thay đổi thường xuyên của thị trường và theo định hướng phát triển kinh doanh của ACB trong từng thời kỳ thì chính sách tín dụng là công cụ cho việc điều tiết hoạt động tín dụng của ACB cũng được cập nhật và thay đổi theo để phù hợp với sợ thay đổi của thị trường. Hiện nay chính sách tín dụng của ACB được thực hiện theo QĐ số 420/NVCV-CSQLTD.14 ban hành ngày 21/04/2014 và tuân theo quy định của NHNN thì KH được đánh giá theo các tiêu chí và phân nhóm như sau:

Khi phân tích, đánh giá, thẩm định và tái thẩm định, mỗi KH vay sẽ được xếp vào một trong bốn nhóm sau: Nhóm cấp tín dụng bình thường, nhóm hạn chế cấp tín dụng, nhóm kiểm sốt cấp tín dụng và nhóm khơng cấp tín dụng.

Nhóm tiêu chí phân nhóm khách hàng bao gồm 4 tiêu chí đối với KH cá nhân:

+ Tiêu chí đối tượng KH: Các tiêu chuẩn KH mục tiêu là KH có nghề nghiệp và mức thu nhập độ ổn định, có quan hệ xã hội, lịch sử bản thân lành mạnh, lịch sử

quan hệ tín dụng tốt, có thái độ hợp tác với ACB, và nơi cư ngụ/nơi SXKD trong phạm vi quản lý của đơn vị cho vay.

+ Tiêu chí ngành nghề kinh doanh: ACB tập trung cho vay các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong các ngành nghề có khả năng tăng trưởng hoặc phát triển ổn định, ít nhạy cảm với các yếu tố văn hóa – tín ngưỡng – chính trị và chính sách… + Tiêu chí khả năng trả nợ: Các chỉ số tài chính trọng yếu được xem xét là các chỉ số giúp đánh giá mức độ hợp lý của nguồn trả nợ, khả năng trả nợ, độ ổn định và chủ động tài chính, khả năng bù đắp rủi ro của KH.

+ Tiêu chí sản phẩm tín dụng: Dựa vào tính chất của sản phẩm, KH mục tiêu và chỉ đạo của chính phủ nhằm đảm bảo an tồn, hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Có quy định tiêu chí đặc thù sản phẩm.

Nhóm tiêu chí phê duyệt tín dụng bao gồm 2 tiêu chí đối với KH cá nhân:

+ Tiêu chí TSĐB: Dựa theo độ thanh khoản, sự ổn định về giá trị, sự dễ dàng hay phức tạp trong quản lý, khả năng dễ dàng đo đếm và tính pháp lý của tài sản. Nếu TSĐB thuộc nhóm kiểm sốt cấp tín dụng thì khơng được tín giá trị TSĐB khi xác định tỷ lệ cho vay va thẩm quyền phê duyệt, chỉ được xem là TSĐB bổ sung.

+ Tiêu chí tỷ lệ cho vay trên TSĐB: Tùy thuộc vào kết quả đánh giá KH thuộc phân nhóm nào, theo cấp phê duyệt tín dụng, theo sự ổn định về giá trị TSĐB, thanh khoản khác nhau sẽ có tỷ lệ cho vay khác nhau.

* Về lãi suất: ACB áp dụng lãi suất cho vay thả nổi, 3 tháng thay đổi/lần:

Cơ chế lãi suất tín dụng thả nổi đã tạo một thế cân bằng về lãi suất cho KH lẫn ngân hàng, với lợi ích của KH và ngân hàng là như nhau. Khi lãi suất tiền gửi của ACB tăng/giảm thì lãi suất cho vay cũng tăng/giảm theo. Nhiều KH lo ngại khi lãi suất tăng q cao mà khơng có giới hạn cụ thể về biên độ thay đổi lãi suất, dẫn đến số tiền trả nợ vượt quá dự kiến gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KH, khó kiểm sốt

dịng tiền của mình trong tương lai. Để cạnh tranh ACB cần điều chỉnh chính sách lãi suất cho vay sao cho có thể thỏa mãn tối đa nhu cầu đa dạng KH. Để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân đặc biệt là các sản phẩm chủ chốt (mua nhà và sản xuất kinh doanh), ngoài yếu tố tăng cường cơng tác chăm sóc tốt khách hàng, ACB cần chú trọng đến lãi suất cho vay vì đây cũng là yếu tố quan trọng để khách hàng quyết định vay tại TCTD nào.

