Biểu đồ tồn kho bán phẩm sau mỗi qui trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải tiến quy trình sản xuất tại công ty điện tử jabil việt nam bằng phương pháp lean six sigma (Trang 52 - 54)

Nguồn : http://sinhcmapp01:8686/eDashboards/eDashboard.aspx?cs=10 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 Tồn kho bán phẩm (WIP) Tồn kho bán phẩm (WIP)

Hình 2.9 cho thấy, tồn kho bán phẩm hiện diện hầu hết sau mỗi qui trình. Đặc biệt, tồn kho bán phẩm sau qui trình Depanel cao nhất, chiếm 21.22% tổng tồn kho bán phẩm trên line. Kế đến là tồn kho ở sau qui trình ICT chiếm 22.1%, tồn kho sau Coating chiếm 14.12%. Nhìn chung, tồn kho từ khu vực Washing đến FNI chiếm tỷ trọng cao nhất trong tồn bộ qui trình sản xuất.

Tồn kho cao, nên số lượng xe trữ WIP cũng cao. Hiện trên toàn bộ một chuyền sản xuất có tổng cộng 97 xe trữ WIP nằm rải rác ở tất cả các khu vực. Mỗi xe trữ WIP có diện tích là 0.5 m2. Như vậy, tổng cộng diện tích để trữ tồn kho WIP trên một chuyền là 48.5 m2, chiếm 11.73% tổng diện tích sàn dành cho khu vực sản xuất. Điều này cho thấy, không gian dành cho dự trữ tồn kho quá lớn khiến không gian sản xuất bị thu hẹp. Dẫn đến tình trạng, các xe trữ wip cũng như máy móc khơng được bố trí theo thứ tự đường thẳng mà lại xen kẽ nhau. Điều này cũng là nguyên nhân làm gia tăng khoảng cách di chuyển khi công nhân phải di chuyển luồng lách theo đường vòng giữa các trạm sản xuất và giữa các xe trữ WIP. Như vậy, hiệu quả tận dụng không gian trên chuyền sản xuất chưa tốt, kéo theo một loạt các lãng phí như tăng khơng gian, tăng thời gian di chuyển, tăng chi phí khi phải mua nhiều xe trữ WIP (2000 USD/ xe)

2.2.6.3. Lãng phí thao tác (Motion)

Sau khi lấy dữ liệu Leadtime của từng qui trình, đồng thời tiến hành đo lại thời gian thực tế để kiểm chứng, ta xác định được những hoạt động mang lại giá trị và những hoạt động không mang lại giá trị, gây nên những lãng phí. (Xem chi tiết phụ lục 1). Kết quả của bảng phụ lục 1 được tồng hợp qua biểu đồ Yamazumi như sau :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải tiến quy trình sản xuất tại công ty điện tử jabil việt nam bằng phương pháp lean six sigma (Trang 52 - 54)