Về cơ chế, tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính quyền cơ sở trong bảo đảm và thực hiện quyền công dân ở hà nội (Trang 53 - 59)

- Với tư cách là một trong những thành viên của hệ thống chính trị, Mặt trận tổ quốc xã phối hợp với chính quyền xã chủ trì các cuộc họp ở cộng đồng dân cư đề nhân dân đóng góp ý kiến xây dựng các vấn đề ở địa phương như giáo dục, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Mặt trận tổ quốc phối hợp với Hội đồng nhân dân, các tổ chức thành viên như: Hội nơng dân, hội phụ nữ, đồn thanh niên… thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Ủy ban nhân dân, giám sát quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương.

- Chính quyền xã phối hợp với các cấp ủy đảng và mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân tham gia thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở.

- Phối hợp với mặt trận tổ quốc tham gia xây dựng tổ tự quản đó là một trong những hình thức làm chủ của nhân dân. Ở nhiều xã đã tổ chức được những tổ nhân dân dân tự quản và đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực. Nhân dân được tham gia góp ý với đảng và chính

quyền, được quyết định các công việc trong nội bộ địa phương. Về kinh tế nhân dân trực tiếp bàn bạc dân chủ việc phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng.

- Chính quyền xã đã có những biện pháp thiết thực, hiệu quả để phát huy tốt vai trò của ủy ban mặt trận tổ quốc, các đồn thể chính trị xã hội và nhân dân trong việc tham gia góp ý xây dựng đảng, chính quyền vững mạnh thường xuyên tổ chức lấy ý kiến của đảng viên và nhân dân trong các kỳ sinh hoạt chi bộ và họp ban công tác mặt trận của khu dân cư định kỳ hàng tháng nhằm giúp chi bộ và ban công tác mặt trận nắm bắt được những thắc mắc, nguyện vọng của nhân dân và các vấn đề xã hội mà nhân dân quan tâm.

- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, cấp ủy đảng, chính quyền cơng khai để nhân dân được biết, được bàn và được quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của nhân dân, của địa phương, của đảng, nhà nước, phát huy dân chủ trong đảng, trong nhân dân, thực hiện nghiêm túc phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong việc giải quyết và thực hiện các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước ở địa phương.

2.2.1.4. Thành tựu

Từ việc thực hiện tốt các hoạt động nêu trên, các xã ở Hà Nội đã đạt được những thành tựu nổi bật sau:

- Nhờ thực hiện tốt quy chế dân chủ mà nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các tầng lớp nhân dân về thực hiện dân chủ đã có chuyển biến sâu sắc, đã tạo bầu khơng khí dân chủ, cởi mở trong xã hội. Việc thực hiện quy chế dân chủ đã đảm bảo cho người dân tham gia trực tiếp vào cơng tác xây dựng hệ thống chính trị, huy động sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Mối quan hệ giữa chính quyền với nhân dân ngày càng gắn bó, góp phần giải quyết nhiều vụ việc tiêu cực, vi phạm ngay từ cơ sở.

Đến nay đã có 100% xã thực hiện xây dựng hương ước, quy ước của làng, thơn xóm.

- Nhân dân các xã trên địa bàn Hà Nội đã tham gia bàn bạc, quyết định trực tiếp những những chủ trương về đóng gớp xây dựng cơ sở hạ tầng trong thôn như đường láng, ngõ xóm, các cơng trình văn hố, tín ngưỡng, v,v. đã được triển khai sâu rộng trong nhân dân và được sự đồng thuận, nhất trí cao. Ngồi ra việc xây dựng quy ước, hương ước làng cũng được bàn bạc thấu đáo, trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Những hình thức bàn và quyết định thường được tổ chức dưới hình thức đại diện hộ gia đình trong thơn, xóm. Sau khi bàn bạc thống nhất những nội dung đó đã được cấp có thẩm quyền thẩm định phê duyệt.

- Các cấp chính quyền xã đã làm tốt công tác lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992, xây dựng bản Hiến pháp mới. Văn bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã được phát đến tận các hộ gia đình để lấy ý kiến. Phối hợp với các bàn ngành và các đoàn thể nhân dân tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến góp ý về các dự thảo luật đất đai, luật hôn nhân và gia đình, chế định quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Hầu hết các xã đã làm tốt công tác dồn điền đổi thửa trên tinh thần dân chủ, lắng nghe các ý kiến của nhân dân, đảm bảo quyền lợi chính đáng của từng hộ gia đình.

Để đạt được những thành tựu nêu trên một phần dựa vào những thuận lợi sau đây:

Thứ nhất, hệ thống các quy định, pháp luật về thực hiện chủ trương

nhân dân tham gia vào các công việc chung của nhà nước và địa phương được quy định khá chặt chẽ. Cụ thể được thể hiện thông qua Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ.

Thứ hai, do sự quan tâm của đảng và nhà nước ta về xây dựng quy chế

dân chủ cơ sở là đúng đắn, hợp lòng dân, đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, đáp ứng với thời kỳ hiện đại hóa nơng thơn.

Thứ ba, chính quyền xã đã có nhưng quan tâm, chỉ đạo thường xuyên

và liên tục công tác thực hiện quy chế dân chủ ở địa phương mình quản lý, thường xuyên tổ chức các buổi kiểm tra, sơ kết, tổng kết hoạt động quy chế dân chủ. Mặt trận tổ quốc, đoàn thể nhân dân đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân dân xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.2.2.1. Hạn chế 2.2.2.1. Hạn chế

Tuy các chính quyền cơ sở cấp xã ở Hà Nội đã tạo mọi điều kiện để công dân tham gia vào các hoạt động quản lý của cơ quan hành chính nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những hạn chế nhất định.

