Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 56)

5. Kết cấu của đề tài

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI ACB

2.3.1. Những kết quả đạt được

2.3.1.1. Dư nợ tín dụng cá nhân

Năm 2012-2013 dư nợ cho vay của hệ thống ACB hầu như không tăng trưởng. Trong khi, tỷ lệ cho vay đối với các thành phần kinh tế khác có sự tăng giảm qua các năm thì dư nợ cho vay cá nhân luôn tăng trưởng dương, đặc biệt năm 2012 tăng 8.502 tỷ đồng so với năm 2011. Sự chuyển dịch tăng này cho thấy, cơ cấu chuyển đổi sang cho vay cá nhân phù hợp với việc xây dựng NHBL của ACB. Trong năm 2013, dư nợ cho vay tăng cao đối với 2 thành phần kinh tế là Công ty CP, TNHH, DNTN và cá nhân (đối tượng khác). Tuy nhiên, dư nợ cho vay cá nhân năm 2013 chỉ tăng 2.7% so với năm 2012. Nhìn chung hoạt động tín dụng của ACB vẫn đạt sự tăng trưởng khá.

Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng cá nhân – Tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân của 4 NHTM cổ phần điển hình năm 2013

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng)

Biểu đồ 2.4: Dư nợ tín dụng cá nhân – Tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân của 3 NHTM quốc doanh điển hình năm 2013

Qua hai biểu đồ 2.3 và 2.4 so sánh tổng dư nợ và tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân với các ngân hàng TMCP và khối ngân hàng cổ phần nhà nước cho thấy: Tổng dư nợ của ACB trong năm 2013 đứng thứ hai chỉ thấp hơn SacomBank 4.387 tỷ đồng (Sacombank có dư nợ cao nhất trong khối ngân hàng TMCP) và thấp nhất trong khối ngân hàng cổ phần nhà nước. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân của ACB ln chiếm tỷ trọng cao nhất trong cả hai khối ngân hàng. Điều này cho thấy được hoạt động tín dụng cá nhân ln là mảng kinh doanh mạnh của ACB.

2.3.1.2. Sự phát triển thị phần

Bảng 2.13: Tỷ trọng tín dụng cá nhân của các ngân hàng năm 2010 – 2013

Ngân Hàng 2010 2011 2012 2013 ACB 29,65% 32,74% 31,04% 27,13% SACOMBANK 28,21% 24,90% 23,48% 26,54% HDBANK 5,09% 4,71% 7,65% 15,06% TECHCOMBANK 16,81% 20,31% 19,32% 13,78% EXIMBANK 20,25% 17,34% 18,51% 17,50%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng qua các năm)

Qua bảng 2.14 cho thấy tỷ trọng tín dụng cá nhân của ACB ln đứng đầu trong danh sách 5 ngân hàng TMCP có thị phần tín dụng cá nhân lớn nhất. Điều này cho thấy mảng tín dụng cá nhân là thế mạnh của ACB. Tuy vậy, thị phần này có xu hướng chia sẽ với các ngân hàng khác như Sacombank, Eximbank và đặc biệt là HDBank năm 2013 đã phát triển dư nợ cá nhân vượt bậc (đạt mức dư nợ cá nhân là 24.985 tỷ đồng cao hơn cả TechcomBank). ACB cần có chiến lược duy trì và nâng cao vị thế dẫn đầu thị phần tín dụng cá nhân trong bối cảnh cạnh tranh thị phần gay gắt như hiện nay với các TCTD phi ngân hàng, ngân hàng thương mại trong nước, ngân hàng nước ngoài.

Các TCTD phi ngân hàng đang xâm lấn khu vực ngân hàng như Prudential… và các ngân hàng nước ngoài như HSBC, Citi bank và ANZ ln tích cực nhắm vào phân khúc KH giàu có. Hơn nữa các đối thủ trong nước ra sức chạy đua dư nợ như HDBank, Sacombank, HDBank, Techcombank…, các NHTM nhà nước (VCB, ICB, BIDV, MHB) sau khi cổ phần hóa cũng đã thực hiện tốt vai trò dẫn dắt thị trường.

