Qui trình sản xuất một sản phẩm/ qui trình liên tục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải tiến quy trình sản xuất tại công ty điện tử jabil việt nam bằng phương pháp lean six sigma (Trang 27 - 29)

Dòng sản xuất liên tục được mơ tả như là một tình trạng lý tưởng của cách vận hành hiệu quả bằng cách phối hợp các thao tác và hoạt động của thiết bị trở thành một luồng hài hoà hoàn hảo. Nơi mà số lượng sản phẩm theo lô được thay thế bằng việc sản xuất từng sản phẩm một hoặc các lơ có số lượng rất nhỏ. Trong đó, bán thành phẩm liên tục ở trong trạng thái chuyển đổi và khơng bao giờ phải nằm ứ đọng trong tình trạng chờ đợi để được xử lý. Quy trình liên tục loại trừ thời gian chờ đợi của bán thành phẩm, thiết bị hay cơng nhân. Để vận hành qui trình liên tục, cần tái thiết kế mặt bằng sản xuất bằng cách sắp đặt các nhóm hay cơng đoạn tương tự nằm gần kề nhau trở thành các chuyền sản xuất phối hợp, trong đó bán thành phẩm có thể di chuyển nhanh chóng và dễ dàng từ cơng đoạn này sang cơng đoạn khác.

Lợi ích mà qui trình một sản phẩm/ qui trình liên tục mang lại

 Giảm thiểu thời gian chu trình sản xuất. Thực tế đã cho thấy, cơng ty Simms Fishing Products, chuyên sản xuất trang phục dành cho ngư dân có cơ sở ở Mỹ, khi áp dụng Lean, tổng thời gian quy trình sản xuất của họ giảm xuống từ 17 ngày xuống chỉ cịn 2-3 ngày. Hay cơng ty Woodland Furniture, chuyên sản xuất đồ gỗ cao cấp có cơ sở ở Mỹ, sau khi áp dụng Lean đã rút ngắn thời gian giao hàng từ 12

tuần xuống chỉ còn 1 tuần.

 Qui trình một sản phẩm giúp phát hiện sai sót sớm hơn rất nhiều. Với qui trình sản xuất theo lơ, sai sót bị ẩn đi và chỉ bị phát hiện khi tất cả các sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng va thậm chí khi tất cả đã được hoàn tất và chuyển cho khách hàng.

 Qui trình một sản phẩm giúp ngăn chặn việc sản xuất thừa, một loại lãng phí tồi tệ nhất. Vì ở đây, chỉ sản xuất những gì khách hàng cần, khi nào cần, hàng tồn kho không cần thiết nữa kéo theo các loại lãng phí khác bị lùi ra.

Bất lợi của qui trình một sản phẩm/ qui trình liên tục

 Khi máy móc ở bất kỳ qui trình nào bị hỏng hóc, thì tồn bộ dịng sản xuất liên tục sẽ bị dừng lại đến khi máy móc được sửa chữa xong.

1.4.5. Takt time

Takt time là thời gian sản xuất sản phẩm để đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng, takt time còn gọi là nhịp thời gian hay nhịp độ sản xuất (Tôn Thất Lành, 2011). Takt time được tính bằng cách lấy thời gian làm việc trong ngày chia cho yêu cầu đặt hàng của khách hàng trong ngày. Takt time được tính bằng giây hoặc phút. Ví dụ khách hàng đặt 100 sản phẩm/ ngày và thời gian sản xuất là 200 phút/ ngày, thì takt time là 2 phút. Takt time là một yếu tố mà thông qua nó doanh nghiệp có thể tác động nhằm thay đổi năng suất, đo lường và kiểm sốt các lãng phí. Takt time cho ta biết cần thời gian bao lâu để làm ra 1 sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, mà không sản xuất thừa hoặc không trễ kế hoạch giao hàng. Takt time được sử dụng để theo dõi tốc độ qui trình ở các cơng đoạn khác nhau, giúp điều phối và giám sát để duy trì một luồng sản phẩm liên tục

Thay vì chỉ tập trung vào việc tối ưu hóa đầu ra mỗi quy trình là số sản phẩm trên giây, phút, takt time quan tâm làm thế nào cho dòng chảy với mọi chi tiết trong quy trình đều có cùng một nhịp độ. Takt time là một trong những yếu tố căn bản nhất của hệ thống Lean. Nó khơng chỉ là chiếc chìa khóa định hướng cho hoạt động kaizen bằng cách thúc đẩy việc đạt được takt time với ít nguồn lực nhất và ít vấn đề

có thể xảy ra nhất ( không thể giữ được thời gian takt time nếu bị dừng chuyền hoặc tái chế hàng ). Quan điểm takt time là cỡ lô nhỏ hơn, đầu tư linh hoạt hơn, dễ kiểm soát hơn. Tương tự, takt time có thể ảnh hưởng đến công nghệ, dụng cụ, supply chain và tất cả lĩnh vực sản xuất công nghiệp khác.

1.4.6. Cycle time – Lead time

Thời gian chu kỳ sản xuất Cycle time (CT) là thời gian cần để quy trình hồn tất một sản phẩm (Jabil University, 2013). Nếu cycle time bé hơn hoặc bằng takt time, nhà sản xuất giao hàng đúng hạn .Ngược lại, nếu cycle time lớn hơn takt time, nhà sản xuất bị giao hàng trễ so với mong đợi của khách hàng. Ví dụ takt time để sản xuất 1 sản phẩm là 30 giây, cycle time của qui trình này là là 40 giây. Như vậy, thời gian sản xuất thực tế chậm hơn 10 giây so với talkt time. Đây là vấn đề mấu chốt cần quan tâm. Liệu trong qui tình này có những lãng phí nào khơng tạo ra giá trị ? Đó là điều mà lean mong muốn giải quyết. Cùng với takt time, cycle time sẽ giúp xác định được số lượng lao động cho mỗi qui trình bởi cơng thức :

Số lượng lao động = cycle time/ takt time

Công thức này giúp ta phân bổ được số lao động cho mỗi qui trình một cách hợp lý để có thể cân bằng giữa cycle time và takt time.

Lead time là tổng thời gian sản xuất, lead time bao gồm cả cycle time và thời gian chờ đợi, thời gian di chuyển, thao tác…Hay nói cách khác, lead time chính là cycle time nếu khơng có thời gian lãng phí hiện diện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải tiến quy trình sản xuất tại công ty điện tử jabil việt nam bằng phương pháp lean six sigma (Trang 27 - 29)