5. Kết cấu của đề tài
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI ACB
2.2.2. Thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại ACB
Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng cá nhân ACB năm 2010 – 2013 ĐVT: tỷ đồng ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 ± ∆ % ± ∆ % ± ∆ % Dư nợ doanh nghiệp 54.189 66.051 57.604 61.187 11.862 21,89 -8447 (12,79) 3583 6,22 Dư nợ cá nhân 32.459 35.847 44.228 44.992 3.388 10,44 8.381 23,38 764 1,73 Tổng dư nợ 86.648 101.898 101.832 106.179 15.250 17,60 -66 (0,06) 4.347 4,27
(Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB từ năm 2010 – 2013)
Về số tuyệt đối, dư nợ tín dụng của ACB tăng trưởng qua các năm, rõ rệt nhất là dư nợ cho vay khách hàng cá nhân. Đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trong năm 2011 có tăng trưởng so với năm 2010 nhưng tốc độ tăng trưởng đã giảm đáng kể so với năm 2010. Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân đã dần chiếm ưu thế so với tỷ trọng cho vay doanh nghiệp với năm 2013 chiếm tỷ trọng 42.37% trong tổng dư nợ. Với định hướng phát triển tín dụng cá nhân đã đặt ra trong chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ, sự gia tăng đáng kể của dư nợ tín dụng cá nhân trong tổng dư nợ tín dụng của hệ thống là kết quả cần đạt được. Tuy nhiên, trong năm 2011 với lạm phát tăng cao, NHNN có chính sách điều tiết bằng cách hạn chế tín dụng phi sản xuất và tập trung vào tín dụng sản xuất khiến cho tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân khơng thuận lợi. Vì thế mức tăng trưởng tín dụng cá nhân khơng thực sự mạnh mẽ.
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn của ACB năm 2010-2013 ĐVT: tỷ đồng ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 ± ∆ % ± ∆ % ± ∆ % Ngắn hạn 43.811 53.361 55.878 56.838 9.550 21,80 2.517 4,72 960 1,72 Trung hạn 19.522 27.484 19.406 16.685 7.962 40,78 (8.078) (29,39) (2.721) (14,02) Dài hạn 23.316 21.964 27.530 32.656 (1.352) (5,80) 5.566 25,34 5.125 18,62 Tổng cộng 86.648 102.809 102.814 106.179 16.161 18,65 5 0,004 3.365 3,27
(Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB từ năm 2010-2013)
Bảng 2.6 ở trên cho thấy, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng hơn 50% tổng dư nợ cho vay tại ACB qua các năm. Điều này, giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thối, đảm bảo khả năng thu hồi nợ nhanh cho ACB. Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng qua các năm. Cho vay trung hạn có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây. Nhưng dư nợ cho vay dài hạn có sự thay đổi trái ngược trong ba năm trở lại đây, tổng dư nợ cho vay tăng trưởng thấp.
Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng cá nhân của ACB theo kỳ hạn năm 2010-2013
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ %
Ngắn hạn 18.826 58.00 15.826 44.15 16.891 38.19 17.831 39.63
Trung hạn 7.814 24.07 7.245 20.21 7.438 16.82 8.025 17.84
Dài hạn 5.819 17.93 12.776 35.64 19.899 44.99 19.136 42.53
Tổng cộng 32.459 100 35.847 100 44.228 100 44.992 100
Từ năm 2011, tình hình kinh tế Việt Nam vẫn trong tình trạng lạm phát cao và đến cuối năm 2013 nền kinh tế thế giới cũng như việt Nam vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng tài chính tồn cầu, và chính phủ có chính sách ưu tiên vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và hạn chế tín dụng cho hoạt động phi sản xuất. Thực hiện theo chỉ đạo của NHNN, nên ACB đã tập trung vốn chủ yếu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình như cho vay trong lĩnh vực thương mại, ngành nghề xuất nhập khẩu, thu mua và chế biến nông thủy sản. Và điều này đã làm cho cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ cho vay trung dài hạn trong năm 2010 dến 2011. Điều này cịn được thể hiện qua dư nợ tín dụng cá nhân phân theo vị trí địa lý.