Biểu đồ 2.6: So sánh lãi suất ngân hàng năm 2013 đối với sản phẩm cho vay nhà

( Nguồn: Bộ phận kinh doanh – Khối KHCN ACB năm 2013)

Theo biểu 2.6 cho thấy trong giai đoạn 3 tháng đầu năm, mặt bằng lãi suất cho vay mua nhà của các NHTM rất cao trong đó Sacombank có mức lãi suất cao nhất 16,5%/năm kế đến là ACB có mức lãi suất là 16%/năm, thấp nhất là EximBank và Techcombank 15%/năm. Các ngân hàng có xu hướng giảm lãi suất (do lãi suất cơ bản giảm), riêng ACB duy trì mức lãi suất trong 5 tháng đầu năm sau đó có mức độ giảm lãi suất tương đối nhanh, giảm về mức thấp nhất trong 4 NHTM so sánh, cịn 12,8% vào tháng 11 và 12/2013. Nhìn tổng quan biểu đồ cho thấy ngân hàng Eximbank có lãi suất cạnh tranh nhất trong 4 ngân hàng TMCP đối với sản phẩm cho vay nhà.

Theo biểu 2.7, ACB cho vay lãi suất đối với sản phẩm SXKD cũng khá cạnh tranh so với các các ngân hàng khác, giai đoạn 8 tháng đầu năm có lãi suất cao hơn Sacombank nhưng sau đó ACB có mức lãi suất cạnh tranh nhất.

Biểu đồ 2.7: So sánh lãi suất một số NH năm 2013 đối với sản phẩm cho vay SXKD

(Nguồn: Bộ phận kinh doanh – Khối KHCN ACB năm 2013)

2.3.1.7. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân

ACB đang thực hiện “Thủ tục phối hợp tác nghiệp tín dụng KH cá nhân, QP-7.25” theo quyết định số 912/NVQĐ-KHCN.13 ngày 17/06/2013. Gồm các bước sau:

* Tư vấn và nhận hồ sơ tín dụng:

Do chức danh PFC tại các kpp (chịu sự quản lý của Phòng Quản Lý Bán Hàng thuộc khối khách hàng cá nhân) thực hiện: là đầu mối tiếp xúc phát triển và chăm sóc KH nhằm duy trì và gia tăng lượng KH giao dịch cho ACB và đạt được tiêu chí kinh doanh KH cá nhân; là đầu mối tư vấn hướng dẫn, tiếp nhận và thực hiện/hoàn tất thủ tục cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho KH.

Do chức danh CA tại HSO của ngân hàng (chịu sự quản lý của Trung Tâm Tín Dụng Cá Nhân thuộc khối khách hàng cá nhân) và chức danh PFC thực hiện, đối với những hồ sơ vay lớn vượt thẩm quyền thẩm định của PFC sẽ chuyển cho CA thực hiện

* Phê duyệt tín dụng:

Theo QĐ số 874/NVCV-CSQLTD.14 ngày 31/01/2014 V/v quy định “Thẩm quyền phê duyệt của các cấp phê duyệt tín dụng tại ACB” và QĐ số 106a/NVCV- CSQLTD.14 ngày 30/01/2013 “Quy định về xét cấp tín dụng tại ngân hàng Á Châu” thì việc phê duyệt tín dụng được thực hiện theo: Cơ chế chuyên viên (cấp bậc xét duyệt thấp nhất) -> ban tín dụng chi nhánh -> ban tín dụng hội sở → ủy ban tín dụng. Tùy theo số tiền vay và xếp loại khách hàng mà hồ sơ tín dụng được phê duyệt theo quy trình như trên. Với quy trình phê duyệt tín dụng khá rõ ràng và minh bạch.

