CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
2.2. Thực trạng các yếu tố tạo động lực làm việc tại Công ty WASE
2.2.2. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm 10 yếu tố của Kovach: (1) Công việc thú vị; (2) Được công nhận đầy đủ công việc đã làm; (3) Sự tự chủ trong công việc; (4) Công việc ổn định; (5) Lương cao; (6) Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp; (7) Điều kiện làm việc tốt; (8) Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên; (9) Xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị; (10) Sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết những vấn đề cá nhân.
Sau khi thu thập dữ liệu, các bảng câu hỏi khảo sát được kiểm tra lại và loại bỏ những câu hỏi khơng hợp lệ, sau đó mã hóa các câu hỏi và câu trả lời rồi nhập liệu vào phần mềm SPSS 20.0 để phân tích. Sau khi dùng phương pháp lập bảng tần số, kết quả cho thấy: đầy đủ dữ liệu ở tất cả các biến.
Kết hợp với rà soát tất cả các biến quan sát qua bảng tần số, tác giả khơng tìm thấy biến nào có thơng tin bị sai lệch, dữ liệu đã được làm sạch, tiếp tục đưa vào để kiểm định thang đo.
Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đối với mẫu khảo sát là 202 nhân viên cho kết quả như sau:
2.2.2.1. Thành phần “Công việc thú vị”
Thành phần "Cơng việc thú vị" có hệ số Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu (0.874> 0.6), cả 6 biến quan sát trong thành phần này đều có hệ số tương quan biến
30
tổng lớn hơn 0.3 nên thang đo này đảm bảo độ tin cậy. Trong đó, biến CVTV6 có hệ số alpha nếu loại bỏ biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha, nghĩa là nếu bỏ đi biến CVTV6 thì hệ số Cronbach’s Alpha sẽ tăng lên (từ 0.874 lên 0.884). Biến CVTV6 "Nhìn chung, cơng việc của Anh/ Chị rất thú vị" có nội dung chỉ để đánh giá chung về tính chất cơng việc chứ khơng có ý nghĩa dùng để đưa ra giải pháp để nâng cao động lực làm việc cho nhân viên, nên tác giả loại biến CVTV6 để giúp thang đo "Cơng việc thú vị" có hệ số tin cậy cao hơn. Các biến cịn lại đều có nội dung thể hiện sự đa dạng, sáng tạo, thách thức của công việc và đánh giá về cơ hội để nhân viên thể hiện năng lực cá nhân, là cơ sở để tác giả phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp nâng cao động lực làm việc cho nhân viên công ty thông qua yếu tố "Công việc thú vị". Do đó, đối với thành phần "Cơng việc thú vị" tác giả đã loại bỏ biến CVTV6, các biến đo lường còn lại của thành phần này được giữ lại sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
2.2.2.2. Thành phần “Được công nhận đầy đủ công việc đã làm”
Thành phần “Được công nhận đầy đủ công việc đã làm” có hệ số Cronbach’s Alpha là đạt yêu cầu (0.820> 0.6), cả 4 biến quan sát trong thành phần này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên thang đo này đảm bảo độ tin cậy. Trong đó, biến DCN4 có hệ số alpha nếu loại bỏ biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha, nghĩa là nếu bỏ đi biến DCN4 thì hệ số Cronbach’s Alpha sẽ tăng lên (từ 0.820 lên 0.849). Tuy nhiên, biến DCN4 "Chính sách khen thưởng của cơng ty Anh/ Chị kịp thời, công bằng và minh bạch" dùng để đánh giá các chính sách của cơng ty đã thật sự tạo ra động lực cho nhân viên để họ tiếp tục đóng góp cho cơng ty khơng, thành phần này được đánh giá là quan trọng nên được giữ lại. Các biến cịn lại đều có nội dung thể hiện sự ghi nhận của lãnh đạo đối với nhân viên khi nhân viên hoàn thành tốt cơng việc, ghi nhận góp phần vào sự thành cơng của cơng ty. Do đó, đối với thành phần "Được cơng nhận đầy đủ công việc đã làm" các biến đo lường được giữ lại sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
31
2.2.2.3. Thành phần “Sự tự chủ trong công việc”
Thành phần “Sự tự chủ trong cơng việc” có hệ số Cronbach’s Alpha là đạt yêu cầu (0.875> 0.6), cả 4 biến quan sát trong thành phần này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên thang đo này đảm bảo độ tin cậy và tất cả các biến quan sát đều có nội dung thể hiện về việc nhân viên được quyền kiểm sốt và chịu trách nhiệm với cơng việc, được khuyến khích tham gia vào các quyết định liên quan đến cơng việc và được khuyến khích đưa ra những sáng kiến, là cơ sở để tác giả có thể đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp. Do đó, đối với thành phần "Sự tự chủ trong công việc" các biến đo lường được giữ lại sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
