4 .Phương pháp nghiên cứu
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Á Châu
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Á Châu
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên tổ chức NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU Tên giao dịch quốc tế ASIA COMMERCIAL BANK
Tên viết tắt: ACB
Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: (08) 3929 0999
Số fax: (08) 3839 9885 Website: www.acb.com.vn
Vốn điều lệ tính đến 30/06/2014 là 9.376.965 triệu đồng
Được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, giấp phép số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân Dân TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành Ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó “ Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với Ngân hàng Việt Nam, nhất là một Ngân hàng mới thành lập như ACB.
- Giai đoạn 1993 - 1995: Xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực tư nhân, với quan điểm thận
trọng trong việc cấp tín dụng cung ứng sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng).
- Giai đoạn 1996 - 2000: ACB là NHTM CP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống cơng nghệ ngân hàng lõi là TCBS ( The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả chi nhánh và PGD nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung.
- Giai đoạn 2001 - 2005: ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần: nâng cấp máy chủ, thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền cơng nghệ lõi hiện có, và lắp đặt hệ thống máy ATM.
- Giai đoạn 2006 - 2010: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào tháng 10/2006. Trong năm 2007, ACB tiếp tục chiến lược đa dạng hóa hoạt động, thành lập Cơng ty Cho th tài chính ACB; cũng như tăng cường hợp tác với các đối tác như Công ty Open Solutions (OSI) - Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi. Năm 2010, ACB tăng vốn điều lệ lên 9,376 tỷ đồng. Trong giai đoạn này ACB được Nhà nước Việt Nam tặng hai huân chương lao động và được nhiều tạp chí tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
- Năm 2011, ACB đã khánh thành Trung tâm Dữ liệu dạng mô - đun (enterprise module data center) tại TPHCM với tổng giá trị đầu tư gần 2 triệu USD. Đây là trung tâm dữ liệu xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.
- Năm 2012, sự cố tháng 8/2012 đã tác động đáng kể đến nhiều mặt hoạt động của ACB, đặc biệt là huy động và kinh doanh vàng. ACB đã ứng phó tốt sự cố rút tiền xảy ra trong tuần cuối tháng 8; và nhanh chóng khơi phục tồn bộ số dư huy động tiết kiệm VND chỉ trong thời gian hai tháng sau đó. Tuy lợi nhuận năm của Tập đồn ACB khơng như kỳ vọng nhưng là kết quả chấp nhận được trong bối cảnh môi trường hoạt động năm 2012 đầy khó khăn và phải xử lý tồn đọng về vàng.
- Năm 2013, tuy kết quả hoạt động không như kỳ vọng nhưng ACB vẫn có mức độ tăng trưởng khả quan về huy động và cho vay VND. Nợ xấu được kiểm soát ở mức 3% sau những biện pháp mạnh về thu hồi nợ, xử lý rủi ro tín dụng và bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
- Tính đến ngày 30/06/2014, ngân hàng đã mở rộng mạng lưới hoạt động của mình tại 346 chi nhánh/phịng giao dịch trên phạm vi toàn quốc và tổng số nhân viên của ngân hàng đã là 8.752 người.
Các hoạt động kinh doanh chính tại ACB
Hoạt động NHTM
- Huy động vốn: ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế trong và ngồi nước dưới các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh tốn, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác dưới tên ACB
- Hoạt động tín dụng: cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; bảo lãnh; chiết khấu thương phiếu, cơng trái và giấy tờ có giá.
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: mở tài khoản, cung ứng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ cho khách hàng trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Thực hiện thanh toán quốc tế và bao thanh toán.
- Các dịch vụ NHTM khác: kinh doanh trên thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối, thị trường giao dịch hàng hóa kỳ hạn; kinh doanh vàng trên thị trường trong nước và ngoài nước; ủy thác và nhận ủy thác, làm đại lý; bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két,…
Các hoạt động khác: Góp vốn, mua cổ phần; quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác.
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức quản lý của ACB bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát , và Tổng giám đốc theo như quy định của Luật Các TCTD năm 2010 tại Điều 32.1 về cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng.
Đại hội đồng cổ đơng là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng ( Điều 27.1 Điều lệ ACB 2012). Đại hội đồng cổ đông bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đơng quản trị và Ban kiểm sốt ( Điều 29.1.d Điều lệ ACB 2012).
Các ủy ban thuộc Hội đồng Quản trị gồm có: Ủy ban nhân sự, Ủy ban Quản lý rủi ro, Ủy ban Tín dụng, Ủy ban Đầu tư, và Ủy ban Chiến lược.