2.3.1.3. Hệ thống kênh phân phối

Tính đến 31/12/2013, ACB có tổng cơng 346 chi nhánh và phòng giao dịch (81 chi nhánh và 256 Phòng giao dịch, số lượng kênh phân phối tăng lên mỗi năm trong 4 năm vừa qua là: 45 (2010), 45 (2011), 16 (2012) và 4 (2013).

Biểu đồ 2.5: Số lượng KPP của ACB năm 2010 – 2013

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2010 - 2013)

Bảng 2.14: Số lượng KPP và số lượng nhân sự ở một số NHTM năm 2013

Số lượng CN, PGD Số lượng nhân viên

ACB 346 8791

Sacombank 424 11662

Techcombank 315 7290

Eximbank 206 5362

Với chiến lược trở thành một trong những NHBL hàng đầu, việc mở rộng mạng lưới giúp ACB tiếp cận được KH. Theo bảng 2.14 thì số lượng nhân sự và số lượng KPP của ACB chỉ sau Sacombank, Tuy nhiên tại TP.HCM - là thị trường trọng điểm của cả nước về dân số, GDP, thu nhập BQ đầu người, tiềm năng là rất lớn, ACB có số lượng CN, PGD là 136 cịn của Sacombank chỉ có 114 CN và PGD. Đây cũng là cơ hội để ACB nâng cao thương hiệu, thu hút được nhiều KH tiền gửi và tín dụng.

Bảng 2.15: Mức thu nhập bình quân của ACB năm 2011-2013 Năm Số lượng nhân viên (người) Thu nhập bình quân năm (triệu đồng) Năm Số lượng nhân viên (người) Thu nhập bình quân năm (triệu đồng)

2010 7.324 132

2011 7.479 182

2012 10.276 182

2013 8.791 169

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2013)

Năm 2013, ACB cắt giảm nhân sự đáng kể giảm 1.485 người, tương ứng giảm 14.45% so với năm trước đó, mức thu nhập bình qn năm cũng giảm 13 triệu đồng (giảm gần 7.14%). Cán bộ, nhân viên ACB có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng. Để mạng lưới kinh doanh được phát triển và ổn định nhanh chóng, ACB sẽ tiếp tục tuyển nhân sự và cơ cấu lại đội ngũ nhân lực để tăng sức cạnh tranh trong điều kiện kinh doanh khá gay gắt như hiện nay. Trong khi, mở rộng mạng lưới có chi phí khá lớn, địi hỏi phải có nguồn thu và chậm nhất trong sau 1 đến 2 năm phải đóng góp lợi nhuận cho ngân hàng. 2.3.1.4. Thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân

Bảng 2.16: Thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân của ACB năm 2010-2013 Năm Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Thu nhập từ tín dụng 14.912 25.370 22.111 15.005 Tổng thu nhập 15.773 26.441 22.914 15.905 Thu nhập từ tín dụng/tổng thu nhập 94,54% 95,95% 96,50% 94,34% Thu nhập từ tín dụng cá nhân 5.535 8.654 7.421 5.532

Thu nhập từ tín dụng cá nhân/tổng thu nhập 35,09% 32,73% 32,39% 34,78%

(Nguồn từ báo cáo tài chính của ACB từ năm 2010-2013)

Qua bảng 2.16 cho thấy thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm hơn 90% tổng thu nhập của ACB. Điều này hồn tồn phù hợp do hoạt động tín dụng ln là nguồn thu nhập truyền thống và chủ đạo trong hệ thống khối ngân hàng thương mại Việt Nam. Riêng thu nhập từ tín dụng cá nhân biến động từ 32% đến 36% tổng thu nhập của ngân hàng. Để thu nhập từ tín dụng cá nhân đóng góp nhiều hơn trong tổng thu nhập của ngân hàng thì ACB cần đẩy mạnh tăng trưởng thêm dư nợ tín dụng cá nhân.