- Tình hình dư nợ cá nhân phân theo khu vực địa lý
Bảng 2.8: Dư nợ cho vay của ACB theo khu vực địa lý năm 2010-2013
ĐVT: tỷ đồng Năm Khu vực 2010 2011 2012 2013 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 ± ∆ % ± ∆ % ± ∆ % Tp.Hồ Chí Minh 56.303 61.911 62.860 59.452 5.608 9,96 949 1,53 (3.408) (5.42) Miền Tây 3.513 4.779 4.779 6.196 1.266 36,04 0 0 1.417 29.65 Miền Trung 4.411 6.129 7.388 9.873 1.718 38,95 1.259 20,54 2.485 33.64 Miền Bắc 17.179 23.550 19.878 20.745 6.371 37,09 (3.672) (15,59) 867 4.36 Miền Đông 5.242 5.529 6.927 9.914 287 5,48 1.398 25,38 2.987 43.12 Tổng cộng 86.648 101.898 101.832 106.179 15.250 17,60 (66) (0,06) 4.347 4.27
(Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB từ năm 2010-2013)
Dư nợ cho vay của ACB ở các khu vực có tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng khơng đồng đều. Khu vực miền Tây, miền Trung và miền Đông tăng trưởng đều và ổn định qua các năm. Năm 2013, ACB chủ yếu tăng trưởng dư nợ tín dụng tại các khu vực
này. Trong đó, miền Đơng tăng trưởng nhiều nhất đạt 2.987 tỷ đồng tăng 43.12% so với năm 2012, kế đến là miền Trung tăng 2.485 tỷ đồng và miền Tây tăng 1.417 tỷ đồng so với năm 2012.
Dư nợ cho vay của ACB tập trung ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng hơn 60% tổng dư nợ cá nhân của ACB tuy nhiên mức tăng trưởng qua các năm thấp hơn so với các khu vực khác. Vì thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước, nhu cầu tín dụng ln cao (Theo Chi Cục Dân số-Kế hoạch gia đình ngày 11/08/2014, đến nay dân số thành phố đã đạt gần 8 triệu người, 70% dân số trong độ tuổi lao động). Đây là thị trường tín dụng truyền thống của không chỉ của ACB và của các NHTM khác, nên việc tăng trưởng tín dụng của khu vực này thấp do sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng đặc biệt sau sự cố vào tháng 8/2012. Khu vực có dư nợ lớn thứ hai là khu vực miền Bắc (khoảng 20 triệu đân, riêng Hà Nội Khoản 7 triệu dân). Các khu vực cịn lại có tỷ trọng dư nợ thấp. Hai khu vực này với thế mạnh là kinh doanh bất động sản và SXKD. Tuy nhiên, trong năm 2011, hai khu vực này có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với khu vực miền Tây và miền Trung bởi chính sách tín dụng đã tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhiều hơn phi SXKD.
Bảng 2.9: Dư nợ cho vay cá nhân tại ACB theo khu vực địa lý năm 2010-2013 ĐVT: tỷ đồng ĐVT: tỷ đồng Năm Khu vực 2010 2011 2012 2013 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 ± ∆ % ± ∆ % ± ∆ % Tp.HCM 21.175 22.479 29.125 26.790 1.304 6,16 6.646 29,57 (2.335) (8,02) Miền Tây 1.314 1.794 2.099 2.528 480 36,53 305 17 429 20,44 Miền Trung 1.579 2.460 3.217 4.697 881 55,79 757 30,77 1.480 31,51
Miền Bắc 6.383 6.945 7.195 7.746 562 8,80 250 3,60 551 7,66
Miền Đông 2.008 2.169 2.592 3.230 161 8,02 423 19,50 638 24,61
Tổng dư nợ 32.459 35.847 44.228 44.992 3.388 10,44 8.381 23,38 764 1,73
(Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB từ năm 2010-2013)
Theo khu vực, dư nợ cá nhân tăng trưởng đều qua các năm với mức đạt hơn 10% mỗi năm trong 3 năm từ năm 2010-2012. Dư nợ tín dụng cá nhân cũng chủ yếu tập trung vào hai khu vực là khu vực thành TP.HCM và khu vực miền Bắc. Dư nợ tại khu vực TP.HCM luôn chiếm tỷ trọng hơn 60% tổng dư nợ cho vay cá nhân.