Tập đồn ACB gồm có Ngân hàng và các công ty con. Ngân hàng bao gồm các đơn vị Hội sở và kênh phân phối. Các đơn vị Hội sở gồm 8 khối và 12 phòng ban trực thuộc Tổng giám đốc. Kênh phân phối tính đến thời điểm tháng 6/2014 có 346 chi nhánh và phòng giao dịch. Ngồi ra cịn có một số đơn vị có chức năng chuyên biệt như Trung tâm Thẻ, Trung tâm Chuyển tiền nhanh ACB-Western Union, Trung tâm Telesales, và Trung tâm Dịch vụ khách hàng 247 (Call Center 247)
2.1.1.2 Mục tiêu phát triển:
Ngân hàng TMCP Á Châu đã khẳng định được vị trí là một thương hiệu mạnh trong và ngoài nước cùng với sự cạnh tranh khốc liệt của các Ngân hàng khác, song bất cứ
thời điểm nào cũng tồn tại bên trong nó là những điểm tồn tại cần củng cố. Thế nhưng củng cố theo hướng hồn thiện chứ khơng gây xáo trộn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, do vậy Ngân hàng đã đề ra mục tiêu phát triển cho tổ chức của mình như sau:
- Định hướng phát triển kinh doanh trong giai đoạn 2014- 2018 bao gồm: Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính bán lẻ, ACB tiếp tục tập trung vào phân đoạn khách hàng có thu nhập cao và trung bình. Các tiểu dự án chiến lược sẽ chú trọng thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại.
- Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cung cấp cho doanh nghiệp, ACB hướng đến khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp cận có chọn lọc với các doanh nghiệp lớn. Các tiểu dự án chiến lược liên quan đến thị trường doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ chú trọng thu hút và gắn kết khách hàng với ACB.
- Trong lĩnh vực thị trường tài chính, ACB trước đây tập trung vào kinh doanh vàng và cho vay liên ngân hàng nay chuyển sang hoạt động hỗ trợ khách hàng, bao gồm quản lý tài sản nợ và tài sản có; cung cấp dịch vụ bán hàng và bảo hiểm các dịch vụ cho khách hàng; và thúc đẩy hoạt động tự doanh.
- ACB ─ một trong 10 ngân hàng thương mại được NHNN chọn - sẽ tham gia tích cực trong việc áp dụng các chuẩn mực và hướng dẫn về vốn ngân hàng của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Thỏa ước vốn Basel II, có hiệu lực từ năm 2007). Ý nghĩa của việc áp dụng các chuẩn mực này là ngân hàng hoạt động minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do đó kỳ vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro.
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB trong giai đoạn từ năm 2010- 2013 2.1.2.1 Tình hình huy động vốn
Nguồn vốn kinh doanh của NHTM gồm hai nguồn chủ yếu là vốn tự có và vốn huy động, trong đó vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Đây là nguồn vốn có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí và khả năng mở rộng kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 2.1 Nguồn vốn huy động của ACB từ năm 2010 – 2013
ĐVT: tỷ đồng
Loại tiền gửi
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)
Tiền gửi tiết kiệm 85,490 79.79 97,580 68.32 104,596 82.57 106,697 77.25
Tiền gửi khác 21,660 20.21 45,248 31.68 22,083 17.43 31,414 22.75
Tổng 107,150 100 142,828 100 126,679 100 138,111 100
(Nguồn: BCTC của ACB năm 2010 – 2013)
Trong năm 2013, ACB điều hành hoạt động huy động vốn theo hướng ưu tiên cho an toàn thanh khoản và tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn; chủ động điều chỉnh tốc độ tăng trưởng huy động cho phù hợp với khả năng sử dụng vốn. Đến ngày 31/12/2013, tổng quy mô huy động tiền gửi khách hàng đạt hơn 138,111 tỷ, tăng 11,432 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng với tăng trưởng 9%. Tuy nhiên nếu so với đầu năm 2013, quy mô huy động đã giảm khoảng 1.9%, ngun nhân giảm chủ yếu do tất tốn tồn bộ các khoản huy động vàng theo đúng lộ trình của NHNN.
2.1.2.2 Tình hình hoạt động tín dụng:
Bảng 2.2 Tổng dư nợ tín dụng của ACB xét theo thời hạn cho vay từ năm 2010 – 2013 ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Dư nợ ngắn hạn 43,811 50.56 53,317 52.32 55,878 54.87 56,838 53.03 Dư nợ trung hạn 19,522 22.53 26,900 26.40 18,808 18.47 17,209 16.05 Dư nợ dài hạn 23,316 16.91 21,681 21.28 27,146 26.66 33,143 30.92 Tổng dư nợ 86,649 100 101,898 100 101,832 100 107,190 100
(Nguồn: BCTC của ACB năm 2010 – 2013)
Trong tình hình nhu cầu và khả năng vay vốn đầu tư kinh doanh hoặc tiêu dùng của doanh nghiệp và dân cư bị hạn chế, việc tăng trưởng dư nợ của các ngân hàng nói chung và ACB nói riêng gặp nhiều khó khăn; nhưng ACB đã thực thi nhiều giải pháp nhằm củng cố và phát triển hoạt động cấp tín dụng, trong đó có việc tập trung đẩy mạnh cho vay các khoản vay ngắn hạn. Dựa vào bảng 2.2, từ năm 2010 - 2013, tín dụng ngắn hạn là loại hình tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tín dụng của ACB. Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn chiếm hơn 50% so với tổng dư nợ tín dụng của ACB.