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Dư nợ cho vay của hệ thống ACB trong 3 năm gần đây hầu như không tăng trưởng và dư nợ cho vay cá nhân trong 2 năm gần đây cũng không tăng trưởng. Nhưng, tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ACB. Bên cạnh, nguyên nhân bên ngồi với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối tồn cầu 2008, Thế giới phải đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế, suy thoái trên nhiều lĩnh vực, giá cả các mặt hàng tăng nhanh, nạn thất nghiệp gia tăng. Kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài tác động chung của kinh tế thế giới. Năm 2011 nền kinh tế Việt Nam suy giảm rõ rệt, lạm phát hơn 18%. Để kiềm chế lạm phát, NHNN chỉ đạo các NHTM tập trung vốn cho lĩnh vực SXKD, giảm dư nợ lĩnh vực phi sản xuất như chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng để giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng xuống dưới 20%.

Do nền kinh tế suy thoái, các hoạt động ngân hàng bán bn gặp nhiều khó khăn hơn, nhiều NHTM chủ động ưu tiên phát triển lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, cuộc cạnh tranh giành miếng bánh thị phần tín dụng trở nên khốc liệt hơn. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ

xấu của cá nhân cũng như nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng tăng dần qua các năm và chưa có dấu hiệu cải thiện dù ACB đã áp dụng nhiều biện pháp xử lý nợ nhưng chưa đạt được kế hoạch đề ra. Khi nền kinh tế trong nước gặp khó khăn trong những năm qua đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KH.

Ngoài yếu tố khách quan của nền nền kinh tế ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KH, cịn có yếu tố chủ quan về phía KH cũng như ngân hàng đã làm cho dư nợ cá nhân và dư nợ hệ thống không tăng trưởng, tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao. Với những nguyên nhân đã ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng cá nhân tại ACB cụ thể như sau:

•Về phía ngân hàng

- Thiếu hụt về nhân sự bán hàng cá nhân (Nguồn: phòng quản lý bán hàng ACB): + Tính đến 15/5/2014, về số lượng nhân viên kinh doanh của KH cá nhân về cơ bản đã đủ về số lượng (chưa bao gồm số lượng cần bổ sung nghỉ việc, chuyển đổi). + Tuy nhiên, nhân tố quản lý để tổ chức và triển khai kinh doanh từ tổ trưởng bán hàng và trưởng bộ phận KH cá nhân còn khá mỏng, mới đáp ứng được ~ 55% yêu cầu thực tế (ít nhất 1 trưởng bộ phận/ chi nhánh, 1 tổ trưởng/ kênh phân phối). + Chưa có quy hoạch khung về nhân sự kế thừa từ cấp độ tổ trưởng/ trưởng bộ phận kinh doanh để triển khai tốt các định hướng kinh doanh từ HSO hỗ trợ nhân viên kinh doanh tại KPP.

+ Nhân viên kinh doanh chưa nổ lực để đạt và vượt doanh số kế hoạch được giao, còn yếu kém trong việc tìm và giữ KH, chất lượng phục vụ KH thể bị bỏ quên đo chạy theo chỉ tiêu kinh doanh tìm kiếm KH mới; Một số nhân viên kinh doanh và nhân viên thẩm định chưa nắm rõ sản phẩm, các thuộc tính, đặc điểm từng sản phẩm để tư vấn cho KH, chưa tạo được niềm tin cho KH.

+ Một số cấp PD hồ sơ còn yếu kém, còn dựa vào yếu tố chủ quan cảm tính, khơng nhìn ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh của KH dẫn đến việc phê duyệt sai khoản cấp tín dụng.

+ Nhiều trường hợp nhân viên tư vấn tài chính cá nhân giả mạo hồ sơ chứng từ của KH nhằm qua mặt NVTD hay có sự cấu kết giữa nhân viên kinh doanh và NVTD trong việc thẩm định hồ sơ KH để có thể qua mặt cấp PD. Đạo đức nghề nghiệp của các NVTD này đã gây rủi ro lớn đối với tín dụng của ngân hàng.