2.3.1.5. Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng cá nhân

Năm 2007, với sự ra đời của bộ phận phát triển sản phẩm tín dụng cá nhân, đã giúp ACB có những sản phẩm có tính cạnh tranh cao so với các NHTM cổ phần khác. Các sản phẩm tín dụng từng bước phát triển ngày càng đa dạng và hồn thiện:

+ Nhóm cho vay SXKD: 555/NVQĐ-KHCN.13 ngày 16/04/2013 “Quy định sản phẩm cho vay hỗ trợ vốn kinh doanh”, QĐ số 112/NVQĐ – KCN.13 ngày

31/01/2013“Quy định sản phẩm cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động theo phương thức thấu chi”; QĐ số 565/NVQĐ – KHCN.13 ngày 17/04/2013“Quy định sản phẩm

cho vay hợp tác kinh doanh/góp vốn với doanh nghiệp”, QĐ số 385/NVQĐ – KHCN.14 ngày 03/04/2014 về việc ban hành “Quy định cho vay chăm sóc cà phê”…

+ Nhóm sản phẩm nhà: QĐ số 730/NVQĐ-KHCN.13 ngày 16/05/2013 về việc “Quy định sản phẩm cho vay mua nhà ở, đất để xây dựng nhà ở”; QĐ số 117/NVQĐ- KHCN.13 ngày 31/01/2013 “Quy định sản phẩm cho vay xây dựng sửa chữa nhà”; …

+ Nhóm sản phẩm tiêu dùng, mua xe ôtô: QĐ 802/NVQĐ-KHCN.14 ngày 18/07/2014 ban hành “Quy định sản phẩm cho vay mua xe ôtô”; QĐ 566/NVQĐ-

KHCN.13 ngày 17/04/2013 “Quy định sản phẩm cho vay tiêu dùng thế chấp”...

+ Nhóm sản phẩm cho vay du học: QĐ số 120/NVQĐ-KHCN.13 ngày 31/01/2013 về việc ban hành “Quy định sản phẩm cho vay thanh tốn chi phí du học”; QĐ số 118/NVQĐ-KHCN.13 ngày 31/01/2013 về việc ban hành “Quy định sản phẩm

Xác minh năng lực tài chính du học/du lịch”.

Tuy các sản phẩm tín dụng cá nhân của ACB có đáp ứng các nhu cầu vay vốn của KH, nhưng chưa có sự khác biệt ưu thế so với các ngân hàng cạnh tranh khác. 2.3.1.6. Chính sách tín dụng

Để phù hợp với những thay đổi thường xuyên của thị trường và theo định hướng phát triển kinh doanh của ACB trong từng thời kỳ thì chính sách tín dụng là cơng cụ cho việc điều tiết hoạt động tín dụng của ACB cũng được cập nhật và thay đổi theo để phù hợp với sợ thay đổi của thị trường. Hiện nay chính sách tín dụng của ACB được thực hiện theo QĐ số 420/NVCV-CSQLTD.14 ban hành ngày 21/04/2014 và tuân theo quy định của NHNN thì KH được đánh giá theo các tiêu chí và phân nhóm như sau:

Khi phân tích, đánh giá, thẩm định và tái thẩm định, mỗi KH vay sẽ được xếp vào một trong bốn nhóm sau: Nhóm cấp tín dụng bình thường, nhóm hạn chế cấp tín dụng, nhóm kiểm sốt cấp tín dụng và nhóm khơng cấp tín dụng.

Nhóm tiêu chí phân nhóm khách hàng bao gồm 4 tiêu chí đối với KH cá nhân:

+ Tiêu chí đối tượng KH: Các tiêu chuẩn KH mục tiêu là KH có nghề nghiệp và mức thu nhập độ ổn định, có quan hệ xã hội, lịch sử bản thân lành mạnh, lịch sử

quan hệ tín dụng tốt, có thái độ hợp tác với ACB, và nơi cư ngụ/nơi SXKD trong phạm vi quản lý của đơn vị cho vay.