Đánh giá chung, hoạt động cấp tín dụng năm 2013 của ACB có cải thiện so năm 2012 và tăng trưởng khả quan so với mức bình quân của toàn ngành. Đến 31/12/2013 dư nợ tín dụng của ACB đạt 107,190 tỷ đồng, tăng 4.3% so đầu năm và tăng 5.2% so với cuối năm 2012.
2.1.2.3 Tình hình tài chính:
Tổng tài sản của một ngân hàng đóng vai trị rất quan trọng nếu tính đến quy mơ của ngân hàng trong hệ thống. Vì vậy, đây cũng là một tiêu chí quan trọng nếu xét đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 2.3 Tổng tài sản của ACB từ năm 2010 – 2013
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng tài sản 205,103 281,019 176,308 166,599
Mức tăng trưởng - 75,916 (104,711) (9,709)
Tốc độ tăng trưởng - 37% (37%) (5,5%)
(Nguồn: BCTC của ACB năm 2010 – 2013) Tổng tài sản của ACB tăng dần từ năm 2010 đến năm 2011 và bắt đầu giảm từ năm 2012 và năm 2013. Nếu như năm 2011 tổng tài sản tăng 37% so với năm 2010, đạt mức 281,019 tỷ đồng thì đến năm 2012, tổng tài sản chỉ còn 176,308 tỷ đồng, giảm 37% so với năm 2011, nguyên nhân giảm là do “biến cố tháng 8/2012”, khách hàng đến rút tiền hàng loạt nên lượng tiền gửi giảm. Tại ngày 31/12/2013, tổng tài sản ở mức 166,599 tỷ đồng, vẫn giảm so cuối năm 2012, tương ứng với mức giảm 5.5%, nguyên nhân chủ yếu do ACB chủ động thu hẹp hoạt động liên ngân hàng để phù hợp với khẩu vị rủi ro.
Bảng 2.4 Tổng lợi nhuận của ACB từ năm 2010 – 2013
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng lợi nhuận trước thuế 3,102 4,202 1,042 1,035
Kết thúc năm 2013, toàn hệ thống ACB lãi 826 tỷ đồng, tăng so với năm 2012, tương ứng với mức 5.4%, so với con số lợi nhuận sau thuế đã đạt được ở năm 2010 và năm 2011 thì khoảng cách vẫn cịn khá xa, nhưng nhìn chung kết quả mà ACB đạt được đến thời điểm này là đáng khích lệ trong hồn cảnh kinh tế khó khăn và nỗ lực khắc phục, xử lý các vấn đề tồn đọng của mình.
2.2 Thương hiệu Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 2.2.1 Tên thương hiệu 2.2.1 Tên thương hiệu
ACB là chữ viết tắt Asia Commercial Bank
Ý nghĩa: ACB là: Attitude (Thái độ), Capability (Năng lực) và Behaviour (Hành vi).
- Thái độ: Nhân viên ACB luôn lắng nghe khách hàng, xem khách hàng là đối tác
quan trọng trong quan hệ lợi ích tương hỗ.
- Năng lực: ACB cung ứng đầy đủ nguồn vật chất, tài chính và nhân sự để đảm
bảo quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ và các tiện nghi giao dịch được thuận lợi an toàn.
- Hành vi: Nhân viên ACB luôn ứng xử lịch sự, thân thiện với khách hàng. 2.2.2 Logo và khẩu hiệu
Màu sắc: Thương hiệu (logo) ACB có màu xanh, màu xanh là biểu trưng của niềm tin,
hy vọng, sự trẻ trung và năng động.
Thiết kế: Thương hiệu ACB có 12 vạch chạy ngang 3 chữ A, C, B và có vị trí trung tâm. - Con số 12 đại diện cho 12 tháng trong năm.
- Các vạch ngang biểu trưng cho dòng lưu thông tiền tệ (ngân lưu) trong hoạt động tài chính ngân hàng.
- Vị trí trung tâm biểu trưng cho trạng thái cân bằng.
- Tổng quát lại, dòng lưu thông tiền tệ của ngân hàng ACB luôn ở trạng thái ổn định, cân bằng giữa hai mặt an tồn và hiệu quả, và ln ln như thế theo thời gian.
Hình 2.1 Logo ACB
Câu khẩu hiệu là phương thức truyền tải thông điệp tốt nhất, đáp ứng được các tiêu chí: dễ nhớ, dễ thuộc, có tính mơ tả, giàu hình dung, áp dụng được cho các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng…giúp in sâu vào trí nhớ của khách hàng. Với câu khẩu hiệu “Ngân hàng của mọi nhà” ACB luôn xem khách hàng là yếu tố hàng đầu và quan trọng nhất trong hoạt động của ngân hàng. ACB luôn phấn đấu để đạt mức hoàn hảo trong cung cách phục vụ, hoàn hảo trong chất lượng và tính đa dạng sản phẩm, tính rộng khắp của mạng lưới phân phối, tính hiện đại và an tồn của cơng nghệ, v.v. để ln xứng đáng với sự tín nhiệm và ủng hộ của khách hàng, phấn đấu là một ngân hàng