Về việc đảm bảo điều kiện vật chất để người dân thực hiện quyền công dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính quyền cơ sở trong bảo đảm và thực hiện quyền công dân ở hà nội (Trang 35 - 37)

cơng dân

Chính quyền cơ sở tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho người dân tham gia các hoạt động liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân.

Chính quyền cơ sở (chính quyền xã) từng bước xây dựng cho mình tính tự quản, đặc biệt là sự tự chủ về tài chính, tạo nguồn ngân sách xã cho các hoạt động của địa phương mình như:

Tạo nguồn kinh phí cho các tổ chức chính trị - xã hội như: Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Nơng dân duy trì hoạt động của một mình một cách thường xuyên, liên tục.

Chính phủ nói chung, chính quyền cơ sở nói riêng phải chịu trách nhiệm bảo đảm kinh phí, các điều kiện cơ sở vật chất, an ninh trật tự, công tác tuyên truyền cho các hoạt động của địa phương như: Hoạt động bầu cử, hoạt động trưng cầu dân ý về một vấn đề nào đó của nhà nước hoặc của địa phương.

Bảo đảm các điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, hạ tầng (kinh tế) cho công dân tiếp cận đối với các nhu cầu để thực hiện quyền: từ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, cho tới việc cung cấp đầy đủ hệ thống trang thiết bị như văn phịng, máy móc, cơ sở dự liệu…bảo đảm cho việc thực hiện quyền khi có yêu cầu. Trang bị hệ thống thơng tin điện tử để người dân có thể tra cứu một cách nhanh và chính xác các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình, thơng qua hệ thống thơng tin, nhân dân cũng có thể giám sát các hoạt động của chính quyền. Đầu tư hệ thống truyền thanh cơ sở, len lõi vào từng

ngõ ngách, thơn xóm, thường xun cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình phát triển của đất nước cũng như của địa phương.

Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương phát động các đợt thi đua trong tổ chức, hội của mình. Từ các đợt thi đua đó xây dựng nên các quỹ khen thưởng để tạo động lực lôi kéo công dân tham gia một cách tích cực vào hoạt động chính trị - xã hội ở địa phương.

1.2.3.Về việc đảm bảo thực hiện các cơ chế để người dân thực hiện quyền công dân

Công dân tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước như: Hoạt động bầu cử, ứng cử; tham gia vào các công việc chung của nhà nước; tham gia khiếu nại tố cáo đều dựa trên cơ sở pháp lý nhất định đó được coi là cơ chế để người dân thực hiện quyền cơng dân.

Chính quyền cơ sở đóng vai trị đảm bảo các cơ chế đó được thực hiện trên thực tế. Chính quyền cơ sở giải quyết các vấn đề của công dân đều phải dựa vào các quy định của pháp luật và tuân theo các nguyên tắc nhất định đó là: Tất cả các cấp, các ngành đều phải tạo điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào quản lý hành chính nhà nước. Nguyên tắc này đã được ghi nhận và đảm bảo thực hiện như là một nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước. Trong Hiến pháp 2013 Khoản 1 Điều 14 quy định “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được cơng nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Điều 27, 28, 29, 30 Hiến pháp 2013 đã quy định rõ ràng quyền được tham gia vào quản lý các công việc của nhà nước và xã hội, quyền tham gia bầu cử và ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân, quyền khiếu nại, tố cáo. Chính vì vậy, nhà nước nói chung và chính quyền quyền cơ sở nói riêng phải đảm bảo các quyền đó của cơng dân trong thực tế.

Chính quyền cơ sở đã xây dựng các cơ chế phù hợp với địa phương để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính quyền cơ sở trong bảo đảm và thực hiện quyền công dân ở hà nội (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)