2.2.2.4. Thành phần “Công việc ổn định”
Thành phần “Cơng việc ổn định” có hệ số Cronbach’s Alpha là đạt yêu cầu (0.799> 0.6), cả 3 biến quan sát trong thành phần này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên thang đo này đảm bảo độ tin cậy. Trong đó, biến CVOD1 có hệ số alpha nếu loại bỏ biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha, nghĩa là nếu bỏ đi biến CVOD1 thì hệ số Cronbach’s Alpha sẽ tăng lên (từ 0.799 lên 0.826). Biến CVOD1 "Nếu công ty cơ cấu lại, Anh/ Chị vẫn được bố trí một cơng việc nào đó" nêu lên tình huống khơng sát với thực tế của cơng ty nên khơng có ý nghĩa nhiều trong việc đánh giá, phân tích thực trạng về động lực làm việc của nhân viên công ty nên tác giả loại biến CVOD1. Các biến cịn lại có nội dung thể hiện về việc người lao động có cơng việc ổn định, khơng phải lo lắng đến việc giữ việc làm, là cơ sở để đánh giá về động lực làm việc cho nhân viên công ty thông qua yếu tố "Công việc ổn định". Do đó, đối với thành phần “Cơng việc ổn định” tác giả đã loại bỏ biến CVOD1, các biến đo lường còn lại của thành phần này được giữ lại sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
2.2.2.5. Thành phần “Lương cao”
Thành phần “Lương cao” có hệ số Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu (0.850> 0.6), cả 5 biến quan sát trong thành phần này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên thang đo này đảm bảo độ tin cậy. Trong đó, biến LC5 có hệ số alpha
32
nếu loại bỏ biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha, nghĩa là nếu bỏ đi biến LC5 thì hệ số Cronbach’s Alpha sẽ tăng lên (từ 0.850 lên 0.862). Tuy nhiên, biến LC5 "Các chính sách phúc lợi của công ty Anh/ Chị đầy đủ, công bằng, thể hiện sự quan tâm đối với nhân viên" cũng là một trong những thành phần cấu tạo nên yếu tố "Lương cao", dùng để đánh giá thực trạng về động lực làm việc cho nhân viên, được đánh giá là quan trọng nên được giữ lại. Các biến cịn lại đều có nội dung thể hiện việc nhân viên được nhận tiền lương tương xứng với kết quả làm việc, lương đảm bảo cuộc sống cá nhân, nhân viên được thưởng hoặc tăng lương khi hồn thành cơng việc, được dùng để đánh giá động lực làm việc của nhân viên thông qua thành phần "Lương cao". Do đó, đối với thành phần "Lương cao" các biến đo lường được giữ lại sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
2.2.2.6. Thành phần “Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp”
Thành phần “Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp”có hệ số Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu (0.904 > 0.6), cả 4 biến quan sát trong thành phần này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên thang đo này đảm bảo độ tin cậy và tất cả các biến quan sát đều có nội dung thể hiện việc nhân viên có những cơ hội thăng tiến và phát triển trong công ty, là cơ sở để tác giả có thể đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp. Do đó, đối với thành phần "Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp" các biến đo lường được giữ lại sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
2.2.2.7. Thành phần “Điều kiện làm việc tốt”
Thành phần “Điều kiện làm việc tốt” có hệ số Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu (0.671> 0.6), cả 4 biến quan sát trong thành phần này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên thang đo này đảm bảo độ tin cậy. Trong đó, biến DKLV1 có hệ số alpha nếu loại bỏ biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha, nghĩa là nếu bỏ đi biến DKLV1 thì hệ số Cronbach’s Alpha sẽ tăng lên (từ 0.671 lên 0.736). Tuy nhiên, DKLV1 "Thời gian làm việc tại công ty Anh/ Chị là rất phù hợp" là một trong những nội dung để đánh giá thành phần "Điều kiện làm việc tốt", được đánh giá là quan trọng nên được giữ lại. Các biến còn lại có nội dung thể hiện các khía cạnh của "Điều kiện làm việc tốt" như vấn đề an toàn, vệ sinh nơi làm việc, đều là
33
cơ sở để đánh giá động lực làm việc của nhân viên thông qua thành phần "Điều kiện làm việc tốt". Do đó, đối với thành phần “Điều kiện làm việc tốt” các biến đo lường đều được giữ lại sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
2.2.2.8. Thành phần “Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên”
