Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc cho nhân viên tại công ty cổ phần tư vấn cấp thoát nước và môi trường (Trang 44 - 46)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC

2.2. Thực trạng các yếu tố tạo động lực làm việc tại Công ty WASE

2.2.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)

2.2.3.1. Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập

Thang đo các yếu tố tạo động lực làm việc sau khi đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha gồm 10 thang đo với 37 biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố khám phá, kết quả như sau:

Kết quả EFA lần thứ nhất: cho thấy có 9 yếu tố được trích tại eigenvalue là

1.016 và phương sai trích được 69.549 % với chỉ số KMO là 0.739. Như vậy, việc phân tích nhân tố là thích hợp. Tuy nhiên Factor loading lớn nhất của biến quan sát SGB3 và DKLV1 nhỏ hơn 0.5, vì vậy biến này khơng thỏa mãn điều kiện đã nêu nên tác giả loại bỏ 2 biến này ra. Thêm nữa, khác biệt hệ số tải của biến quan sát LC5 giữa nhân tố 3 và nhân tố 9 là 0.005 ( <0.3) nên tác giả sẽ loại bỏ biến này.

Kết quả EFA lần thứ hai: Sau khi loại biến SGB3, DKLV1, LC5 ta có kết quả EFA cuối cùng như sau:

- Chỉ số KMO = 0.746> 0.5 như vậy phân tích EFA hồn tồn thích hợp. - Kiểm định Bartlett’s cho giá trị p – value (Sig.) = 0.000 < 0.05, như vậy các

biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

- Từ bảng tổng phương sai trích (Total variance explained), ta thấy rằng theo tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1 thì có 8 nhân tố được rút ra, giá trị của tổng phương sai trích là 70.418% > 50%, điều này có nghĩa là 8 nhân tố này giải thích được 70.418% biến thiên của dữ liệu.

- Từ bảng ma trận xoay nhân tố (Rotated Component Matrix), ta chỉ chọn các biến quan sát có hệ số tải nhân tố từ 0.5 trở lên hoặc sai biệt giữa 2 nhân tố lớn hơn 0.3. Kết quả phân tích EFA lần này ta thấy tất cả các biến có hệ số tải nhân tố đều thỏa mãn điều kiện nên tất cả các biến đều được giữ lại. Với kết quả phân tích nhân tố như trên thì khơng có biến quan sát nào bị loại, các biến quan sát đưa vào EFA được rút thành 08 nhân tố với các giải thích về nội dung của từng nhân tố này và từ đó căn cứ vào bản chất của các biến cụ thể mà nhân tố bao gồm sẽ tìm ra tên mới cho nhân tố, tính chất này được gọi là tính chất khám phá, đó là một đặc trưng nổi trội của EFA.

36

- Nhân tố thứ nhất gồm 7 biến quan sát, gồm 3 biến quan sát thuộc thành phần “Sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết những vấn đề cá nhân”, biến thêm vào là biến SGB1, SGB2, CVOD2, CVOD3 có nội dung liên quan đến sự quan tâm, giúp đỡ của cấp trên để giải quyết các vấn đề cá nhân của nhân viên nên vẫn có thể sử dụng tên cũ là “Sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết những vấn đề cá nhân” để đặt tên mới cho nhân tố thứ nhất vì tên này phản ánh tương đối phù hợp với các biến quan sát trong nhân tố.

- Nhân tố thứ 2 gồm 5 biến quan sát, các biến quan sát này đều thuộc thành phần “Công việc thú vị” nên ta vẫn gọi nhân tố này là “Công việc thú vị” - Nhân tố thứ 3 gồm 4 biến quan sát, các biến quan sát này đều thuộc thành

phần “Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp” nên ta vẫn gọi nhân tố này là “Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp”

- Nhân tố thứ 4 gồm 4 biến quan sát, các biến quan sát này đều thuộc thành phần “Sự tự chủ trong công việc” nên ta vẫn gọi nhân tố này là “Sự tự chủ trong công việc”

- Nhân tố thứ 5 gồm 4 biến quan sát, các biến quan sát này đều thuộc thành phần “Lương cao” nên ta vẫn gọi nhân tố này là “Lương cao”

- Nhân tố thứ 6 gồm 4 biến quan sát, các biến quan sát này đều thuộc thành phần “Được công nhận đầy đủ công việc đã làm” nên ta vẫn gọi nhân tố này là “Được công nhận đầy đủ công việc đã làm”

- Nhân tố thứ 7 gồm 3 biến quan sát, các biến quan sát này đều thuộc thành phần “Xử lý, kỷ luật khéo léo, tế nhị” nên ta vẫn gọi nhân tố này là “Xử lý, kỷ luật khéo léo, tế nhị”

- Nhân tố thứ 8 gồm 3 biến quan sát, các biến quan sát này đều thuộc thành phần “Điều kiện làm việc tốt” nên ta vẫn gọi nhân tố này là “Điều kiện làm việc tốt”

2.2.3.2. Phân tích nhân tố EFA cho thang đo "Động lực làm việc của nhân viên"

Khi phân tích EFA, 5 biến quan sát từ DLLV1 đến DLLV5 của thang đo động lực làm việc được nhóm thành một nhân tố, khơng có biến quan sát nào bị

37

loại. Chỉ số KMO = 0.758 > 0.5 như vậy phân tích EFA hồn tồn thích hợp. Kiểm định Bartlett’s cho giá trị p – value (Sig.) = 0.000 < 0.05, như vậy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Từ bảng tổng phương sai trích (Total variance explained), ta thấy rằng theo tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1 trị, tổng phương sai trích là 63.196% > 50%, điều này có nghĩa là nhân tố này giải thích được 63.196% biến thiên của dữ liệu. Hệ số tải nhân tố của 5 biến quan sát đều lớn hơn 0.5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc cho nhân viên tại công ty cổ phần tư vấn cấp thoát nước và môi trường (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)