Hoàn thiện thể chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính quyền cơ sở trong bảo đảm và thực hiện quyền công dân ở hà nội (Trang 80 - 82)

Thứ nhất, tiếp tục xây dựng thể chế pháp lý theo mục tiêu “dân giàu,

nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, xử lý tốt mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của công dân, thể chế hóa về chính sách và pháp luật.

Việc hồn thiện thể chế pháp lý về các chính sách của nhà nước ta được triển khai theo các hướng sau:

Về các quyền dân sự - chính trị: Trọng tâm là hoàn thiện thể chế dân

chủ, nhằm bảo đảm quyền của người dân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia xây dựng và kiểm soát Nhà nước, quyền được bày tỏ chính kiến, lập hội, quyền tự do tơn giáo, quyền sở hữu trí tuệ. Theo Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định và làm rõ hơn các nguyên tắc về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp theo hướng: quyền công dân không tách rời nghĩa vụ cơng dân; mọi người có nghĩa vụ tơn trọng quyền của người khác; cơng dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 15). Hiến pháp 2013 tiếp tục làm rõ nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa và trách nhiệm của nhà nước và xã hội trong việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người. Đồng thời, Hiến pháp sắp xếp lại các điều khoản theo các nhóm quyền để bảo đảm tính thống nhất giữa quyền con người và quyền cơng dân, bảo đảm tính khả thi hơn.

Thứ hai, đổi mới thể chế chính quyền cơ sở gắn với xây dựng nhà nước

pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Hiến pháp Việt Nam đã đặt một cơ sở hiến định cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Do đó, việc hồn thiện các thiết chế nhà nước hiện nay phải được đặt trong quỹ đạo của nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền là một hình thức tiến bộ của nhân loại để thực

hiện dân chủ. Hoàn thiện Hội đồng nhân dân cấp xã/làng vì sự nghiệp phát triển dân chủ ở cơ sở có ý nghĩa to lớn đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Trong Nhà nước pháp quyền, chính quyền địa phương nói chung, Hội đồng nhân dân cấp xã/làng nói riêng phải có những tiêu chí nhất định: Hội đồng nhân dân xã vừa là cơ quan quyền lực nhà nước, vừa là cơ quan mang tính tự quản của nhân dân địa phương, phải có một sự phân cơng hợp lý bằng một đạo luật giữa quyền của trung ương và địa phương, cần phân cấp mạnh cho Hội đồng nhân dân cấp xã theo đúng xu hướng địa phương hóa đang diễn ra phổ biến hiện nay, cần một cơ chế giám sát hiệu quả và chịu trách nhiệm trước cơ quan tài phán của Hội đồng nhân dân cấp xã. Chính những tiêu chí này sẽ làm cho Hội đồng dân nhân phát huy tốt hơn vai trị của mình trong sự phát triển dân chủ ở cơ sở vì sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.

Thứ ba, tăng quyền hạn và trách nhiệm cho chính quyền cơ sở, phát

huy vai trò chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền. Tăng cường phân cấp cho chính quyền theo phương châm: việc nào, cấp nào thực hiện có hiệu quả hơn thì giao cho cấp đó; phân cấp phải rõ thẩm quyền, trách nhiệm và mỗi việc chỉ do một cấp thực hiện, gắn với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp. Từ đó xác định rõ tổ chức bộ máy tương ứng để thực hiện các cơng việc đó. Phân cấp chức năng, nhiệm vụ gắn với phân cấp tài chính, ngân sách và tổ chức, cán bộ.

Ủy ban nhân dân phải được trao quyền tự chủ, tự quản nhất định trong tổ chức và triển khai các hoạt động phục vụ cuộc sống của cộng đồng dân cư địa phương. Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương phải chịu sự giám sát thực sự của các cơ quan có thẩm quyền và của nhân dân. Căn cứ vào phân cấp về ngân sách, tài chính, chính quyền địa phương tự quyết về việc thực thi một

số loại cơng việc vì lợi ích của dân cư và sự phát triển của địa phương; tổ chức và quản lý các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính quyền cơ sở trong bảo đảm và thực hiện quyền công dân ở hà nội (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)