Khu vực miền Trung ln có mức tăng trưởng tốt và ổn định qua các năm. Khu vực miền Trung và miền Tây có dư nợ tín dụng thấp nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng cá nhân cũng đạt ở mức cao, bởi do trong năm 2011 là năm ACB đẩy mạnh mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch tại hai khu vực này.
- Tình hình cho vay theo từng sản phẩm:
Bảng 2.10: Dư nợ cho vay cá nhân của ACB theo sản phẩm năm 2010-2013 ĐVT: tỷ đồng ĐVT: tỷ đồng Năm Sản phẩm 2010 2011 2012 2013 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 ± ∆ % ± ∆ % ± ∆ % Nhà 12.941 12.568 12.174 12.504 (373) (2.88) (394) (3,13) 330 2,71 SXKD 12.587 15.104 14.537 19.338 2.517 20% (567) (3,75) 4.801 33,03 Tín chấp 816 979 767 852 163 19.98 (212) (21,65) 85 11,08 Tiêu dùng 2.109 2.056 2.307 4.544 (53) (2,51) 251 12,21 2.237 96,97 Khác 4.006 5.140 14.443 7.754 1.134 28,31 9.303 (18,44) (6.689) (46,31) Tổng dư nợ 32.459 35.847 44.228 44.992 3.388 (10,44) 8.381 23,38 764 1,73
Cơ cấu dư nợ tín dụng cá nhân phân theo nhu cầu vay vốn những năm qua cho thấy ACB tập trung chủ yếu vào cho vay đối với sản phẩm nhà và cho vay sản xuất kinh doanh với tỷ lệ dư nợ của hai nhóm này ln chiếm trên 50% dư nợ tín dụng cá nhân, riêng cho vay tiêu dùng tăng mạnh chiếm 10% và cho vay tín chấp chiếm khoảng 2% trong năm 2013. Dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng 43% tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Cho vay sản xuất kinh doanh có sự phát triển mạnh trong năm 2013.
Năm 2012, dư nợ các sản phẩm này hầu như không tăng trưởng thậm chí là giảm so với năm 2011 do ảnh hưởng của nền kinh tế, thị trường bất động sản gặp khó khăn. Lạm phát trong nước tăng cao làm thu nhập của người dân ảnh hưởng. Vì thế, sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp dựa trên nguồn thu nhập từ lương cũng bị sụt giảm đáng kể, và đây là sản phẩm có độ rủi ro cao nên ACB ln duy trì tỷ lệ dưới 2% tổng dư nợ cá nhân đối với sản phẩm cho vay tín chấp.
+ Cho vay bất động sản
Trong giai đoạn năm 2010 - 2013, cơ cấu dư nợ cho vay bất động sản luôn chiếm tỷ trọng cao thứ 2 sau SXKD, biến động trong khoảng từ 27% đến 40% tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Tuy nhiên có xu hướng giảm dần qua các năm. Do tác động của nền kinh tế, thị trường bất động sản gặp khó khăn, và tn thủ chỉ đạo của Chính phủ về ưu tiên cho vay SXKD nên hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản đã thu hẹp. Tuy nhiên, khi kinh tế hồi phục, thị trường bất động sản phát triển là điều kiện tốt để ACB mở rộng cho vay. Việt Nam với kết cấu dân số trẻ nên nhu cầu mua nhà để ổn định cuộc sống là nhu cầu thiết yếu. Vì thế ACB đưa ra nhiều sản phẩm nhà như:
“Cho vay mua nhà ở, đất để xây dựng nhà ở”, “Cho vay mua căn hộ thế chấp chính căn hộ mua”, “ Ưu đãi cho vay mua nhà, đất đang là TSĐB để thu hồi nợ vay”, “cho vay xây dưng, sửa chữa nhà” là những sản phẩm đặc thù được xây dựng bởi những tiêu chí riêng, đặc biệt là cho vay mua căn hộ hình thành trong tương lai với điều kiện tiên quyết là liên kết với các chủ đầu tư dự án bất động sản để phát triển sản phẩm. Các thành phố lớn – nơi tập trung đông dân là các địa bàn phát triển cho vay bất
động sản mạnh mẽ, nhất là TP.HCM đã dẫn đầu về số lượng dự án liên kết. Hiện tại, ACB đã liên kết với các chủ đầu tư có tiềm lực của các dự án bất động sản xếp vào hàng cao cấp như Saigon Pearl, Phú Mỹ Hưng, Riveria,.. Chủ đầu tư và cả ngân hàng chủ trương hạn chế đầu tư vốn vào phân khúc bất động sản cao cấp mà chuyển sang thực hiện các dự án bất động sản trung cấp để đáp ứng nhu cầu thực sự về nhà ở.