+ Tỷ lệ giảm nhân sự đã tăng đáng kể, trong năm 2013, ACB cắt giảm nhân sự 1.485 người, tương ứng giảm 14.45% so với năm trước đó, mức thu nhập bình quân năm cũng giảm từ 182 triệu đồng còn 169 triệu đồng (giảm gần 7.14%) (theo bảng 2.15) do các đối thủ đã xơng xáo chào đón nhân sự của ACB và mức lương của ACB chưa thỏa đáng. Chính điều này đã làm cho ACB vừa mất KH nội bộ lẫn KH bên ngoài.

+ Với áp lực chỉ tiêu kinh doanh ngày càng lớn, cộng thêm sự gia tăng cạnh tranh giữa các ngân hàng, điển hình một số ngân hàng đang phát triển “mới nổi” có HSO ở phía Bắc như VPbank, MBbank, một số ngân hàng có quy mơ và thị phần lớn như Sacombank, Techcombank dẫn đến việc nhân viên kinh doanh tìm kiếm KH khơng theo các tiêu chí của ngân hàng, mà tìm tới nguồn KH dưới mức tiêu chuẩn nhằm đạt được chỉ tiêu kinh doanh như KH khơng có cơng ăn việc làm ổn định, hoạt động kinh doanh quy mô nhỏ, không ổn định hay lịch sử uy tín thanh tốn khơng tốt trong quá khứ,…

- Định hướng chính sách tín dụng:

+ Lãi suất cho vay: Theo biểu 2.16, 2.17 lãi suất ACB khá cạnh tranh so với một số ngân hàng TMCP cuối năm 2013, nhưng vào tháng 6/2014 còn cao hơn so với các ngân hàng khác (Ngân hàng MBBank với mức lãi suất 8%/năm trong 3 tháng đầu, trong khi ACB là 9%/năm trong 3), điều này làm giảm lợi thế cạnh tranh của ACB với các ngân hàng khác.

+ ACB định giá TSĐB thường khoảng 70 – 80% giá trị thị trường và thường tỷ lệ cho vay dao động từ 70 – 85% giá trị định giá. Tỷ lệ cho vay/TSĐB chưa có tính cạnh tranh, Sacombank cho vay có thể lên 95%-100% giá trị TSĐB đang thế chấp

tại ngân hàng. ACB nhận TSĐB chủ yếu là bất động sản, các tài sản khác gần như được xem là tài sản thế chấp kèm theo gây khó khăn cho việc tăng trưởng dư nợ; Tuy nhiên ACB vẫn chấp nhận TSĐB là là bất động sản được bảo lãnh của bên thứ 3 có thể khơng có mối quan hệ gia đình với KH vay, đây là trường hợp dễ dẫn đến nợ việc chây ỳ trong việc thanh toán nợ cho ACB.

- Những năm gân đây ngân hàng ln tăng trưởng khá nóng và chạy theo lợi nhuận bằng việc duy trì chính sách tăng trưởng tín dụng chưa phù hợp. Điều này khiến ngân hàng chạy theo tốc độ tăng trưởng tín dụng mà khơng chú ý nhiều đến việc kiểm soát rủi ro, thoáng hơn trong việc giải ngân. Khối quản lý rủi ro chưa có khung quản lý, chưa nhận diện, đo lường, giảm thiểu, kiểm soát rủi ro phù hợp với khẩu vị rủi ro và phù hợp với yêu cầu của pháp luật hiện hành.

- Quy định sản phẩm:

+ Ảnh hưởng tăng trưởng dư nợ: Hiện ACB chưa có sản phẩm được thiết kế riêng cho các phân đoạn khách hàng, sản phẩm riêng cho KH VIP còn hạn chế và chưa phát triển các sảm phẩm bán chéo – sản phẩm sử dụng bổ sung. Trong khi Sacombank đã có sản phẩm tín dụng hướng đến những KH rất cụ thể (cho vay người Hoa - tiểu thương không cần thế chấp, thu nợ trực tiếp tại địa điểm kinh doanh (có cộng tác viên cho vay góp chợ) và chấp nhận trả góp linh hoạt ngày / tuần / tháng hay cho vay hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp…); Techcombank với sản phẩm cho vay mua xe ơ tơ thế chấp chính xe mua nổi trội, có chiến lược phát triển sản phẩm cho vay mua xe ô tô bằng cách thưởng hoa hồng cho các của hàng bán ô tô;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)