Theo Hiến pháp quy định, nhân dân có quyền quyết định các vấn đề hệ trọng của đất nước thông qua trưng cầu dân ý và trực tiếp quyết định nhiều vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở. Tuy nhiên, đến nay vấn đề trưng cầu dân ý vẫn chưa được triển khai thực hiện. Riêng đối với việc quyết định trực tiếp các vấn đề liên quan đến đời sống dân chủ ở cơ sở, mặc dù đã có Chỉ thị số 30 của đảng và Nghị định số 29/1998/NĐ-CP của chính phủ nhưng tình hình vẫn cịn rất nhiều khó khăn. Ngồi việc quyết định xây dựng các hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư, các hoạt động tham gia quyết định các vấn đề về quy hoạch sản xuất, về sử dụng đất đai, về cán bộ địa phương… vẫn đang vấp phải những trở ngại kể cả phía người dân cũng như từ cán bộ, chính quyền cơ sở.

Nhiều địa phương, cán bộ chính quyền cơ sở tập trung vào hoạt động xây dựng các hương ước, quy ước của dân, bắt dân chịu nhiều quy định hơn là việc thực hiện công khai, xin ý kiến nhân dân về các việc làm của chính

quyền. Về phía người dân, do trình độ, do những mối quan hệ thân thiết và do sự chưa nghiêm minh trong việc xử lý vi phạm của cán bộ nên họ cũng ít bày tỏ chính kiến của mình, trừ khi các vấn đề đã trở nên quá bức xúc. Chính điều này đã không chỉ hạn chế quyền tham gia quản lý nhà nước của người dân, không huy động được sức mạnh của nhân dân trong việc quản lý, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà còn là căn nguyên của sự xuất hiện các vụ khiếu kiện kéo dài, những điểm nóng tại một số cơ sở.

Ngồi những hình thức nêu trên, người dân có thể tham gia ý kiến vào các văn bản pháp luật khi được công bố hỏi ý kiến qua báo chí. Tuy nhiên, hình thức này cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Người dân ít có những ý kiến đóng góp với chính quyền và các cơ quan nhà nước trừ khi có những vấn đề bức xúc của bản thân. Khi có các văn bản xin ý kiến tham gia đóng góp đăng trên các cơ quan báo chí cũng chỉ có số ít những người có ý kiến. Việc kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan và công chức nhà nước; thực hiện khiếu nại, tố cáo những việc làm trái pháp luật của các cơ quan và công chức nhà nước của người dân cũng còn hạn chế.

2.2.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế trong việc tham gia vào các công việc chung của nhà nước của nhân dân là do:

Nguyên nhân khách quan:

- Trước hết, những quy định pháp lý chưa đủ mạnh và rõ để các cơ

quan nhà nước, nhất là các cơ quan đại biểu phải thực hiện các nhiệm vụ mà nhân dân ủy quyền và để nhân dân kiểm sốt sự ủy quyền của mình, cũng như để nhân dân tham gia trực tiếp nhiều hơn vào các công việc của nhà nước. Cơ chế đại biểu phải gắn với cử tri bầu ra mình, cơ chế bắt buộc phải tiếp nhận và phản ánh các ý kiến, nguyện vọng của cử tri, hoặc cơ chế công khai, minh bạch… vẫn còn chưa được quy định đủ rõ, đủ mạnh.

- Thứ hai, trình độ dân trí, nhất là trình độ về pháp luật, của người dân còn rất hạn chế. Hiện nay không chỉ kiến thức pháp luật của người dân còn thấp mà sự chấp hành, ý thức, tinh thần pháp luật của người dân khơng cao. Chính vì vậy, khi tham gia vào các cơng việc chung của nhà nước, người dân rất lúng túng.

- Thứ ba, trình độ sử dụng cơng nghệ thơng tin để tham gia góp ý cho các văn bản pháp luật của nhân dân cịn thấp. Sự phổ cập báo chí điện tử mới giới hạn ở các thành phố và một số đối tượng - thường đã là cán bộ, công chức nhà nước.

Nguyên nhân chủ quan:

- Trước hết, là từ nhận thức của những chính quyền xã. Mặc dù hiện

nay tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân đã được phổ biến trong xã hội, nhưng việc nhận thức đúng về tư tưởng này vẫn còn khoảng cách. Chính quyền xã vẫn còn thiếu tin tưởng ở người dân, vẫn coi các công việc quản lý nhà nước là cơng việc riêng vốn có của nhà nước mà khơng phải là nhiệm vụ của chính nhân dân trong việc quản lý xã hội. Ngược lại, chính người dân cũng coi đó chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, mà không phải là của mình. Vì lẽ đó, đã làm hạn chế sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào các hoạt động chung của nhà nước.

Thứ hai, việc tổ chức các hình thức, phương thức tham gia của người

dân được các cơ quan nhà nước thực hiện cũng chưa thật sự khoa học. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật được tổ chức xin ý kiến của người dân chưa thật sự hướng vào các đối tượng bị điều chỉnh. Việc tiếp thu giải quyết các vấn đề mà nhân dân nêu ra chậm và ln bị tránh, né làm giảm lịng tin và nhiệt tình của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính quyền cơ sở trong bảo đảm và thực hiện quyền công dân ở hà nội (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)