Thành phần “Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên” có hệ số Cronbach’s Alpha là đạt yêu cầu (0.674> 0.6), cả 3 biến quan sát trong thành phần này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên thang đo này đảm bảo độ tin cậy. Trong đó, biến SGB3 có hệ số alpha nếu loại bỏ biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha, nghĩa là nếu bỏ đi biến SGB3 thì hệ số Cronbach’s Alpha sẽ tăng lên (từ 0.674 lên 0.791). Tuy nhiên, biến SGB3 "Anh/ Chị được cấp trên xem như là một thành viên quan trọng của công ty" là một thành phần quan trọng để đánh giá sự gắn bó của cấp trên đối với nhân viên, qua đó tạo động lực làm việc cho nhân viên thông qua thành phần "Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên" nên biến SGB3 này được giữ lại. Các biến cịn lại đều có nội dung thể hiện nhân viên được cấp trên tôn trọng và tin cậy, đều được dùng để phân tích, đánh giá yếu tố "Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên". Do đó, đối với thành phần “Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên” các biến đo lường đều được giữ lại sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
2.2.2.9. Thành phần “Xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị”
Thành phần “Xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị”có hệ số Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu (0.823 > 0.6), cả 3 biến quan sát trong thành phần này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên thang đo này đảm bảo độ tin cậy và tất cả các biến quan sát đều có nội dung thể hiện sự tế nhị, khéo léo của cấp trên trong việc góp ý, phê bình nhân viên, là cơ sở để tác giả có thể đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp. Do đó, đối với thành phần "Xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị" các biến đo lường được giữ lại sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
2.2.2.10. Thành phần “Sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết những vấn đề cá nhân”
Thành phần “Sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết những vấn đề cá nhân” có hệ số Cronbach’s Alpha là đạt yêu cầu (0.923> 0.6), cả 3 biến quan sát trong thành
34
phần này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên thang đo này đảm bảo độ tin cậy. Trong đó, biến SGD1 có hệ số alpha nếu loại bỏ biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha, nghĩa là nếu bỏ đi biến SGD1 thì hệ số Cronbach’s Alpha sẽ tăng lên (từ 0.923 lên 0.951). Tuy nhiên, biến SGD1 "Anh/ Chị luôn nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn, tư vấn kịp thời của cấp trên trong các vấn đề về công việc và các vấn đề cá nhân" là một thành phần để đánh giá yếu tố "Sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết những vấn đề cá nhân" nên được giữ lại. Các biến còn lại đều có nội dung thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên trong giải quyết các vấn đề cá nhân, các khó khăn của nhân viên, được dùng để phân tích thực trạng tạo động lực thông qua thành phần "Sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết những vấn đề cá nhân". Do đó, đối với thành phần "Sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết những vấn đề cá nhân" các biến đo lường được giữ lại sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
2.2.2.11. Biến phụ thuộc “Động lực làm việc”
Đối với biến phụ thuộc “Động lực làm việc” có hệ số Cronbach’s Alpha là đạt yêu cầu (0.849> 0.6), cả 5 biến quan sát trong thành phần này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên thang đo này đảm bảo độ tin cậy. Trong đó, biến DLLV5 "Anh/ Chị sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân để hồn thành cơng việc" có hệ số alpha nếu loại bỏ biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha, nghĩa là nếu bỏ đi biến DLLV5 thì hệ số Cronbach’s Alpha sẽ tăng lên và Cronbach’s Alpha nếu loại biến DLLV5 cũng tăng không đáng kể (từ 0.849 lên 8.50) nên biến DLLV5 được giữ lại. Vậy tất cả các biến quan sát của thành phần “Động lực làm việc” đều được giữ lại.
Tóm lại, sau khi phân tích Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo và so sánh từng biến với hệ số tương quan biến tổng, ta thấy rằng chỉ có 2 biến quan sát bị loại đó là CVTV6 và CVOD1. Như vậy còn lại 42 biến quan sát đạt yêu cầu sẽ được sử dụng để đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm kiểm định giá trị thang đo.
35