+ Tiêu chí ngành nghề kinh doanh: ACB tập trung cho vay các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong các ngành nghề có khả năng tăng trưởng hoặc phát triển ổn định, ít nhạy cảm với các yếu tố văn hóa – tín ngưỡng – chính trị và chính sách… + Tiêu chí khả năng trả nợ: Các chỉ số tài chính trọng yếu được xem xét là các chỉ số giúp đánh giá mức độ hợp lý của nguồn trả nợ, khả năng trả nợ, độ ổn định và chủ động tài chính, khả năng bù đắp rủi ro của KH.

+ Tiêu chí sản phẩm tín dụng: Dựa vào tính chất của sản phẩm, KH mục tiêu và chỉ đạo của chính phủ nhằm đảm bảo an tồn, hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Có quy định tiêu chí đặc thù sản phẩm.

Nhóm tiêu chí phê duyệt tín dụng bao gồm 2 tiêu chí đối với KH cá nhân:

+ Tiêu chí TSĐB: Dựa theo độ thanh khoản, sự ổn định về giá trị, sự dễ dàng hay phức tạp trong quản lý, khả năng dễ dàng đo đếm và tính pháp lý của tài sản. Nếu TSĐB thuộc nhóm kiểm sốt cấp tín dụng thì khơng được tín giá trị TSĐB khi xác định tỷ lệ cho vay va thẩm quyền phê duyệt, chỉ được xem là TSĐB bổ sung.

+ Tiêu chí tỷ lệ cho vay trên TSĐB: Tùy thuộc vào kết quả đánh giá KH thuộc phân nhóm nào, theo cấp phê duyệt tín dụng, theo sự ổn định về giá trị TSĐB, thanh khoản khác nhau sẽ có tỷ lệ cho vay khác nhau.

* Về lãi suất: ACB áp dụng lãi suất cho vay thả nổi, 3 tháng thay đổi/lần:

Cơ chế lãi suất tín dụng thả nổi đã tạo một thế cân bằng về lãi suất cho KH lẫn ngân hàng, với lợi ích của KH và ngân hàng là như nhau. Khi lãi suất tiền gửi của ACB tăng/giảm thì lãi suất cho vay cũng tăng/giảm theo. Nhiều KH lo ngại khi lãi suất tăng q cao mà khơng có giới hạn cụ thể về biên độ thay đổi lãi suất, dẫn đến số tiền trả nợ vượt quá dự kiến gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KH, khó kiểm sốt

dịng tiền của mình trong tương lai. Để cạnh tranh ACB cần điều chỉnh chính sách lãi suất cho vay sao cho có thể thỏa mãn tối đa nhu cầu đa dạng KH. Để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân đặc biệt là các sản phẩm chủ chốt (mua nhà và sản xuất kinh doanh), ngoài yếu tố tăng cường cơng tác chăm sóc tốt khách hàng, ACB cần chú trọng đến lãi suất cho vay vì đây cũng là yếu tố quan trọng để khách hàng quyết định vay tại TCTD nào.

Biểu đồ 2.6: So sánh lãi suất ngân hàng năm 2013 đối với sản phẩm cho vay nhà

( Nguồn: Bộ phận kinh doanh – Khối KHCN ACB năm 2013)

Theo biểu 2.6 cho thấy trong giai đoạn 3 tháng đầu năm, mặt bằng lãi suất cho vay mua nhà của các NHTM rất cao trong đó Sacombank có mức lãi suất cao nhất 16,5%/năm kế đến là ACB có mức lãi suất là 16%/năm, thấp nhất là EximBank và Techcombank 15%/năm. Các ngân hàng có xu hướng giảm lãi suất (do lãi suất cơ bản giảm), riêng ACB duy trì mức lãi suất trong 5 tháng đầu năm sau đó có mức độ giảm lãi suất tương đối nhanh, giảm về mức thấp nhất trong 4 NHTM so sánh, còn 12,8% vào tháng 11 và 12/2013. Nhìn tổng quan biểu đồ cho thấy ngân hàng Eximbank có lãi suất cạnh tranh nhất trong 4 ngân hàng TMCP đối với sản phẩm cho vay nhà.

