Về cơ chế tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính quyền cơ sở trong bảo đảm và thực hiện quyền công dân ở hà nội (Trang 45 - 47)

- Trước hết là công tác giới thiệu người ra ứng cử vào Hội đồng nhân dân. Chính quyền xã cùng phối hợp với mặt trận tổ quốc thực hiện q trình hiệp thương chính trị, giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Chính quyền xã đã thực hiện khá tốt trong tạo điều kiện để cho những người có đức, có tài ra ứng cử thơng qua quy trình hiệp thương chính trị.

- Chính quyền xã tổ chức các buổi tiếp xúc với cử tri, tập hợp ý kiến của cử tri và các tầng lớp nhân dân. Phối hợp với mặt trận tổ quốc và các đoàn thể xã hội giám sát chặt chẽ các bước trong quá trình bầu cử đảm bảo các cuộc bầu cử được diễn ra an toàn đúng pháp luật.

- Thành lập các ban, các ủy ban giải quyết các vấn đề liên quan đến bầu cử như giải đáp các thắc mắc, các kiến nghị của cử tri liên quan đến bầu cử.

- Phối hợp với ban giám sát bầu cử tiến hành kiểm phiếu trên tinh thần công khai, minh bạch đúng pháp luật.

- Thực hiện tổng kết quá trình bầu cử để rút ra kinh nghiệm cho những kỳ bầu cử tiếp theo.

2.1.1.4. Thành tựu

Từ thực hiện tốt các việc nêu trên các xã trên địa bàn Hà Nội đã gặt hái được những thành tựu nổi bật như sau:

Một là, số lượng người đi bầu cử luôn đạt tỷ lệ cao (từ 90% trở lên) dù

trong bất cứ hồn cảnh nào các cơ quan chính quyền đều tạo mọi điều kiện để công dân được tham gia bầu cử. Hầu hết các cử tri tham gia bầu cử lập lên nhà nước của mình một cách tự giác, với ý thức làm chủ. Quyền bầu cử là quyền chính trị thiêng liêng của cử tri và họ có nhu cầu được bảo đảm. Hà Nội là một trong những địa phương có tỷ lệ cử tri khá cao. Trong kỳ bầu đại biểu Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIV (nhiệm kỳ 2011-2016) tồn thành phố Hà Nội đã đạt tỷ lệ là 95,36% số cử tri đi bầu đặc biệt có 1 số đơn vị bầu cử đã đạt tỷ lệ 100%.

Hai là, Đa số các xã trong thành phố Hà Nội việc bầu cử đại biểu Quốc

hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành “theo ngun tắc phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”, (Điều 7 Hiến pháp 1992). Đây là những nguyên tắc bầu cử dân chủ, tiến bộ và công bằng nhất hiện nay.

Ba là, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân

dân ở các địa điểm bỏ phiếu tại các xã nông thôn thuộc Hà Nội thường trúng cử với số phiếu cao, đa số từ trên 70% số phiếu bầu. Điều này chứng tỏ uy tín của các ứng cử viên là rất cao, còn cử tri thì hầu hết đều sáng suốt, có tinh thần đồn kết nhất trí cao vì lợi ích của quốc gia và bản thân.

Bốn là, Định kỳ 2 năm 1 lần các xã trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức lấy

phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch và các phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã. Kết quả các đồng chí được tín nhiệm đều đạt tỷ lệ số phiếu cao từ 70% trở lên, khơng có cán bộ, cơng chức, cán bộ thơn, tổ dân phố có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng lãng phí, ví dụ cụ thể như sau: Tại Xã Tô Hiệu

đạt 73,5%, Xã Phụng Châu là 74%, Xã Hợp đồng là 72%, Xã Hồng Phong là 75%...

Để đạt được những thành tựu một phần dựa vào những thuận lợi sau đây:

- Thứ nhất, hệ thống pháp luật về bầu cử ở nước ta tương đối đầy đủ, được quy định chặt chẽ trong các văn bản pháp luật. Nước ta đã ban hành Luật bầu cử Quốc hội và Luật bầu cử Hội đồng nhân dân. Pháp luật nước ta quy định chặt chẽ về quy trình bầu cử từ quá trình hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân đến quá trình cộng nhận kết quả bầu cử.

Thứ hai, trình độ nhận thức của cán bộ, công chức xã được nâng cao,

làm việc một cách khoa học, có trình độ chun môn, hiểu biết về các quy định về pháp luật bầu cử.

Thứ ba, trình độ nhận thức của cử tri ngày càng được cải thiện, cử tri đã

tự nhận thức được tầm quan trọng của lá phiếu của mình đối với xây dựng chính quyền và phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính quyền cơ sở trong bảo đảm và thực hiện quyền công dân ở hà nội (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)