+ Cho vay SXKD:
Dư nợ cho vay SXKD chiếm tỷ trọng từ 32% đến 43% trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân từ năm 2010 đến 2013. Dư nợ cho vay SXKD từ năm 2010 đến 2013 nhìn chung có sự tăng trưởng cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối, cho thấy mảng cho vay này được ngân hàng tập trung phát triển cao. Các sản phẩm nổi trội như: “ Cho vay hỗ trợ vốn kinh doanh”, “ Cho vay bổ sung vốn lưu động: món, cấp HMTD, thấu chi”, “ Cho vay đầu tư chuồng trại chăn nuôi”, “ Cho vay mua đất để trồng lúa”, “ Mua đất để trồng cà phê”, “ Cho vay hợp tác kinh doanh/góp với doanh nghiệp”…
+ Vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng:
Dư nợ cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng năm 2011 đã giảm 2,51% so với năm 2010 (Do sản phẩm cho vay tiêu dùng nằm trong lĩnh vực dư nợ phi SXKD, giảm dư nợ cho vay tiêu dùng, ACB đã thực hiện đúng chỉ đạo của NHNN trong năm 2011), tuy nhiên đã tăng trưởng trở lại trong năm 2012 và 2013 (chiếm 10.1% trong tổng dư nợ).
Đây là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp KH mua sắm vật dụng gia đình, mua xe, thanh tốn học phí, đi du lịch, chữa bệnh, cưới hỏi, …. Ngày nay nền kinh tế dần được phục hồi, nhu cầu nâng cao cuộc sống là điều tất yếu. Hiện ACB đã có quy định cụ thể về sản phẩm cho vay tiêu dùng như sau: Thời hạn cho vay: tối đa 84 tháng (khách hàng thân thiết có thể ân hạn thêm 2 năm), có nhiều phương thức trả nợ phù hợp với nguồn thu nhập của khách hàng, Mức cho vay tối đa lên đến 2 tỷ đồng. + Cho vay không cần tài sản đảm bảo: Tiêu dùng tín chấp, thẻ tín dụng
Tăng trưởng dư nợ nhưng phải đảm bảo chất lượng, nên chính sách tín dụng của ACB đã đưa ra những hàng rào kỹ thuật để được vay tín chấp, KH cần đủ những điều
kiện như: Cá nhân người Việt Nam có hộ khẩu thường trú/KT3 tại nơi đăng ký vay và đang công tác tại đơn vị thuộc một trong các loại hình sau: Cơng ty nhà nước, liên doanh, nước ngoài, cổ phần, TNHH Việt Nam, cơ quan hành chánh sự nghiệp... với thu nhập ròng hàng tháng: từ 6.000.000 đồng trở lên tại khu Vực Tp.HCM và Hà Nội; 4.000.000 đồng trở lên tại các tỉnh hoặc thành phố khác. Thâm niên công tác 24 tháng trở lên và tối thiểu 12 tháng tại đơn vị hiện tại. Có điện thoại cố định tại nơi cư trú... Một trong những sản phẩm giúp tăng trưởng cho dư nợ tín dụng cá nhân là sản phẩm cho vay tín chấp. Sản phẩm ra đời và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn năm 2006 – 2007. Tuy nhiên, năm từ năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn khá cao nên cho vay tín chấp giai đoạn từ 2009 trở đi đã chậm lại. Và vay tiêu dùng tín chấp, thẻ tín dụng đang bị cạnh tranh gay gắt với HSBC, ANZ, Prudential và Societe Generale.