Theo biểu 2.7, ACB cho vay lãi suất đối với sản phẩm SXKD cũng khá cạnh tranh so với các các ngân hàng khác, giai đoạn 8 tháng đầu năm có lãi suất cao hơn Sacombank nhưng sau đó ACB có mức lãi suất cạnh tranh nhất.

Biểu đồ 2.7: So sánh lãi suất một số NH năm 2013 đối với sản phẩm cho vay SXKD

(Nguồn: Bộ phận kinh doanh – Khối KHCN ACB năm 2013)

2.3.1.7. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân

ACB đang thực hiện “Thủ tục phối hợp tác nghiệp tín dụng KH cá nhân, QP-7.25” theo quyết định số 912/NVQĐ-KHCN.13 ngày 17/06/2013. Gồm các bước sau:

* Tư vấn và nhận hồ sơ tín dụng:

Do chức danh PFC tại các kpp (chịu sự quản lý của Phòng Quản Lý Bán Hàng thuộc khối khách hàng cá nhân) thực hiện: là đầu mối tiếp xúc phát triển và chăm sóc KH nhằm duy trì và gia tăng lượng KH giao dịch cho ACB và đạt được tiêu chí kinh doanh KH cá nhân; là đầu mối tư vấn hướng dẫn, tiếp nhận và thực hiện/hoàn tất thủ tục cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho KH.

Do chức danh CA tại HSO của ngân hàng (chịu sự quản lý của Trung Tâm Tín Dụng Cá Nhân thuộc khối khách hàng cá nhân) và chức danh PFC thực hiện, đối với những hồ sơ vay lớn vượt thẩm quyền thẩm định của PFC sẽ chuyển cho CA thực hiện

* Phê duyệt tín dụng:

Theo QĐ số 874/NVCV-CSQLTD.14 ngày 31/01/2014 V/v quy định “Thẩm quyền phê duyệt của các cấp phê duyệt tín dụng tại ACB” và QĐ số 106a/NVCV- CSQLTD.14 ngày 30/01/2013 “Quy định về xét cấp tín dụng tại ngân hàng Á Châu” thì việc phê duyệt tín dụng được thực hiện theo: Cơ chế chuyên viên (cấp bậc xét duyệt thấp nhất) -> ban tín dụng chi nhánh -> ban tín dụng hội sở → ủy ban tín dụng. Tùy theo số tiền vay và xếp loại khách hàng mà hồ sơ tín dụng được phê duyệt theo quy trình như trên. Với quy trình phê duyệt tín dụng khá rõ ràng và minh bạch.

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Dư nợ cho vay của hệ thống ACB trong 3 năm gần đây hầu như không tăng trưởng và dư nợ cho vay cá nhân trong 2 năm gần đây cũng không tăng trưởng. Nhưng, tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ACB. Bên cạnh, nguyên nhân bên ngồi với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối tồn cầu 2008, Thế giới phải đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế, suy thoái trên nhiều lĩnh vực, giá cả các mặt hàng tăng nhanh, nạn thất nghiệp gia tăng. Kinh tế Việt Nam cũng khơng nằm ngồi tác động chung của kinh tế thế giới. Năm 2011 nền kinh tế Việt Nam suy giảm rõ rệt, lạm phát hơn 18%. Để kiềm chế lạm phát, NHNN chỉ đạo các NHTM tập trung vốn cho lĩnh vực SXKD, giảm dư nợ lĩnh vực phi sản xuất như chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng để giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng xuống dưới 20%.

Do nền kinh tế suy thoái, các hoạt động ngân hàng bán bn gặp nhiều khó khăn hơn, nhiều NHTM chủ động ưu tiên phát triển lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, cuộc cạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)